Vũ khí mạch xung điện từ

10:30 28/12/2007
Cùng với sự phát triển không ngừng về kỹ thuật và vật liệu mới, vũ khí mạch xung điện từ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực quân sự.

Tháng 7/1962, trên không phận đảo Johnston, quân đội Mỹ đã tiến hành vụ nổ vũ khí hạt nhân có đương lượng 1,4 triệu tấn TNT. Chỉ 1 giây sau khi bom nổ, mấy trăm cỗ máy báo động phòng ngự  đặt trên đảo Sandawood Hill cách bãi thử 800 km đều bị nổ, máy biến áp, hệ thống đèn chiếu sáng bị cháy hỏng, thông tin sóng ngắn đường dài giữa đảo Sandawood Hill và đảo Oahu bị cắt đứt.

Cùng lúc đó, trên quần đảo Hawaii, cách trung tâm điểm nổ hạt nhân 1.300 km, hệ thống chỉ huy giám sát thông tin điện tử của quân đội Mỹ bị tắt lịm hoàn toàn.

Nguyên nhân gì đã dẫn tới tai họa đó? Một nhóm điều tra của quân đội Mỹ đã kết luận, "thủ phạm" chính là mạch xung điện từ (electromagetic pulse) năng lượng cao do vụ nổ thử hạt nhân sinh ra. Kết luận này đã kích thích quân đội Mỹ nghiên cứu ứng dụng vũ khí viba (microwave weapons) năng lượng cao vào chiến tranh thông thường.

Đặc biệt là trong hơn 20 năm trở lại đây, nhiều quốc gia cũng đổ xô vào chạy đua nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vũ khí mạch xung điện từ.

Trong cuộc chiến vùng Vịnh, Hải quân Mỹ lần đầu tiên sử dụng đầu đạn viba gắn trên tên lửa hành trình “Tomahawk”, phá hủy hệ thống điện tử và hệ thống điều khiển chỉ huy tác chiến của Iraq, khiến các trận địa phòng không bị tê liệt.

Trong cuộc oanh kích Nam Tư ngày 24/3/1999, NATO đã sử dụng bom viba (microwave bomb), làm cho toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc mặt đất của Nam Tư bị tê liệt liên tục trong  3 tiếng đồng hồ và phá hủy toàn bộ hệ thống cung cấp điện của thành phố Belgrade.

Ngày 26/3/2003, quân Mỹ sử dụng bom viba công suất cao không kích Đài Truyền hình Baghdah, khi nổ đã sản sinh ra năng lượng viba điện từ đạt tới mấy tỉ watt, khiến thành phố Baghdah mất điện trên diện rộng, thông tin radar, máy tính, điện thoại, phát thanh truyền hình... bị tê liệt, một số phương tiện giao thông cũng không thể hoạt động được.

Hiện nay, vũ khí mạch xung điện từ hiện tại chủ yếu gồm 2 loại: bom mạch xung điện từ hạt nhân và bom mạch xung điện từ phi hạt nhân.

Bom mạch xung điện từ hạt nhân là một loại vũ khí hạt nhân kiểu mới lấy tăng hiệu ứng mạch xung điện từ làm đặc trưng chủ yếu.

Bom mạch xung điện từ phi hạt nhân là loại vũ khí mạch xung điện từ lợi dụng phương pháp cho nổ thuốc nổ thường để nén chặt lượng từ thông sản sinh ra viba công suất cao. Vì bị khiến các linh kiện điện tử trong thiết bị hệ thống vũ khí, thông tin, báo động từ xa, radar v.v... bị trục trặc, hoặc cháy rụi, dẫn tới hệ thống  cho ra những thông số sai, các thông tin lưu trữ trong bộ nhớ máy tính bị xóa sạch...

Bức xạ viba công suất cực mạnh có thể làm cho toàn bộ mạng thông tin không thể kiểm soát nổi. Thậm chí có thể kích nổ sớm bộ phận chiến đấu hoặc thuốc nổ trong tên lửa đạn đạo.

Vũ khí mạch xung điện từ còn có thể sát thương người, khi viba chiếu xạ công suất thấp, có thể làm cho nhân viên điều khiển tên lửa, radar, phi công điều khiển máy bay, kính lái xe tăng, tàu chiến... xuất hiện các triệu chứng bệnh lý như phiền muộn, bức xúc, đau đầu, trí nhớ suy giảm, rối loại tâm thần và suy kiệt chức năng tim v.v... Khi viba chiếu xạ công suất cao, da bị bỏng dộp, đục thủy tinh thể, tổ chức dưới da bị bỏng nặng, và có thể bị chết.

Các nhân viên nghiên cứu thời Liên Xô (cũ) từng làm thí nghiệm chiếu xạ viba năng lượng cao với sơn dương, kết quả là những con cách vị trí chiếu xạ ngoài 1km chết ngay lập tức, ngoài 2km mất khả năng hoạt động, loạng choạng, tê liệt và gục xuống.

Cùng với sự phát triển không ngừng về kỹ thuật và vật liệu mới, vũ khí mạch xung điện từ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực quân sự.

Một khi loại vũ khí này  được đưa vào sử dụng, thực tế chiến trường sẽ có sự thay đổi, dẫn đến việc phải nghiên cứu, chế tạo trang thiết bị đề phòng và cách tác chiến tương ứng để hạn chế sự phá hoại của chúng

Bùi Hữu Cường (tổng hợp)

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文