Xử lý nghiêm các hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu

11:30 18/09/2008
Tình trạng vi phạm quy định về đo lường chất lượng xăng dầu đang diễn ra trên khắp cả nước tạo dư luận bức xúc trong nhân dân. Hành vi “móc túi” người tiêu dùng đang nguy cơ được hợp thức hoá với vi phạm về đo lường chất lượng. Theo tổng kết mới nhất của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN): đến hết tháng 8 đã thanh tra 2.310 cơ sở kinh doanh xăng dầu, ga thì phát hiện được 384 cơ sở vi phạm. Tỉ lệ vi phạm chiếm đến 16,6%.

Các cơ quan chức năng sẽ phải làm gì để giải quyết triệt để hiện tượng này. PV Chuyên đề ANTG đã có cuộc trao đổi với ông Trần Minh Dũng - Chánh Thanh tra Bộ KH&CN.

PV: Thưa ông, theo đánh giá của Thanh tra Bộ KH&CN, tình trạng gian lận ở các cây xăng đang diễn ra như thế nào?

Ông Trần Minh Dũng (TMD): Trong quá trình thanh tra chúng tôi nhận thấy hiện tượng gian lận ở các cây xăng xét về số lượng thì đã giảm đi nhiều so với các năm trước nhưng mức độ gian lận tinh vi hơn. Ví dụ như năm 2003, Thanh tra Bộ KH&CN đã kiểm tra 4.470 cây xăng thì có đến 28,8% trong số đó là vi phạm. Cách đây vài năm, các hiện tượng ăn bớt xăng về số lượng và pha chế xăng gian lận diễn ra khá tràn lan.

Trước đây, sai phạm chủ yếu ở việc các nhân viên bán hàng dùng các tiểu xảo và một số cách thức thủ công như một người bán, một người giập công tắc khi chưa đến đúng giá tiền... Còn có doanh nghiệp pha chế xăng sai tiêu chuẩn, đánh tráo xăng giá thấp với xăng giá cao. Tuy vậy, những hình thức gian lận này dễ bị phát hiện và khiếu nại.

Thời gian gần đây, các cây xăng gian lận bị phát hiện phần nhiều là dùng chíp (IC), dùng các bo mạch điện tử can thiệp làm sai số hiển thị của đồng hồ. Trước đây thiết bị này chỉ mới bị phát hiện ở vài tỉnh, nhưng nay tràn lan ở các địa phương. Cao nhất là ở Gia Lai có đến 71 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính hơn 224 triệu đồng, An Giang 36 cơ sở, xử phạt 56 triệu đồng, Hưng Yên 24 cơ sở vi phạm với số tiền phạt 50 triệu đồng...

Sai phạm xảy ra trên diện rộng ở 48 tỉnh, thành trong cả nước. Có trường hợp tại Long An, một cửa hàng xăng có 4 cột bơm, thì cả 4 cột đều phát hiện có gắn thêm bo mạch điện tử.

PV: Thưa ông, những thiết bị điện tử này trợ giúp cho việc các cây xăng “móc túi” người tiêu dùng như thế nào?

Ông TMD: Các con chíp này khi được gắn vào hệ thống sẽ làm lệch con số trên bảng điện tử hiển thị số lít xăng và số tiền. Còn mức sai số cao hay thấp phụ thuộc vào "lòng tham" của chủ cửa hàng xăng. Thông thường, các cây xăng chỉ dám để ở mức  dưới 10%.

Tại Nghệ An có doanh nghiệp gắn chíp làm sai lệch đến 7,8%, tại Đắk Lắk là 5,6%, còn tại Gia Lai, có cửa hàng làm sai lệch tới mức là 9,3%. Tức là cứ mua 50 nghìn đồng tiền xăng, khách hàng bị rút khoảng 4.600 đồng. Với các loại xe khách, xe trọng tải lớn, mỗi lần mua hàng chục lít xăng dầu thì số tiền bị đánh cắp là tương đối lớn.

Thiết bị gian lận do cơ quan chức năng thu được ở các cây xăng vi phạm.

Hơn nữa, những cây xăng lớn hàng ngày có tới hàng nghìn lượt người đến mua thì số tiền gian lận có thể xem là khủng khiếp. Hầu hết các doanh nghiệp sai phạm bị phát hiện chỉ khai là mới thực hiện việc gắn chíp được một thời gian ngắn, vài tuần, vài tháng nhưng theo ước tính của chúng tôi, thủ đoạn này đã được thực hiện trong một thời gian dài.

PV: Thiết bị điện tử hỗ trợ việc gian lận là các thiết bị công nghệ cao, chắc chắn việc tìm mua, lắp đặt không dễ dàng, nhưng vì sao các cây xăng có thể sử dụng phổ biến?

Ông TMD: Phải công nhận các thiết bị điện tử này rất khó bị phát hiện nếu không kiểm tra kỹ và không có chuyên môn. Coi như nó qua mắt người tiêu dùng hoàn toàn, kể cả các chuyên gia của chúng tôi cũng phải vất vả mới tìm được nó. Có nơi khi chúng tôi lần ra được các bo mạch điện tử lạ, hỏi thì chủ cây xăng nói đó là thiết bị chống sét. Chúng tôi phải đưa chuyên gia kỹ thuật tới kiểm tra thì phát hiện đây là thiết bị gian lận.

Thậm chí tại Đắk Lắk, Thanh tra Sở KH&CN phát hiện 2 cửa hàng kinh doanh xăng dầu gian lận bằng cách sở dụng IC với mã số bí mật được cài đặt có thể điều khiển qua bàn phím cột bơm hoặc bằng công tắc điện.

Khi thanh tra phát hiện vi phạm, cơ sở vi phạm thường chỉ khai báo là họ mua trôi nổi ngoài thị trường. Mỗi con chíp như thế này giá dao động từ 1 đến 4 triệu đồng - một số tiền không phải là quá lớn, nên nhiều chủ cây xăng đã "đầu tư". Trên thực tế việc số tiền gian lận lớn như vậy nên việc thu hồi vốn chỉ cần vài ngày là đủ.

Chúng tôi đang kiến nghị Cơ quan Công an vào cuộc để cùng xác định nguồn gốc các thiết bị này.

Nhiều cây xăng, cột bơm được lắp thêm công tắc chuyển mạch hoặc thiết bị đóng ngắt cầu dao có mã số. Khi cầu dao được ngắt, dữ liệu về việc đong đếm xăng không đầy đủ sẽ bị xóa hết, và màn hình hiển thị trở về trạng thái như khi chưa hề có gian lận. Khi đoàn kiểm tra đến, chủ cây xăng chỉ cần cho ngắt cầu dao và nói rằng do mất điện, nên hành vi gian lận này rất khó bị phát hiện.--PageBreak--

PV: Thưa ông, việc thanh tra các cơ sở kinh doanh xăng dầu được thực hiện thế nào?

Ông TMD: Từ ngày 20/8/2008, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã có Công văn 2008/CĐ-BKHCN gửi các Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Công điện này yêu cầu các sở lập đoàn thanh tra, phối hợp với Sở Công thương, Quản lý thị trường, Lực lượng Công an tiến hành thanh kiểm tra về đo lường, chất lượng với các tổ chức cá nhân kinh doanh trên địa bàn quản lý.

Công tác trinh sát và thu thập thông tin phản ánh từ người dân được thực hiện trước khi các đoàn thanh kiểm tra trực tiếp phát hiện sai phạm. Các đoàn kiểm tra làm việc với nguyên tắc không báo trước. Nhiều khi các đoàn kiểm tra phải thay đổi địa bàn thanh kiểm tra liên tục để tránh việc bị phát hiện.

Các đoàn công tác thường vẫn bị đối phó bằng các phương thức như: nhiều cây xăng ngắt công tắc nói là mất điện để nghỉ bán, gây khó khăn cho công tác kiểm tra. Có cửa hàng thì nhân viên nói là chủ đi vắng để đối phó...

PV: Theo kết quả thanh tra thì những cửa hàng xăng như thế nào thường hay vi phạm và đặc điểm nào để người dân nhận biết được các gian lận này?

Ông TMD: Theo tổng kết của các đoàn thanh tra cho thấy, những cây xăng nằm trên các con đường lớn, có lưu lượng xe qua lại đông hoặc là các cây xăng ở những nơi vắng, xa trung tâm, ít bị các lực lượng thanh tra kiểm soát "sờ gáy".

Trước đây các trường hợp gian lận thường "cò con", tức là làm bằng các hình thức thông thường, như ngắt dây chì tại cột bơm để điều chỉnh và dán lại... nhưng nay họ trở nên liều lĩnh hơn và sử dụng công nghệ cao.

Thanh tra trên tất cả các tỉnh, thành trong cả nước địa phương phát hiện được nhiều vi phạm, nhưng cũng có nơi không phát hiện được trường hợp nào. Đó có thể là do địa phương đó kiểm soát tốt các cây xăng, nhưng cũng không loại trừ trường hợp thông tin về đợt thanh tra bị rò rỉ và họ đã có sự chuẩn bị để đối phó. Khi thông tin đã công khai thì việc phát hiện sai phạm càng khó hơn.

PV: Thưa ông, việc xử phạt đã được thực hiện với các cơ sở vi phạm nhưng liệu những biện pháp xử phạt đó có đủ sức răn đe?

Ông TMD: Theo tôi, đây là cốt lõi của vấn đề. Biện pháp xử phạt sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc các cửa hàng xăng có tiếp tục vi phạm hay không.

Theo những chế tài chúng tôi hiện có, mức phạt cho các vị phạm về tiêu chuẩn đo lường chất lượng là 30 triệu đồng và cụ thể với loại vi phạm này là 20 triệu đồng. Theo tôi đây cũng là mức xử phạt chưa phải là cao vì với lợi nhuận khổng lồ từ việc gian lận mỗi ngày thì các chủ cây xăng sẽ lại "bù lỗ" một cách nhanh chóng. Những trường hợp vi phạm có thể rút giấy phép kinh doanh.

PV: Thưa ông, sau khi Thanh tra Bộ KH&CN phát hiện một loạt các sai phạm, dư luận nhân dân đang muốn có một chế tài xử lý mạnh hơn bởi rõ ràng đây là hành vi cố tình "ăn cắp". Mà "ăn cắp" thì không thể chỉ cho là sai phạm về đo lường được?

Ông TMD: Sau khi nhân dân và báo chí phản ánh về sai phạm ở các cửa hàng bán xăng dầu, nhiều cơ quan chức năng vào cuộc thanh kiểm tra và phát hiện. Ngày 15/8,Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1353 gửi các Bộ KH&CN, Công thương, Thông tin và truyền thông cho rằng, những hành vi này đã trực tiếp gây thiệt hại về lợi ích vật chất của nhân dân, tạo tâm lý thiếu tin tưởng cho người dân và tạo dư luận xã hội xấu.

Thủ tướng yêu cầu thanh kiểm tra trên địa bàn cả nước, công bố công khai các sai phạm và các cơ sở sai phạm cho người dân biết.

Thủ tướng cũng yêu cầu xử lý nghiêm các vi phạm kể cả việc áp dụng các biện pháp mạnh như đình chỉ hoạt động, rút giấy phép kinh doanh, truy tố trách nhiệm hình sự.

PV: Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi này!

Hoàng Thắng (thực hiện)

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Hết quý I/2024, thị trường bất động sản đã có thêm những tín hiệu tích cực khi sự quan tâm của người dân dành cho nhà ở đã tăng lên so với giai đoạn quý IV/2023. Theo đại diện Bộ Xây dựng, nguồn cung cũng đã tăng khi số lượng dự án hoàn thành và được cấp phép tăng lên. Tuy nhiên, nhận định về thị trường bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, dù đã có những chuyển động tích cực nhưng cơ bản thị trường vẫn chưa hết khó khăn. Những bất cập, vướng mắc dù đã được nhận diện nhưng vẫn cần thời gian để tháo gỡ.

Hơn 14 năm công tác trong lực lượng Công an, trong đó có hơn 10 năm gắn bó với công tác an ninh, Thiếu tá Trần Xuân Hoàng, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã vận động, giúp đỡ hàng trăm trường hợp lầm lỡ trót tin lời kẻ xấu, vượt biên trái phép, theo "Tin lành Đêga"… trở về hòa nhập với cộng đồng.

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

Qua công tác năm địa bàn, đối tượng, Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) phát hiện có một nhóm đối tượng từ phía Bắc đến khu vực tổ 16, khóm Xuân Hoà, phường Tịnh Biên cho người dân vay tiền trả góp với lãi suất cao 10-30%/tháng. Nếu người vay không góp đúng hạn thì bị đối tượng đe dọa… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文