Xung quanh việc sữa nhiễm melamine: "Giám sát chặt chẽ việc tiêu huỷ là khâu quan trọng nhất"

14:30 02/12/2008
Sau khi ANTG số 811 ra ngày 26/11 đăng bài “Mối nguy hại về “sữa melamine” vẫn chưa được dập tắt, vì sao?” nói về nguy cơ thất thoát sữa melamine ra ngoài thị trường do quy trình giám sát trong quá trình tiêu hủy sữa melamine chưa được chỉ đạo chặt chẽ, chúng tôi đã nhận được Văn bản số 1463/ATTP-TTrC của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đề cập rõ về vấn đề này.

Xung quanh văn bản nói trên cũng như làm thế nào để không thất thoát  sữa melamine ra thị trường trong quá trình tiêu hủy, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Nhiên, Thanh tra Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, một trong những cơ quan trực tiếp thực hiện giám sát công tác tiêu hủy.

Phóng viên (PV): Thưa ông, hiện nay theo con số thống kê của ngành Y tế, số lượng sữa cũng như sản phẩm thực phẩm nhiễm melamine phải tiêu hủy là bao nhiêu?

Ông Nguyễn Văn Nhiên (Ông NVN): Sau hơn một tháng từ 18/9 đến 18/10, thống kê từ 750 đoàn thanh tra của cơ quan liên ngành như y tế, thị trường, công an... và qua 6.438 lượt kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh và sản xuất sữa trên toàn quốc cũng như từ kết quả xét nghiệm của 283 mẫu được lấy ngẫu nhiên, số sản phẩm thực phẩm nhiễm melamine là khoảng 500 tấn gồm sữa bột và nước. Đây chưa phải là con số cuối cùng vì hiện chúng tôi tiếp tục thống kê bổ sung lượng sữa và thực phẩm nhiễm melamine mới phát hiện. Hiện nay số sản phẩm nhiễm melamine đã lên đến 32 loại.

PV: Theo Văn bản số 7806/ BYT – ATTP, Bộ Y tế gửi cho Sở Y tế các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương để chỉ đạo việc tiêu hủy “sữa melamine”, thưa ông có thể hiểu việc tiêu hủy sữa có chất gây sỏi thận hoàn toàn do doanh nghiệp chủ động?

Ông NVN: Đúng thế. Vì trước thực trạng có sản phẩm thực phẩm nhiễm melamine, sẽ không ai hiểu họ hơn họ nên tốt nhất là để doanh nghiệp tự quyết định trong việc tiêu hủy. Hơn nữa, việc tiêu hủy lại cần đến kinh phí mà kinh phí lại do doanh nghiệp chịu hoàn toàn chứ Bộ chủ quản không hỗ trợ được nên không còn cách nào khác là để doanh nghiệp chủ động. Chủ động, doanh nghiệp có thể quyết định về thời gian, cơ sở tiêu hủy... nhằm phù hợp với tình hình nội bộ cũng như tài chính của doanh nghiệp. Bộ Y tế phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN & MT) - cơ quan trực tiếp chỉ đạo thực hiện tiêu hủy chỉ đưa ra những đường hướng chỉ đạo như các hình thức tiêu hủy, cơ sở tiêu hủy... sau đó các doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện theo.

Mới đây, Bộ  TN & MT cũng đã có vản bản hướng dẫn cụ thể các hình thức tiêu hủy đồng thời nói rõ ưu điểm, nhược điểm của từng phương cách tiêu hủy. Ngoài ra Bộ TN & MT còn đưa ra danh sách kèm theo những cơ sở tiêu hủy chất nguy hại đã được Bộ TN & MT cấp phép để các doanh nghiệp lựa chọn. Mà những cơ sở tiêu hủy ấy theo Bộ TN & MT có thể tiêu hủy chất độc hại melamine có trong sữa.

PV: Nếu để doanh nghiệp chủ động hoàn toàn như vậy trong quá trình tiêu hủy sữa, việc thất thoát “sữa melamine” ra ngoài thị trường là một nguy cơ rất cao. Thưa ông, cơ quan chức năng có lường trước được điều ấy?

Ông NVN:  Chúng tôi đã xây dựng một quy trình giám sát chặt chẽ đối với việc tiêu hủy sữa nhiễm melamine để bảo đảm không thất thoát sữa melamine ra ngoài thị trường. Quy trình ấy chúng tôi đã gửi thành văn bản đến các Sở Y tế để họ chỉ đạo cũng như thực hiện cùng doanh nghiệp. Quy trình gồm những bước quan trọng như: trước hết căn cứ vào biên bản thanh tra, kiểm tra, biên bản niêm phong, đơn vị giám sát mở niêm phong rồi đối chiếu, kiểm tra tang vật vi phạm, số lượng đang được bảo quản tại nơi niêm phong. Sau đó lập biên bản mở niêm phong theo quy định. Bước 2: giám sát việc bàn giao sản phẩm thực phẩm nhiễm melamine giữa doanh nghiệp có sản phẩm phải tiêu hủy và cơ sở tiêu hủy. Việc giám sát bàn giao này nhằm mục đích số lượng tiêu hủy phải “khớp” với số lượng bàn giao. Nếu không, “sữa melamine” rất dễ thất thoát  từ đây. Cho nên giám sát việc bàn giao sản phẩm thực phẩm nhiễm melamine theo tôi là khâu quan trọng nhất của cơ quan chức năng trong quá  trình tiêu hủy sữa nhiễm melamine.

PV: Thưa ông, quy trình giám sát tiêu hủy sữa melamine được xây dựng trên cơ sở nào?

Ông NVN:  Nó được xây dựng trên quy trình giám sát tiêu hủy các sản phẩm thực phẩm có chất nguy hại khác ví dụ như hàn the, bột đá... Còn đây là lần đầu tiên chúng ta tiêu hủy sản phẩm có chất độc hại melamine. Vì vậy, cần phải có một quy trình giám sát riêng dành cho nó. Tất nhiên như tôi đã nói, quy trình này được xây dựng trên cái nền tảng chung.

PV: Quy trình giám sát tiêu hủy mà ông vừa đề cập đã thực sự chặt chẽ hay chưa?

Ông NVN: Đến công tác tiêu hủy thì nhiệm vụ quản lý không thuộc về chúng tôi nữa mà nó thuộc về Bộ TN & MT, cụ thể là cơ sở tiêu hủy đã được Bộ TN & MT cấp phép. Chúng tôi đã đặt ra chủ trương nếu trong quá trình tiêu hủy, xét ở từng khâu, khâu nào thực hiện với tinh thần thiếu trách nhiệm để thất thoát  sữa hay sản phẩm có melamine ra ngoài thì đơn vị quản lý khâu đó chịu trách nhiệm trước pháp luật và xã hội.

PV: Có một công ty đến cơ sở để ký hợp đồng tiêu hủy “sữa melamine” do Bộ TN & MT hướng dẫn và đã nhận được câu trả lời: vì chưa bao giờ họ xử lý melamine nên họ không thể nhận tiêu hủy sản phẩm có chất này. Thưa ông, trước thực tế vô lý như vậy, cơ quan chức năng có lường trước và trong trường hợp đó, doanh nghiệp phải làm thế nào?

Ông NVN: Bây giờ, tôi mới biết thông tin này.  Chúng tôi sẽ trao đổi lại với Bộ TN & MT vì đây là lĩnh vực chuyên môn của Bộ TN & MT. Tuy nhiên, để tường tận rõ thông tin cũng như khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình tiêu hủy, trong văn bản 1463/ATTP về “Giám sát xử lý thực phẩm nhiễm melamine”, chúng tôi đã hướng dẫn các Sở Y tế: “Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc về quản lý cần kịp thời báo cáo UBND tỉnh, thành phố để xem xét, chỉ đạo. Trường hợp có khó khăn vướng mắc về chuyên môn kỹ thuật cần chủ động trao đổi với  Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế”.

PV: Việc tiêu hủy sữa melamine có  phải cần đặt ra thời hạn không khi có một số doanh nghiệp nói “chưa có kinh phí để tiêu hủy sữa”. Trong trường hợp như thế, cơ quan chức năng sẽ xử lý thế nào thưa ông?

Ông NVN: Như đã nói doanh nghiệp chủ động hoàn toàn trong việc tiêu hủy cho nên về thời gian hay hình thức tiêu hủy... doanh nghiệp tự quyết định chứ chúng tôi không áp đặt. Bởi những nguyên nhân như tôi cũng đã đề cập ở trên về kinh phí, hoàn cảnh công ty... Chúng tôi chỉ đặt mục tiêu cuối cùng là làm thế nào thị trường sạch sẽ không còn thực phẩm nhiễm melamine. Và doanh nghiệp phải thực hiện mục tiêu ấy.  Nếu không, chúng tôi cũng biết rất rõ, người chịu thiệt thòi đầu tiên khi sữa melamine vẫn còn trên thị trường là khách hàng. Mà trong trường hợp như vậy, nơi phải chịu trách nhiệm đầu tiên là các cơ quan quản lý, liên ngành...

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này

Tú Anh (thực hiện)

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

Sáng 27/4, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người dân vẫn tiếp tục rời Hà Nội đi du lịch và về quê qua cửa ngõ phía Nam Thủ đô khiến mật độ phương tiện trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tăng cao, ùn tắc kéo dài đã xảy ra trước trạm thu phí.

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

Sáng 27/4, 2 đám cháy rừng tại khoảnh 8 và khoảnh 9, Tiểu khu 18B thuộc lâm phần rừng Phòng hộ núi Dài (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) và tại khu vực Kẹt Càng Đước trên núi Cô Tô (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) cơ bản đã được kiểm soát, khống chế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文