Cáp ngầm: Nơi cạnh tranh của các cường quốc

08:00 06/06/2024

Cáp ngầm được giấu sâu dưới đáy biển, mang theo những thông tin quan trọng, nhạy cảm trong nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội. Chúng nằm ngoài tầm nhìn và khó bảo vệ.

Một khi chúng bị hư hỏng hoặc bị xâm nhập, nó sẽ không chỉ gây ra những rủi ro nghiêm trọng về bảo mật dữ liệu mà còn đòi hỏi một lượng thời gian và nguồn lực đáng kể để phục hồi. Trong thời gian gần đây, các quốc gia cáo buộc nhau khai thác cáp ngầm dưới biển để thu thập thông tin tình báo và làm thay đổi cục diện địa chính trị.

Những cáo buộc lẫn nhau…

Ngày 24/5, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc cho biết, cáp ngầm dưới biển trong những năm gần đây đã trở thành công cụ để một số quốc gia đánh cắp thông tin tình báo và thậm chí tìm kiếm lợi ích địa chính trị.

b%3fo-du%3fng-cáp-ng%3fm-du%3fi-dáy-bi%3fn.jpg -0
Bảo dưỡng cáp ngầm dưới đáy biển.

Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc trích dẫn các tài liệu do cựu nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden tiết lộ năm 2013 cho thấy Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) trong nhiều thập kỷ đã tiến hành chương trình "Upstream" song song với chương trình "Prism", sử dụng lợi thế băng thông của mình để thực hiện các hoạt động giám sát, nghe lén quy mô lớn suốt ngày đêm trên các tuyến cáp quang dưới biển, làm suy yếu nghiêm trọng độ tin cậy của hạ tầng mạng thông tin liên lạc toàn cầu và gây ra mối đe dọa rất lớn đối với an ninh thông tin của các nước trên thế giới. Các chương trình này phần lớn được điều hành bởi NSA và Liên minh tình báo Five Eyes, với sự hợp tác từ các tập đoàn viễn thông và các chính phủ châu Âu.

Sau hơn 10 năm vụ tiết lộ gây chấn động thế giới, Snowden mới đây đã đưa ra một cảnh báo nghiêm trọng rằng các công nghệ giám sát ngày nay rất tiên tiến đến mức những tiết lộ năm 2013 chỉ là “trò trẻ con”. Đánh giá của Snowden như một lời nhắc nhở rõ ràng về cạnh tranh kỹ thuật số ngày càng diễn ra gay gắt dưới lòng đại dương.

Nền kinh tế “chảy” dưới biển

Bên dưới lòng các đại dương rộng lớn là một mạng lưới cơ sở hạ tầng phức tạp đã trở thành huyết mạch của nền kinh tế hiện đại. Cáp ngầm đã phát triển thành một mạng lưới phức tạp làm nền tảng cho thời đại kỹ thuật số, mang theo nhịp đập của thương mại và truyền thông toàn cầu.

Tính đến đầu năm 2024, Telegeography, công ty nghiên cứu về viễn thông có trụ sở tại Washington, đã lập bản đồ cảnh quan dưới đáy biển, tiết lộ có  574 tuyến cáp ngầm đang hoạt động hoặc được lên kế hoạch, với tổng chiều dài gần 1,4 triệu km, một minh chứng cho nhu cầu kết nối vô tận của thế giới.

Tuy nhiên, mạng lưới kết nối này cũng khiến cơ sở hạ tầng dễ bị tổn thương trước nhiều mối đe dọa khác nhau như đánh cắp thông tin tình báo, thiệt hại do tai nạn từ các hoạt động của con người, cố ý phá hoại và căng thẳng địa chính trị.

Trọng tâm của cuộc cách mạng dưới đáy biển này là hệ thống thông tin cáp quang, một công nghệ kỳ diệu đã làm thay đổi cách chúng ta truyền và nhận thông tin. Bằng cách sử dụng công nghệ cáp quang, những loại cáp hiện đại này mang lại tốc độ, độ tin cậy và hiệu quả chi phí vượt trội, làm giảm khả năng của các liên kết vệ tinh truyền thống.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng dưới biển này không chỉ là một kênh thông tin mà còn là tài sản chiến lược làm nền tảng cho cả lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia. Do đó, cạnh tranh thông tin tình báo giữa các cường quốc thông qua các cáp ngầm dưới biển sẽ diễn ra ngày càng gay gắt. Các nguy cơ tiềm ẩn dưới biển từ các hệ thống cáp ngầm, đòi hỏi phải có những chiến lược sáng tạo để đối phó với chúng.

Ý nghĩa chiến lược của cáp ngầm

Cáp ngầm có ý nghĩa chiến lược vượt ra ngoài lợi ích thương mại, có liên quan đến các động lực địa chính trị và mối lo ngại về an ninh quốc gia. Việc sở hữu và triển khai các tuyến cáp ngầm đã trở thành điểm nóng địa chính trị, đòi hỏi phải tăng cường cảnh giác và hợp tác để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng này.

Năm 2018, Australia đã ngăn chặn Huawei, tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc, lắp đặt tuyến cáp giữa nước này và Quần đảo Solomon vì lo ngại tuyến cáp này sẽ cấp cho chính phủ Trung Quốc quyền truy cập vào hệ thống mạng của Australia. Tháng 6/2020, một ủy ban an ninh quốc gia Mỹ đã phản đối dự án cáp dài 12.800 km do Google, Facebook và một đối tác Trung Quốc hợp tác nhằm kết nối Hong Kong và Mỹ. Ủy ban này lập luận rằng nó có thể tạo cơ hội chưa từng có cho hoạt động gián điệp bằng cách can thiệp vào lưu lượng truy cập Internet.

Ngành công nghiệp cáp ngầm giao thoa với địa chính trị, an ninh quốc gia và nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế số. Những gã khổng lồ công nghệ như Google, Amazon, Facebook và Microsoft là những chủ thể chính sử dụng các loại cáp này trên thế giới. Khi lưu lượng dữ liệu tăng, nhu cầu về cáp truyền thông cũng tăng. Do đó, các công ty đang đầu tư mạnh vào các loại cáp này để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ dựa trên dữ liệu, thúc đẩy tăng trưởng thị trường. Trong những năm tới, sự cạnh tranh giữa các tập đoàn công nghệ trong lĩnh vực cáp ngầm sẽ ngày càng khốc liệt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và truyền phát trực tuyến, vốn đòi hỏi độ trễ thấp và băng thông cao.

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) đưa ra khung pháp lý để quản lý các hoạt động trong lĩnh vực hàng hải, bao gồm việc bảo vệ cáp ngầm, nhưng công ước này không đáp ứng được tất cả các yêu cầu. Cuộc chiến giành quyền kiểm soát lãnh địa dưới biển đang diễn ra ác liệt. Bảo vệ cáp ngầm không chỉ nhằm đảm bảo khả năng phục hồi kinh tế mà còn liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia. Vì vậy, hợp tác quốc tế vẫn rất cần thiết. 

Sơn Hà  (Tổng hợp)

Những ngày này, khắp các ngả đường ở TP Hồ Chí Minh ngập tràn cờ hoa, khẩu hiệu và không khí hân hoan chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Từ các hoạt động diễu binh, diễu hành, biểu diễn nghệ thuật đến những chương trình giao lưu, triển lãm, thành phố mang tên Bác đang sống trong những thời khắc lịch sử hào hùng, đầy xúc động và tự hào.

Ngoài 131 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Cao Bằng xoá nhà tạm, nhà dột nát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đang phối hợp UBND tỉnh Lai Châu để thống nhất chủ trương hỗ trợ xây dựng mới 1.100 căn nhà, trị giá 66 tỷ đồng; triển khai chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La từ nguồn kinh phí 1,3 tỷ đồng của Bộ Công an hỗ trợ xây dựng nhà cho đồng bào bị thiệt hại do thiên tai chuyển sang.

Ngày đặc xá năm 2025 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) đang tới gần, đây là cơ hội để các phạm nhân được hưởng niềm vui sớm trở về đoàn tụ với gia đình, cộng đồng xã hội, sẵn sàng cho cơ hội làm lại cuộc đời.

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Cao Minh Thì (nguyên Giám đốc Sở giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh) lại bồi hồi nhớ lại những ngày tháng 4 của năm 1975, ông trở lại miền Nam tiếp quản Sài Gòn và bắt tay vào công cuộc “trồng người” những năm đầu giải phóng.

Sáng 23/4 (giờ địa phương), một phần của cây cầu bắc qua sông Triều Bạch, Thuận Nghĩa, Bắc Kinh (Trung Quốc) đã bị sập sau khi xảy ra hỏa hoạn. Theo thông báo của Sở Giao thông vận tải Bắc Kinh, cây cầu xảy ra tai nạn là cầu vòm bê tông cốt thép.

Hôm 23/4 (giờ địa phương), Ủy ban châu Âu - cơ quan điều hành Liên minh châu Âu (EU), quyết định phạt 2 “đại gia” công nghệ Apple và Meta của Mỹ tổng cộng 700 triệu euro (khoảng 798 triệu USD) vì vi phạm các quy tắc cạnh tranh trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 (giờ địa phương) về việc có thể giảm đáng kể mức thuế quan với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc dường như thể hiện sự thay đổi lập trường một cách mạnh mẽ, phát đi tín hiệu tích cực cho nỗ lực hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.