Cuộc thanh trừng chưa có tiền lệ của showbiz Hoa Ngữ

14:30 12/10/2021

Trong vòng một tháng, hơn 10 nghệ sĩ đình đám của showbiz Hoa ngữ bị “phong sát”. Hàng trăm bộ phim bị gỡ khỏi Internet. Đây được cho là động thái mở đầu cho một cuộc thanh trừng với mục tiêu “lành mạnh hóa” giới showbiz của nước này.

Mạnh tay với "văn hóa thần tượng"

Năm 2021, làng giải trí Trung Quốc đứng trước làn sóng "thanh trừng" mạnh mẽ đối với giới nghệ sĩ. Trong đó, hàng loạt ngôi sao hạng A, những nhân vật "sừng sỏ" trong làng giải trí bị phong sát, đóng băng sự nghiệp như: Trịnh Sảng, Ngô Diệc Phàm, Triệu Vy...

Điển hình, sự nghiệp của Triệu Vy bỗng tiêu tan chỉ một đêm trước khi Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) ra văn bản 10 biện pháp tăng cường quản lý hoạt động trong ngành giải trí vào ngày 27-8. Theo đó, nữ diễn viên “Hoàn Châu cách cách” bị gỡ tên khỏi các dự án phim ảnh đã tham gia trước đó. Động thái này của giới chức Trung Quốc được cho là vì Triệu Vy có liên quan đến “gà cưng” của cô là Trương Triết Hạn, khi anh này gặp phải scandal nhạy cảm chính trị.

Ngô Diệc Phàm (ngoài cùng bên trái) được cho là có sự hậu thuẫn của nhiều ngôi sao hàng đầu showbiz Trung Quốc

Nam diễn viên này từng bị Hiệp hội Ngành biểu diễn Trung Quốc đã đưa ra văn bản "phong sát". Anh này bị cấm xuất hiện trên truyền hình, các nền tảng mạng và các sự kiện. Sự nghiệp của tài tử "Sơn Hà Lệnh" coi như chấm dứt hoàn toàn sau 10 năm nỗ lực gây dựng. Sự việc nổ ra khi Trương Thiết Hạn bị phát hiện từng chụp ảnh tại đền Yasukuni bên Nhật vào năm 2018. Đây vốn là nơi thờ phụng những quân lính tử trận nhân danh Nhật hoàng trong chiến tranh, gồm Thế chiến 2. Đền Yasukuni là một địa điểm gây tranh cãi với một số quốc gia từng bị Nhật Bản xâm lược. Trước đây, các chuyến thăm của chính giới Nhật Bản đến đền Yasukuni đều khiến cả Trung Quốc và Hàn Quốc tức giận, vì họ không chấp nhận việc thờ phụng tội phạm chiến tranh.

Scandal ồn ào nhất có thể kể đến Ngô Diệc Phàm. Anh bị cảnh sát Bắc Kinh tạm giam hôm 31-7 để điều tra về nghi vấn cưỡng hiếp nhiều cô gái trẻ, trong đó có thể có nạn nhân 14 tuổi. Tài tử họ Ngô còn bị cảnh sát quận Triều Dương (Bắc Kinh) điều tra anh này và các đồng sự về các tội danh như: dụ dỗ, cưỡng hiếp trẻ thành niên, quay lén video tình dục, giao dịch hối lộ bằng tình dục để đổi chác quyền lực, sử dụng chất kích thích. Đến ngày 16-8, Nhân dân nhật báo xác nhận Ngô Diệc Phàm chính thức bị bắt giữ theo quy định của pháp luật.

Trịnh Sảng chính thức bị xóa sổ khỏi ngành giải trí trong năm 2021

Trước khi vấp phải cáo buộc cưỡng hiếp, Ngô Diệc Phàm thuộc nhóm "tứ đại lưu lượng" (4 ngôi sao nam có nhiều người hâm mộ nhất Trung Quốc), có Lộc Hàm, Lý Dịch Phong, Dương Dương. Với thế lực chống lưng rất mạnh từ các công ty giải trí hàng đầu Trung Quốc, Ngô Diệc Phàm có cơ hội đóng nhiều phim lớn mà trong đó có “xXx: Return of Xander Cage” cùng ngôi sao Mỹ Vin Diesel. Tên tuổi của ngôi sao 9x phủ sóng liên tục từ Hollywood sang châu Á.

Cách đó không lâu, diễn viên Trịnh Sảng cũng điêu đứng vì scandal nhờ người đẻ thuê rồi bỏ con gây rúng động làng giải trí Trung Quốc. Hàng loạt các bộ phim cô tham gia cũng bị gỡ bỏ và kéo theo một làn sóng tẩy chay trên cả nước. Tên của nữ diễn viên bị xóa sạch khỏi các nền tảng như iQiyi, Youku… Nữ diễn viên cũng bị kết tội trốn thuế, số tiền hoàn trả tổng cộng lên đến 299 triệu tệ (1.052 tỷ đồng). Văn bản phong sát từ Quảng Điện chính thức được tuyên bố, trong đó, các nội dung MXH, các đài truyền hình không được phép mời Trịnh Sảng tham gia bất cứ chương trình nào đều được quy định rõ. Trịnh Sảng rõ ràng không còn cơ hội "sống sót" trong showbiz.

Triệu Vy bị xếp vào hàng nghệ sĩ có viết nhơ đạo đức.

Sina nhận định, đây là động thái mạnh tay của giới chức Trung Quốc khi chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền văn hóa thần tượng trong những năm gần đây. Việc này được cho là nhằm răn đe, tạo đà cho nhóm nghệ sĩ trẻ tài năng vươn lên trở thành trụ cột tương lai. Hơn ai hết, nhà quản lý Trung Quốc cho rằng, những ồn ào và bê bối liên miên của showbiz không chỉ là hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức cá nhân mà còn phần nào phản ánh sự phát triển lệch lạc của xã hội.

“Để quá trình chuyển giao thế hệ thuận lợi, giới quản lý sẽ bắt tay thanh trừng, siết chặt hoạt động, đặc biệt là ở nhóm nghệ sĩ thần tượng. Họ đang là thế lực chi phối khi có vị trí, sức ảnh hưởng và độ nhận biết cao trong giới nghệ sĩ Trung Quốc", Sina nhấn mạnh.

Ở góc độ giáo dục, Fang Kecheng, một giáo sư truyền thông tại Đại học Hong Kong thừa nhận: “Giới trẻ Trung Quốc thiếu những kiểu thần tượng hoạt động cộng đồng lành mạnh cũng như thiếu phương tiện để tiếp cận, theo đuổi chủ nghĩa tích cực”.

Loại bỏ những kẻ ít tài, nhiều tật

Chiến dịch thanh lọc showbiz Trung Quốc trở nên quyết liệt hơn khi hàng loạt đơn vị quản lý lên tiếng. Ngày 25-8, các Hiệp hội điện ảnh, Hiệp hội vũ đạo, Hiệp hội nhiếp ảnh, Hiệp hội nghệ sĩ truyền hình Trung Quốc cùng tổ chức tọa đàm công tác xây dựng tác phong đạo đức cho giới văn nghệ sĩ, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức của người nghệ sĩ, kiến nghị giới văn nghệ sĩ tẩy chay những nghệ sĩ thiếu đạo đức, kêu gọi nghệ sĩ chấp hành pháp luật, tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, thực hiện trách nhiệm đối với xã hội.

Tiếp đó, ngày 27-8, China Times cho biết, Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) đưa ra 10 biện pháp để chấn chỉnh tình trạng hỗn loạn trong cộng đồng showbiz nước này.

Theo đó, CAC yêu cầu các trang thông tin hủy tất cả bảng xếp hạng đo mức độ nổi tiếng của nghệ sĩ, chỉ giữ lại bảng xếp hạng âm nhạc và phim ảnh, nhưng không được ghi tên ngôi sao. Ngoài ra, CAC kêu gọi người hâm mộ ủng hộ nghệ sĩ tỉnh táo và văn minh, chú ý đến chất lượng tác phẩm hơn là chạy đua theo những số liệu ảo thông qua bình chọn. Công ty quản lý của nghệ sĩ phải tăng cường kiểm soát, định hướng hoạt động cho hội nhóm người hâm mộ.

Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc đồng thời sẽ rà soát lại hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ đã trao trong vài năm trở lại đây để điều tra hành vi gian lận của các nghệ sĩ.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cũng đưa ra văn bản nêu rõ: “Khán giả cần những tác phẩm chất lượng cao. Khán giả thích nghệ sĩ nói lên tiếng nói của mình thông qua tác phẩm bằng lao động nghệ thuật chân chính chứ không phải những thông tin giật gân, càng không phải bởi lượt theo dõi những thông tin đó. Khán giả cần một nghệ sĩ tốt. Con người dù làm bất cứ ngành nghề nào cũng cần tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Tác phẩm có chất lượng sẽ định hướng hoạt động của ngành giải trí. Phải xây dựng hệ sinh thái showbiz trong sạch, nhổ bỏ những cỏ dại không tuân thủ đạo đức ngành. Có pháp luật trừng trị, có quần chúng giám sát, có chế độ chuẩn mực, không khoan nhượng với nghệ sĩ thất đức, nghiêm khắc xử lý những hiện tượng hỗn độn mới là cách để bảo vệ giới showbiz. Đó mới là thật sự tôn trọng khán giả”.

Đây được xem là bước đi mạnh tay nhất từ trước đến nay của ngành chức năng Trung Quốc đối với thị trường showbiz Hoa ngữ đang phát triển như vũ bão. Thông điệp mà nước này muốn gửi đến giới nghệ sĩ là người của công chúng phải sống có đạo đức, chấp hành pháp luật và nêu gương cho giới trẻ.

Bức ảnh chụp tại đền Yasukuni năm 2018 khiến Trương Thiết Hạn bị loại khỏi làng giải trí Trung Quốc

Thời báo Hoàn cầu dẫn lại lời của bà Vương Hải Yến - Giám sát viên của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc rằng, người hoạt động văn hóa nghệ thuật cần chú ý giữ mình. Nghệ sĩ cần đức trước khi cần tài. Thực tế, lệnh cấm đưa ra không phải để mọi người cưỡi ngựa xem hoa. Các cơ quan ban ngành sẽ còn mạnh tay hơn nữa, vì vậy một khi vi phạm sẽ rất khó trở lại hoạt động.

"Với các ngôi sao trẻ, hãy nhìn vào trường hợp của Trịnh Sảng, Ngô Diệc Phàm, Trương Triết Hạn, Hoắc Tôn... để thức tỉnh, hoạt động nghệ thuật nghiêm túc. Chiêu trò thị phi sẽ chỉ khiến các bạn gánh hậu quả, thậm chí bị cấm hoạt động nếu làn sóng tiêu cực lan rộng", bà Vương Hải Yến khẳng định.

Đồng quan điểm, nhà phê bình Hàn Khánh nói trên Nhân dân Nhật báo rằng, nếu chỉ nhờ vào ngoại hình hay yếu tố bên ngoài, không màng đến đạo đức, tài năng mà mong tạo ra một tác phẩm chất lượng là suy nghĩ thiển cận. Nổi tiếng theo cách này hại nhiều hơn lợi bởi tiêu chuẩn thưởng thức nghệ thuật của khán giả ngày càng cao. “Cần loại bỏ nghệ sĩ rác trong showbiz”, ông khẳng định.

Diễn viên, vũ công Li Chengxi (26 tuổi) cũng phải thừa nhận với AFP rằng, nếu muốn đạt được thành công thực sự, các nghệ sĩ Trung Quốc không còn con đường nào khác ngoài việc đồng ý với quy định nhà nước. Những người cố chống đối cuối cùng sẽ phải trả giá bằng chính sự nghiệp của họ. Đây là một giai đoạn mà bất kỳ ngành công nghiệp nào muốn phát triển đều phải vượt qua. “Khi những con sóng lớn ập vào bờ, vàng để lại sẽ càng sáng hơn”, Li Chengxi nói thêm.

Bên cạnh chiến dịch loại bỏ những ngôi sao có lối sống lệch chuẩn, giới quản lý văn hóa Trung Quốc đã lên kế hoạch nâng cao chất lượng nghệ sĩ buộc họ phải trau dồi kỹ năng liên tục, đề cao giá trị sản phẩm. Việc này được dự đoán sẽ khiến không ít ngôi sao tay ngang, thần tượng trẻ bị đào thải khỏi ngành phim ảnh do năng lực không đủ thông qua kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề; còn những ngôi sao lưu lượng thiếu đạo đức cũng không còn chốn dung thân.

Thảo Dung

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文