Khi chính trị xen vào World Cup

10:17 18/12/2022

Vòng chung kết World Cup 2022, đến giờ phút này có thể coi là thành công. Tuy nhiên, World Cup năm nay cũng chứng kiến những sự vắng mặt đáng tiếc. Ngoài việc một số đội tuyển sừng sỏ không có mặt (như Italy, Nga, Thụy Điển,...), còn có những sự vắng mặt cá nhân vì lý do ngoài thể thao khác.

Từ câu chuyện chiếc băng cầu vồng...

Tại vòng chung kết World Cup 2022, ban đầu một số đội tuyển dự định mang băng tay One Lone với mục đích truyền bá một thông điệp chính trị. Chiến dịch One Love do Hiệp hội Bóng đá Hà Lan đề xướng nhằm mục đích thúc đẩy sự bao dung và dang rộng vòng tay chào đón người đồng giới và các giới khác (LGBTQ), chống phân biệt đối xử dưới mọi hình thức. Chiếc băng này có hình trái tim với 6 sọc song song, tương ứng với 6 màu trên lá cờ cầu vồng của cộng đồng LGBTQ.

Đội tuyển Đức nhận nhiều chỉ trích vì hành động bịt mồm một cách phi thể thao khi chụp ảnh ra quân.

Lá cờ cầu vồng là biểu tượng lâu năm của cộng đồng LGBTQ và được sử dụng từ năm 1978. Màu trên chiếc cầu vồng phản chiếu cho sự đa dạng của cộng đồng này, của tính dục con người và của giới tính. Nhiều biến thể khác của lá cờ đã được tạo ra từ năm 1978 đến nay.

Tuy nhiên, để tránh cho ngày hội của môn thể thao vua bị nhiễm màu sắc chính trị, FIFA đã cấm cầu thủ mang băng tay cầu vồng One Love tại World Cup. Sau khi có lệnh cấm của FIFA, Đức và loạt quốc gia khác ở châu Âu như Anh, Hà Lan, Bỉ, Thụy Sĩ, Wales và Đan Mạch rút lại kế hoạch cho phép đội trưởng của họ đeo băng đội trưởng One Love. Đội trưởng của họ có thể bị phạt thẻ vàng hoặc buộc phải rời sân nếu không tuân thủ lệnh cấm. Một số đội tuyển và các nhà tài trợ đã có phản ứng với động thái cấm này của FIFA, tuy nhiên, nó vẫn được thực hiện nghiêm túc và trên thực tế, mọi sự vẫn diễn ra suôn sẻ.

 ...đến sự vắng mặt của Mesut Ozil

Năm nay 34 tuổi, Mesut Ozil từng được xem là một trong những cầu thủ giỏi nhất thế giới, là một trong những tuyển thủ quan trọng nhất của tuyển Đức, với 92 lần khoác áo và đã góp công lớn giúp tuyển Đức nâng cúp vô địch thế giới năm 2014 trên đất Brazil. Tuy nhiên, từ sau vòng chung kết World Cup năm 2018, Ozil đã quyết định không chơi cho đội tuyển Đức nữa.

Câu chuyện của Ozil bắt đầu vào tháng 5 năm 2018, khi anh gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Mọi sự thay đổi sau cuộc gặp đó. Ozil có tổ tiên là người Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc gặp này đã bị chỉ trích khá gay gắt. Sau đó, anh cùng tuyển Đức dự World Cup 2018 trên đất Nga, góp phần vào màn trình diễn tệ nhất của Die Mannschaft (tuyển Đức). Đức bị loại ở vòng bảng sau thất bại 0-2 trước Hàn Quốc. Vì việc này, Ozil bị chỉ trích nặng nề. Anh cáu gắt, cho rằng những lời chỉ trích là phân biệt chủng tộc và tuyên bố rời đội tuyển quốc gia.

Trong một tuyên bố, anh nói: “Sự đối xử mà tôi nhận được từ DFB (Liên đoàn bóng đá Đức) và nhiều người khác khiến tôi không còn muốn khoác áo đội tuyển quốc gia Đức nữa. Tôi cảm thấy những gì tôi đã đạt được kể từ khi ra mắt thi đấu quốc tế vào năm 2009 đã bị lãng quên”. DFB phủ nhận mọi cáo buộc họ phân biệt chủng tộc. Năm 2021, sau khi ký hợp đồng với câu lạc bộ Fenerbahce của Thổ Nhĩ Kỳ, Oezil được hỏi liệu anh có kế hoạch trở lại khoác áo đội tuyển quốc gia Đức hay không, nhưng anh nói “không có ý định thi đấu cho Die Mannschaft”.

Căng thẳng Mỹ - Iran

Vấn đề gây chú ý nhiều nhất có lẽ là căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Iran. Quan hệ giữa Mỹ và Iran vốn đã xấu đi rất nhiều sau khi Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân vào năm 2018 và theo đuổi chính sách thù địch với nước này. Trước khi vòng chung kết World Cup diễn ra, dư luận thế giới cũng đã băn khoăn không biết khi 2 đội tuyển gặp nhau thi đấu, tình hình sẽ như thế nào.

Vài ngày trước trận đấu giữa Mỹ và Iran tại vòng loại bảng B của vòng chung kết, Mỹ đã có hành động phi thể thao, mang màu sắc chính trị. Một đại diện của Liên đoàn Bóng đá Iran thời điểm đó đã kêu gọi FIFA trục xuất đội tuyển Mỹ khỏi vòng chung kết World Cup vì các bài đăng trên mạng xã hội mà phía Iran cho là đã “không tôn trọng” lá cờ của Iran. Cụ thể, Liên đoàn Bóng đá Mỹ đã đưa một lá cờ Iran vào hai bài đăng trên các tài khoản mạng xã hội chính thức của mình trên Twitter và Instagram vào ngày 26/11, trong đó biểu tượng quốc gia chính thức của Iran và hai dòng chữ Hồi giáo trên lá cờ đã bị loại bỏ. Người phát ngôn của Liên đoàn Bóng đá Mỹ cho biết quyết định sử dụng cờ Iran như thế trong các bài đăng trên Twitter và Instagram là có chủ ý và nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với phụ nữ Iran - những người đang tổ chức các cuộc biểu tình phản đối rầm rộ ở Iran.

Iran phản đối hành động của Liên đoàn Bóng đá Mỹ, cho đó là hành động đi ngược lại hiến chương của FIFA. Iran đã trích dẫn một quy định cụ thể của FIFA và kêu gọi các hình phạt đối với bất kỳ ai “xúc phạm nhân phẩm hoặc sự toàn vẹn của một quốc gia, một người hoặc một nhóm người thông qua những lời nói hoặc hành động khinh thường, phân biệt đối xử hoặc xúc phạm (bằng bất kỳ phương tiện nào)”. Safia Allah Faghanpour, cố vấn pháp lý cho Liên đoàn Bóng đá Iran, cho biết: “Tôn trọng quốc kỳ của một quốc gia là một thông lệ quốc tế được chấp nhận mà tất cả các quốc gia khác phải noi theo. Hành động được thực hiện liên quan đến cờ Iran là phi đạo đức và trái với luật pháp quốc tế”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy FIFA đã không có động thái nào đối với yêu cầu của Iran.

Trong quá khứ, hai đội tuyển bóng đá Mỹ và Iran từng gặp nhau và đều căng thẳng do vấn đề chính trị. Đó là dịp World Cup 1998 trên đất Pháp, Iran giành chiến thắng. Sau trận đấu đó, lãnh tụ tôn giáo tối cao của Iran đã lên tiếng ca ngợi đội bóng nước nhà. Thời điểm đó, quan hệ giữa Iran và Mỹ đang có chiều hướng cải thiện hơn so với thời điểm hiện nay.

An Châu (Tổng hợp)

Chiến lược dữ liệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ xác định là nguồn tài nguyên mới, yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Dữ liệu của Việt Nam mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Đàm Vĩnh Hưng, lại một lần nữa là Đàm Vĩnh Hưng, những ngày qua đã làm dậy sóng dư luận trong lần xuất hiện hoành tráng của mình. Câu hỏi tại sao lại là Đàm Vĩnh Hưng có thể dễ được lý giải theo chủ quan của Hưng là "các thành phần xấu lợi dụng đẩy câu chuyện này đi xa", nhưng cũng sẵn sàng được một chiều khác của dư luận diễn dịch theo cách: "Vì sự tự tin thái quá dẫn đến quyết định phản cảm của chính Đàm Vĩnh Hưng".

Gần 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang tham gia liên kết sản xuất với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (gọi tắt là Tập đoàn Lộc Trời) như ngồi trên đống lửa khi lúa đã bán đi, tiền chưa nhận được, nợ chi phí sản xuất của vụ Đông Xuân chưa trả thì gánh nặng của đợt xuống giống vụ Hè Thu lại đến…

Dự thảo Nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo đang được đưa ra lấy ý kiến đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp.

Điện Biên là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc. Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng ủy Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại trong đó có hợp tác quốc tế với Công an các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp thuộc 2 quốc gia Lào và Trung Quốc trong đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia…

Các đơn vị trúng thầu dự án đường nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đi qua địa bàn xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã san ủi đồi núi, đổ lấp xuống con sông chảy qua địa bàn xã này hàng nghìn m3 đất đá. Hậu quả của việc làm này không chỉ gây ra tình trạng sông suối bị chặn dòng, thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt, sản xuất ở vùng hạ du, mà còn gây ô nhiễm môi trường xung quanh; gây bồi lấp, nhấn chìm ruộng đồng, nhà cửa của hàng trăm hộ dân ở đây vào mùa mưa lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文