Khí đốt Nga - Bài toán đau đầu của châu Âu

13:48 12/06/2024

Theo tờ Le Monde (Pháp), do cố gắng giảm phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga, châu Âu đã phải mua năng lượng với giá rất cao từ Mỹ hoặc Trung Quốc. Châu lục này đang có nguy cơ thất bại trong công cuộc tái công nghiệp hóa và phát triển công nghệ sạch.

Không thể nói châu Âu không nhận thức được vấn đề. Vào các năm 2006, 2009 và 2014, Moscow đã từng ngắt nguồn cung khí đốt do tranh chấp với chính quyền Ukraine, khiến Ủy ban châu Âu (EC) đã từng khẳng định vào năm 2014 là đã “nhận thức sâu sắc” về vấn đề đáng lo ngại này. Cùng lúc, EC cũng đã chuẩn bị một chiến lược về an ninh năng lượng nhưng trên thực tế “không dùng vào việc gì”.

Tỷ trọng điện mặt trời, điện gió và thủy điện đã tăng lên trong tiêu thụ năng lượng của châu Âu.

Kết quả là 27 quốc gia thành viên tiếp tục nhập khẩu khí đốt Nga, vốn rất dồi dào và rẻ. Điều này đã giúp ích rất nhiều cho khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Đức. Chiến sự Nga - Ukraine nổ ra và sau đó các đường ống Nord Stream và Yamal bị đóng đã khiến mọi thứ thay đổi hoàn toàn. Theo Emmanuel Hache, chuyên gia kinh tế tại Viện Quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), châu Âu đã bị “phá sản” về năng lượng.

Do thiếu dữ liệu, các nước châu Âu đã phải trả một cái giá rất đắt. Về mặt chính trị, cho dù châu lục này có thể ban hành lệnh cấm vận đối với than và dầu Nga, nhưng đối với khí đốt, họ đã tự tước đi một công cụ trừng phạt Moscow, trước hết về mặt kinh tế. Hóa đơn năng lượng của các hộ gia đình và doanh nghiệp đột nhiên tăng vọt, giá “trên trời”. Trong tình thế cấp bách, các nước thành viên EU  đã buộc phải mở hầu bao để khắc phục tình hình, làm ảnh hưởng lớn đến tài chính công.

Và cuối cùng thì, các nước châu Âu tiếp tục nhập khẩu khí đốt của Nga, bởi Moscow chỉ khóa van các đường ống Nord Stream và Yamal, chứ không động chạm đến các tuyến khác. Đường ống Brotherhood đi qua Ukraine, cung cấp cho Áo và Hungary và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, hướng đến Bulgaria) vẫn tiếp tục được bán cho EU.

Nhưng trên hết, EU đã tăng cường các giao dịch mua khí hóa lỏng (LNG) của Nga. Theo một báo cáo công bố ngày 19/4 vừa qua của Cơ quan Hợp tác điều tiết năng lượng châu Âu, lượng LNG nhập khẩu bằng đường biển vào EU năm 2021 đạt 13,5 tỷ m3. Chỉ riêng Pháp đã chiếm 29% trong tổng lượng nhập khẩu này, đưa đất nước hình lục lăng trở thành điểm đến thứ 2 của khí đốt Nga tại châu Âu sau Tây Ban Nha (37%).

Thực tế cho thấy, châu Âu đã không thể hoàn toàn thoát khỏi khí đốt Nga. Về tổng thể, cho dù một quốc gia như Áo vẫn phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung từ Moscow, thì toàn bộ EU đã thực sự cắt giảm đáng kể sự phụ thuộc này. Năm 2023, Moscow chỉ còn cung cấp cho EU gần 43 tỷ m3 - chiếm 15% tổng lượng nhập khẩu của EU - giảm mạnh so với mức hơn 155 tỷ m3 (chiếm 34% tổng lượng nhập khẩu khí đốt) vào năm 2021, thời điểm trước chiến tranh.

Thụy Điển, Phần Lan và các nước Baltic hiện đang vận động EU ban hành lệnh cấm vận đối với LNG Nga, nhưng các lệnh trừng phạt đòi hỏi phải có sự đồng thuận của tất cả 27 nước thành viên EU, do vậy cho đến thời điểm hiện tại nó vẫn chưa được chấp thuận. Một số quốc gia, đầu tiên là Hungary, đã không chấp từ bỏ một nguồn tài nguyên vẫn còn đắt đỏ, đặc biệt trong bối cảnh Kiev tuyên bố ý định không gia hạn thỏa thuận về quá cảnh khí đốt giữa Ukraine và Nga - được ký kết năm 2019 và sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 tới.

Để bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung khí đốt Nga, các nước châu Âu buộc phải tìm kiếm các nhà cung cấp khác. Do đó, khối lượng LNG nhập khẩu từ Mỹ đã tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2021 - 2023. Mỹ hiện là nhà cung cấp LNG lớn nhất và là nhà cung cấp khí đốt thứ 2 cho châu Âu (sau Na Uy, song trước Nga, Algeria và Qatar).

Những quốc gia trên đã giúp EU tránh được tình trạng gián đoạn nguồn cung, nhưng họ đã không dành cho châu Âu bất kỳ ưu đãi nào. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu vào ngày 6/10/2022: “Người ta nói rất nhiều về tình hữu nghị của châu Âu với những người bạn Mỹ và Na Uy, rằng các bạn thật tuyệt vời, các bạn cung cấp khí đốt cho chúng tôi. Nhưng có một điều không thể tồn tại được lâu, đó là chúng tôi không thể trả tiền khí đốt đắt gấp 4 lần so với mức các bạn bán cho các nhà sản xuất công nghiệp của mình”. Trên hết, trên quan điểm chính trị, chiến lược này cũng phần nào “liều lĩnh”. Với việc hướng các hợp đồng dài hạn sang đối tác Mỹ, các nước châu Âu đã tạo ra một sự phụ thuộc mới mà nhiều người quan ngại về những hậu quả tiềm tàng, như việc thay đổi môi trường chính trị chẳng hạn.

Cuối cùng, các hiệp hội bảo vệ môi trường lấy làm tiếc về việc thay thế năng lượng hóa thạch (khí đốt truyền thống) bằng một loại năng lượng hóa thạch khác (ở dạng hóa lỏng). Đặc biệt là khi loại hàng hóa này thậm chí còn gây hại cho trái đất hơn do có nguồn gốc từ khí đá phiến, được sản xuất tại Mỹ bằng phương pháp phân rã thủy lực - một phương pháp bị cấm ở Pháp từ năm 2011.

Trong cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay, các nước châu Âu đã tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và trở lại quan tâm đến năng lượng hạt nhân. Tỷ trọng điện mặt trời, điện gió và thủy điện cũng tăng lên trong tiêu thụ năng lượng của các nước. Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ trọng này đã đạt 23% vào năm 2022 so với mức 21,9% vào năm 2021. Theo khuôn khổ “Thỏa thuận Xanh”, với tham vọng trung hòa carbon vào năm 2050, EU đã đặt mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42,5% vào năm 2030.

Theo tổ chức tư vấn Ember của Anh, trong lĩnh vực sản xuất điện của châu Âu, tỷ trọng năng lượng tái tạo đã tăng lên 44% vào năm 2023. Ngược lại, khí đốt đang giảm dần (chiếm 16,8%), và điện gió lần đầu tiên vượt qua ngưỡng này, trong khi tỷ trọng than đá cũng sụt giảm (chiếm 12,3%). Năm 2023, “lần đầu tiên chúng ta có thể sản xuất nhiều năng lượng từ turbin gió hơn từ khí đốt”, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nhấn mạnh tại Nghị viện châu Âu ngày 23/4 và cho đây là một “thành công rực rỡ”.

Huy Thông

Chiều 7/1, phiên tòa xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (cựu Đại biểu Quốc hội) và đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn. Trước khi thẩm vấn, Hội đồng xét xử tiến hành cách ly bị cáo Lưu Bình Nhưỡng cùng hai bị cáo khác là Lê Thanh Vân (cựu Đại biểu Quốc hội) và Nguyễn Văn Vương (cựu Chuyên viên Vụ pháp luật, Văn phòng Chủ tịch Nước) khỏi phòng xử án.

Chiều 7/1, dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu, lãnh đạo TP Hải Phòng tổ chức gặp mặt, biểu dương và khen thưởng Thủ môn đội tuyển bóng đá Việt Nam Nguyễn Đình Triệu, với số tiền thưởng lên tới 550 triệu đồng cùng Bằng khen của Chủ tịch UBND TP.

Thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát, lực lượng 363 Công an TP Hồ Chí Minh đã kịp thời phát hiện, truy xét các đối tượng mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy, tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hoặc hung khí, sử dụng xe độ chế không rõ nguồn gốc xuất xứ, hoạt động tín dụng đen… Từ đó kịp thời ngăn chặn, không để các đối tượng có điều kiện gây án…

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính tới ngày 31/12/2024, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 15,08%, đạt quy mô 15,6 triệu tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2024, hệ thống ngân hàng đã bơm thêm 2,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế.

Chiều 7/1, thông tin từ Ban ATGT TP Hải Phòng cho biết, cơ quan chức năng địa phương đang vào cuộc xử lý vụ tai nạn giao thông liên hoàn do lái xe vi phạm nồng độ cồn xảy ra trên địa bàn.

Human metapneumovirus (HMPV) không phải là virus mới, đây là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trong các năm 2023-2024 và đã được ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh, chiếm tỷ lệ thấp (12.5% ở trẻ em) so với các tác nhân khác như rhinovirus (44,6%), virus hô hấp hợp bào RSV (41,1%), cúm A (25%). Thông tin này được Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đưa ra ngày 7/1 trong tình cảnh virus HMPV đang bùng phát tại Trung Quốc, gây ra đợt bệnh hô hấp diện rộng khiến người dân lo lắng…

Ngày 7/1, Hội đồng Anh và IDP Việt Nam, hai đơn vị được cấp phép tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS tại Việt Nam đã cùng thông báo việc các kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển sang thi trên máy tính từ sau ngày 29/3.

Sáng 7/1, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963, trú tại tổ 11, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Phó Trưởng Ban dân nguyện thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội) về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文