Nga đang giành lại vị trí trên thị trường khí đốt

15:33 10/07/2024

Cuộc xung đột tại Ukraine từ năm 2022 đã kéo theo những biến động lớn trên thị trường dầu khí toàn cầu. Nga, một trong những nhà xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới, phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ phương Tây. Tuy nhiên, quốc gia này đã tìm cách thích nghi và duy trì thị phần của mình bằng cách tái định hướng chiến lược xuất khẩu.

Xoay trục

Trước khi xung đột Ukraine xảy ra tháng 2/2022, Nga là một trong những nhà cung cấp dầu khí chính cho châu Âu, chiếm khoảng 30% tổng lượng dầu nhập khẩu và hơn 40% lượng khí đốt. Theo số liệu của Bộ Năng lượng Nga, năm 2021, Nga đã xuất khẩu lượng khí đốt ước khoảng 170 tỷ mét khối (bcm) với giá trị 60 tỷ USD. Lượng dầu xuất khẩu là khoảng 200 triệu tấn thu về 100 tỷ USD. Đây cũng là giai đoạn mà phương Tây chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất với ngành dầu khí Nga khi chiếm tới 60% tổng sản lượng.

Nga đang giành lại vị trí trên thị trường khí đốt -0
Nga đang lấy lại vị thế của mình trên thị trường dầu khí.

Cuộc xung đột tại Ukraine và các lệnh trừng phạt đã làm giảm mạnh lượng xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga sang châu Âu. Năm 2022, xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga sang châu Âu giảm xuống còn 63 bcm, và tiếp tục giảm xuống 27 bcm vào năm 2023. Xuất khẩu dầu cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, khi các quốc gia phương Tây cố gắng giảm phụ thuộc vào năng lượng từ Nga. Tổng kết năm 2023, tổng lượng dầu châu Âu nhập từ Nga chỉ còn khoảng 80 triệu tấn, đã giảm tới 60% sau 2 năm. Tuy nhiên may mắn cho Nga là giá dầu thế giới trong giai đoạn 2022-2023 cũng tăng cao đột biến nên Nga chỉ đánh mất 25% doanh thu từ thị trường châu Âu so với mức đỉnh 160 tỷ USD vào năm 2021.

Tuy nhiên con số 25% này cũng tương đương với 40 tỷ USD và chiếm tới gần 8% tổng thu xuất khẩu của Nga trong cả năm. Chính vì thế nước Nga cần một chiến lược mới để đối phó với khoản thâm hụt khổng lồ này. Đó chính là: chiến lược tái định hướng thị trường hay có thể nói là “xoay trục” sang phương Đông.

Những chiến lược mới

Để bù đắp cho sự sụt giảm tại thị trường châu Âu, Nga đã tăng cường xuất khẩu dầu và khí đốt sang các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Theo số liệu từ năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 1,7 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Nga, trong khi Ấn Độ nhập khẩu khoảng 1,2 triệu thùng mỗi ngày. Nga đã tăng thị phần dầu khí xuất khẩu sang các quốc gia này từ 6% lên 11% đối với Trung Quốc và từ 2% lên 14% đối với Ấn Độ vào cuối năm 2022. So với năm 2021, nguồn thu từ dầu Nga bán cho Trung Quốc đã tăng 50% lên thêm 20 tỷ USD vào năm 2023.

Mối quan hệ giữa Nga và EU trong lĩnh vực dầu khí không dễ cắt đứt.

Với Ấn Độ, con số còn tăng vọt từ hơn 3 tỷ USD lên tới 37 tỷ USD chỉ trong 2 năm. Về mặt khí đốt, do những hạn chế về cơ sở hạ tầng nên khối lượng xuất khẩu chưa nhiều nhưng theo những thông tin được Bộ Năng lượng Nga công bố thì riêng năm 2023, Nga cũng đã thu được tới 15 tỷ USD từ việc bán khí đốt cho 2 khách hàng lớn này. Nga cũng đẩy mạnh hoạt động buôn bán với các đối tác khác như trên khắp thế giới. Như vậy, phần thâm hụt từ việc buôn bán với châu Âu gần như đã được cân bằng nhờ vào những khách hàng mới ở phía Đông.

Cùng với tăng cường xuất khẩu dầu, Nga cũng đã đầu tư mạnh vào phát triển hạ tầng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) để tiếp cận các thị trường mới. Năm 2023, Nga xuất khẩu khoảng 44 bcm LNG ra toàn cầu. Các dự án như Yamal và Arctic 2 đóng vai trò quan trọng trong chiến lược mới, giúp Nga đa dạng hóa sản phẩm. LNG có thể vận chuyển bằng tàu để tiếp cận các khách hàng mới ở xa hơn.

Khí đốt hóa lỏng đang trở thành món hàng “hot” trên thị trường thế giới.

Nga cũng tăng cường xây dựng hệ thống phân phối phục phụ cho mở rộng thị phần. Nga và Trung Quốc đã thông qua dự án đường ống Sức mạnh Siberia 2 để chuyên chở khí đốt qua lãnh thổ Mông Cổ đến thẳng vùng đông bắc Trung Quốc. Đây được coi là dự án “cứu” ngành công nghiệp khí đốt Nga sau khi dự án đường ống Sức mạnh phương Bắc tới Đức bị đóng van vào giữa năm 2023. Nga phối hợp chặt chẽ cùng các “bạn hàng” như Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Hungary để tiếp tục sử dụng các hệ thống đường ống cũ và bán dầu ra khắp thế giới với khối lượng tăng vọt.

Theo lời của Bộ trưởng Năng lượng Kazakhstan, ông Almasadam Satkaliyev thì một thỏa thuận mới đã được ký năm 2023 cho phép Kazakhstan thu về 1,7 tỉ USD nhờ việc trung chuyển dầu của Nga qua đường ống Kaztransoil của nước này. Được biết, hợp đồng này đã tăng giá thêm 28% so với hợp đồng trước đó ký từ năm 2013. Tháng 4/2023, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thông qua thỏa thuận xây dựng trung tâm khí đốt mới giữa Nga và Thổ để xuất khẩu ra thế giới thay thế những trung tâm đặt tại Tây Âu trước đây. Nga đang mạnh mẽ mở rộng thị trường theo tất cả các hướng.

Theo số liệu từ BP Statistical, Nga đã phục hồi và tăng cường thị phần của mình trên thị trường khí đốt toàn cầu rất ấn tượng. Từ năm 2019 đến 2023, xuất khẩu khí đốt của Nga tăng trung bình 4% mỗi năm. Một số chuyên gia cho rằng, Nga đã thực hiện thành công việc tái định hướng thị trường dầu khí của mình thành công. Tăng cường xuất khẩu sang châu Á và phát triển hạ tầng LNG được xem là những bước đi chiến lược, giúp Nga duy trì dòng chảy doanh thu từ xuất khẩu năng lượng. Bà Tatiana Mitrova, chuyên gia năng lượng tại Trung tâm Chính sách năng lượng toàn cầu của Đại học Columbia, Mỹ, nhận định: "Nga đã thể hiện khả năng thích ứng đáng kể trong việc đối phó với các lệnh trừng phạt và tìm kiếm các thị trường mới để bù đắp cho sự mất mát từ châu Âu".

Dầu khí Nga đang trở lại

Sau hơn 2 năm xung đột, vào thời điểm khi Nga đã khai mở được những thị trường mới thì chính châu Âu đang phải đánh giá lại sự lựa chọn từ bỏ dầu khí Nga. Sau khi từ bỏ khí đốt của Nga (giảm 80% trong 2 năm) thì LNG là giải pháp thay thế duy nhất của châu Âu với các nhà cung cấp chủ yếu là Mỹ, Qatar hay Na Uy. Tuy nhiên, một phần lớn LNG khác đang được châu Âu sử dụng lại xuất phát từ Nga.

Những đường ống mới đang giúp Nga đa dạng thị trường.

Theo dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA), mặc dù khối lượng LNG không nhiều bằng lượng khí đốt qua đường ống từ Nga tới châu Âu trước cuộc xung đột, nhưng EU là nhà mua LNG lớn nhất của Nga. EU đã mua gần một nửa tổng lượng xuất khẩu LNG của Nga vào tháng 2/2024, trong khi Trung Quốc xếp thứ hai, với sức mua chiếm 21% tổng lượng xuất khẩu LNG của Nga. Phân tích dữ liệu cho thấy, hơn 10% lượng khí đốt Nga trước đây được vận chuyển bằng đường ống tới EU đã được thay thế bằng LNG cũng của Nga nhưng nhập khẩu thông qua các cảng ở Tây Âu, chủ yếu ở Tây Ban Nha, Bỉ và Pháp. Từ năm 2021 đến năm 2023, nguồn cung LNG của Nga sang châu Âu đã tăng 11%, trong đó nguồn cung sang Tây Ban Nha tăng gấp đôi và sang Bỉ tăng gấp ba, theo dữ liệu do Viện Phân tích Tài chính & Kinh tế Năng lượng (IEEFA) tổng hợp.

Nhiều quốc gia châu Âu như Áo, Slovakia hay Hungary vẫn gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt của Nga qua những hệ thống đường ống cũ đi qua Ukraine đang được duy trì theo hợp đồng tới hết năm 2024. Khí đốt Nga có giá thành thấp hơn LNG trên thế giới đến 40 USD khiến cho các quốc gia này gần như không có ý định thay đổi nhà cung ứng. Điều này cho thấy rằng hiện tại, châu Âu không đủ khả năng để loại bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga, ít nhất là cho đến khi khu vực này có thể đảm bảo an ninh nguồn cung năng lượng và khí đốt để tránh nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng năng lượng khác.

Nỗ lực lớn nhất của châu Âu trong hơn 2 năm qua là tăng cường nhập khẩu khí đốt từ Mỹ hay Trung Đông đều vấp phải trở ngại lớn là giá thành. Cuộc khủng hoảng kinh tế của châu Âu đang trở nên trầm trọng hơn bắt đầu từ chính chi phí năng lượng quá cao hiện nay. Nước Đức, quốc gia EU quyết liệt bậc nhất trong việc “cai” khí đốt Nga đang chìm trong nguy cơ khủng hoảng kinh tế lớn nhất. Nhiều quốc gia châu Âu đã bày tỏ quan điểm muốn xem xét lại các lệnh trừng phạt năng lượng Nga. Đây cũng là lý do khiến cho sự ủng hộ dành cho Ukraine đã suy giảm dần trong thời gian qua. Nếu cuộc xung đột tại Ukraine kết thúc, các nước châu Âu sẽ có lý do chính đáng để kết thúc lệnh trừng phạt với Nga đang gây hại cho chính họ. Có lẽ, ngày khí đốt Nga quay trở lại châu Âu cũng không còn xa nữa.

Tiểu Phong

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cảnh báo Pakistan rằng New Delhi sẽ nhắm mục tiêu vào “nơi ẩn náu của khủng bố” bên kia biên giới một lần nữa nếu có các cuộc tấn công mới vào Ấn Độ và sẽ không bị ngăn cản bởi cái mà ông gọi là sự “tống tiền hạt nhân” của Islamabad.

Bộ Xây dựng vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị, ban quản lý dự án trực thuộc và các nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án: Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn; Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm; Công ty CP Đầu tư Phúc Thành Hưng, Công ty CP Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo về việc khẩn trương rà soát, xử lý các bất cập phát sinh trong tổ chức giao thông trên cao tốc.

Ba Lan đã triệu tập Đại sứ Nga và cho biết sẽ đóng cửa Lãnh sự quán Nga tại Krakow sau khi có bằng chứng cho thấy Moscow chịu trách nhiệm cho vụ hỏa hoạn lớn gần như phá hủy hoàn toàn một trung tâm mua sắm ở Warsaw vào năm 2024. Nga phủ nhận mọi liên quan đến vụ tấn công đốt phá và cáo buộc Ba Lan có thái độ kỳ thị với Nga.

Chỉ còn gần 1 tháng nữa, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT sẽ chính thức diễn ra. Tại thời điểm này, bên cạnh chuyện ôn tập, việc cân nhắc lựa chọn trường học nào cho con đang là mối quan tâm lớn của nhiều phụ huynh học sinh.

Để không gián đoạn hoặc làm chậm tiến độ của các dự án khi tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, tỉnh Nghệ An đã hướng dẫn phương án điều tiết nguồn vốn từ dự án này sang dự án khác, từ chủ đầu tư này sang chủ đầu tư khác, đảm bảo quản lý có hiệu quả, không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Bên dòng sông Hàn thơ mộng của TP Đà Nẵng, công trình Bến du thuyền từng được kỳ vọng là điểm nhấn kiến trúc, du lịch lại rơi vào tình cảnh hoang tàn từ năm 2017 đến nay. Dự án do Công ty TNHH I.V.C của Phan Văn Anh Vũ, (Vũ “nhôm”) làm chủ đầu tư tựa như… “biểu tượng” của sự lãng phí và trì trệ trong xử lý hậu quả các sai phạm đất đai.

Trung Quốc và Mỹ nhất trí giảm phần lớn thuế quan áp lên hàng hóa nhập khẩu từ nước kia trong thời hạn 90 ngày để mở đường tiến hành các cuộc đàm phán thuế quan toàn diện hơn, động thái giúp hạ nhiệt đáng kể căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Mỹ và Trung Quốc ngày 12/5 đã nhất trí đình chỉ hầu hết các mức thuế đối với hàng hóa của nhau trong một động thái cho thấy căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có dấu hiệu lắng dịu.

Ngày 12/5, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tuyên án phúc thẩm đối với các bị cáo có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil. Đáng lưu ý, bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) vừa được giảm án 7 năm so với án sơ thẩm (28 năm), vì gia đình nộp 15 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Dư luận quan tâm rằng, với sự tiếp tay của ông Lê Đức Thọ cho Công ty Xuyên Việt Oil gây thiệt hại cho Nhà nước hàng tỷ đồng liệu số tiền khắc phục có thỏa đáng...

Thời gian gần đây, cướp tiệm vàng lại xảy ra tại một số địa phương, với phương thức hoạt động đơn lẻ, lưu động, gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh. Mới đây nhất, ngày 5/5 vụ cướp tiệm vàng xảy ra trên địa bàn huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh đã gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự và dư luận. Vụ án tuy thiệt hại về vật chất chưa lớn, nhưng phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng lại có phần liều lĩnh, bất chấp hậu quả…

Chiều 12/5, đối tượng Tàu Sa Chín (SN 2001, ngụ xã Phước Hà, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) đã bị Công an bắt giữ sau hơn 1 giờ đồng hồ gây ra vụ cướp tại chi nhánh một ngân hàng tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.