Nga khóa van dòng chảy khí đốt qua Ukraine

22:00 13/01/2025

Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu dựa trên đường ống chạy qua lãnh thổ Ukraine, khiến các nước EU phải trả giá tức thì nguy cơ xảy ra một cú sốc giá năng lượng trong khu vực rình rập.

Được biết, các dòng chảy khí đốt của Nga đến một số nước châu Âu đã dừng lại vào ngày 1/1/2025 sau khi công ty Naftogaz của Ukraine từ chối gia hạn hợp đồng với công ty dầu khí Nga Gazprom.

Việc Ukraine không muốn gia hạn hợp đồng đã kéo dài 5 năm với Nga, một mặt nhằm mục đích ngăn chặn nguồn thu ngân sách của Nga nhưng mặt khác cũng sẽ mang đến những tác động không nhỏ tới nhu cầu năng lượng ở châu Âu.

EU điêu đứng vì cú sốc giá năng lượng

Trong phiên giao dịch ngày 3/1 vừa rồi, giá khí đốt giao sau trên sàn giao dịch điện tử TTF của Hà Lan - giá tiêu chuẩn của thị trường khí đốt châu Âu - có thời điểm đạt mức 50,4 euro/megawatt giờ, mức cao nhất kể từ cuối tháng 11/2023. Cuối phiên, giá khí đốt trên sàn này giảm về ngưỡng 49,5 euro/megatwatt giờ, nhưng vẫn tăng khoảng 6,5% trong vòng 1 tháng trở lại đây. Nếu tính từ giữa tháng 9, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng xấp xỉ 40%. Mức giá thấp nhất của năm 2024 là hơn 29 euro/megawatt giờ ghi nhận vào tháng 3.

Nga khóa van dòng chảy khí đốt qua Ukraine -0
Đường ống dẫn khí đốt của Gazprom tại Kasimov, Nga.

Được biết, ngay sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra năm 2022, giá khí đốt đã tăng vọt - đôi khi tăng hơn 20 lần so với thường lệ, buộc một số nhà máy ở châu Âu phải cắt giảm sản lượng và nhiều doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa. Giá khí đốt sau đó đã được hạ nhiệt hơn nhiều bởi các cuộc đàm phán cấp cao. Tuy nhiên, giá vẫn cao hơn so với thời kỳ trước khủng hoảng, buộc doanh nghiệp và người dân phải thắt chặt chi tiêu năng lượng. Theo Ủy ban châu Âu, các khoản chi phí bổ sung là gánh nặng đáng kể: gần 11% công dân Liên minh châu Âu (EU) phải chật vật thì nhà cửa mới đủ sưởi ấm vào năm 2023.

Giờ đây, khi dòng chảy năng lượng từ Nga vào châu Âu bị khóa van càng làm cho tình trạng này trở nên trầm trọng. Bởi lẽ, sự kiện này đánh dấu việc EU chính thức mất đi nguồn cung 5% trong tổng lượng khí đốt nhập khẩu. Trong khi đó, lượng dự trữ khí đốt của khu vực này đang giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2021, hiện chỉ còn khoảng 75% công suất do thời tiết lạnh sâu trong mùa đông năm nay, đẩy nhu cầu năng lượng cho việc sưởi ấm lên cao.

Mặc dù tình hình này đã được các nước châu Âu nắm bắt từ trước, có thời gian để chuẩn bị trước cơn bão lớn, thế nhưng tác động tiêu cực từ việc Nga dừng cung cấp khí đốt là điều không thể tránh khỏi. Châu Âu cũng đã và đang tìm kiếm những nguồn cung khác để bù đắp vào khoảng trống của Nga vẫn khá khó khăn. Việc nhập khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) từ các nhà cung cấp như Mỹ và Qatar cũng đang trở nên đắt đỏ hơn do các nhà nhập khẩu châu Âu phải cạnh tranh với các đối thủ ở châu Á để giành giật các lô hàng.

Dù vậy, điều khiến giới theo dõi thị trường lo ngại không phải là các quốc gia châu Âu sẽ hết khí đốt, mà là hoạt động cung cấp sẽ phức tạp và tốn kém hơn. Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu cao hơn khoảng 4 lần so với giá ở Mỹ. Natasha Fielding, Giám đốc định giá khí đốt châu Âu tại Argus Media, một công ty nghiên cứu thị trường, cho biết: "Tác động thực sự mà tôi nhận thấy là chi phí bỏ ra cho các nguồn cung khí đốt thay thế sẽ cao hơn ở các quốc gia như Slovakia, Áo và Cộng hòa Séc".

Quốc gia nào phải chịu đòn đau nhất?

Các quốc gia châu Âu từng phụ thuộc nguồn cung từ Nga có Áo, Slovakia, Italy, Hungary, Croatia, Slovenia và Moldova. Hầu hết đều đã đa dạng nguồn mua và triển khai biện pháp cắt giảm nhu cầu. Croatia không nhập khẩu nhiều khí đốt từ Nga, trong khi hợp đồng giữa công ty khí đốt Geoplin của Slovenia và Gazprom đã kết thúc từ cuối năm 2023. Áo có thể nhập khẩu từ Italy và Đức. Italy đang nhập khí đốt từ Azerbaijan và Algeria. Hungary vẫn mua được khí đốt Nga qua TurkStream. Slovakia tuyên bố "đã chuẩn bị" cho tình huống và không có nguy cơ thiếu khí đốt.

Moldova được coi là quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi mất nguồn khí đốt Nga. Moldova đã nhập khẩu hầu hết khí đốt từ thị trường châu Âu để thay thế, nhưng vùng ly khai Transnistria ở miền đông nước này vẫn phụ thuộc hoàn toàn khí đốt từ Nga qua Ukraine, nhập khoảng 2 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ năm 2022. Transnistria sử dụng khí đốt Nga để sản xuất điện và bán lại cho các khu vực do chính phủ Moldova kiểm soát. Nhà máy điện lớn nhất Moldova là Kuciurgan nằm ở vùng ly khai này. Việc bị cắt nguồn khí đốt Nga khiến vùng ly khai Transnistria không thể tiếp tục sản xuất điện để bán cho các khu vực khác ở Moldova, khiến nước này ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì thiếu năng lượng.

Đứng trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng, một số nước châu Âu đã lên tiếng kêu gọi Liên minh châu Âu áp trần giá khí đốt. EU đưa ra trần giá khí đốt vào cuối năm 2022 để ngăn đà leo thang chóng mặt của giá khí đốt sau khi Nga ngừng cung cấp năng lượng này qua các đường ống Yamal-Europe và Nord Stream 1. Trần giá khí đốt của EU sẽ hết hạn vào cuối tháng 1 này và sẽ chỉ được kích hoạt nếu giá khí đốt giao sau trên sàn TTF vượt 180 euro/megawatt giờ - mức giá chưa xuất hiện trở lại kể từ mùa hè năm 2022 đến nay.

Tuy nhiên giới chuyên gia vẫn đánh giá đây là một mức giá quá cao, EU nên xem xét lại hạ tiêu chuẩn áp giá trần xuống mức 50-60 euro/megawatt giờ giúp giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp và người dân trong điều kiện khí hậu mùa đông ngày càng khắc nghiệt, cùng những bất ổn kinh tế chính trị đang rình rập tại khu vực.

Vân Anh

Thông tin từ Trung tâm sản xuất phim truyền hình - Đài truyền hình Việt Nam cho biết, chương trình “Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2025” có sự góp mặt của nhiều gương mặt nghệ sỹ quen thuộc, sẽ phát sóng lúc 20h10’ trên kênh của Đài Truyền hình Việt Nam - VTV ngày 28/1/2025 (29 Tết âm lịch).

Bộ Chính trị quyết định điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau thay đồng chí Nguyễn Tiến Hải được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.

Với hàng loạt chính sách "gỡ khó" được triển khai thời gian qua và sau quãng thời gian được coi là "khởi động" trong năm 2024, dự kiến nguồn cung nhà ở xã hội sẽ tăng mạnh trong năm 2025. Mới đây, Bộ Xây dựng cũng vừa có văn bản yêu cầu các địa phương đăng ký, báo cáo về số lượng dự án sẽ hoàn thành, triển khai trong năm 2025 cho thấy quyết tâm đẩy mạnh triển khai đề án "1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030" của Chính phủ.

Mặc dù việc cấm pháo ở nước ta thực hiện cách đây đã gần 30 năm, song từ đó đến nay, gần như dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán các vi phạm về pháo vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Gần đây, Nhà nước đã “nới lỏng” quy định cấm pháo khi cho phép người dân sử dụng pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, lưu hành. Tuy vậy, hoạt động mua bán các loại pháo lậu vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Vào ngày 15/1, Thủ tướng Qatar tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin ở Gaza, đánh dấu một trong những khoảnh khắc hiếm hoi khi hai chính quyền đối lập cùng bắt tay hành động. Sự kiện này không chỉ giúp chấm dứt xung đột, mà còn thể hiện khả năng phối hợp giữa hai bên cạnh tranh, từ đó củng cố vai trò của Mỹ như một trung gian hòa giải quan trọng trong khu vực. Hơn thế nữa, sự hợp tác này đặt ra tiền lệ về cách các chính quyền đối lập có thể tìm được điểm chung trong những vấn đề quan trọng, dù vẫn còn những bất đồng sâu sắc.

Tính đến nay, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc, trong giai đoạn 1, Bộ Công an đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, sửa chữa gần 300 căn nhà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, với tổng số tiền 15 tỷ đồng.

Việc gia nhập NATO từng được coi là một bước tiến tất yếu trong chiến lược của Ukraine nhằm củng cố an ninh và hội nhập vào cấu trúc phương Tây. Tuy nhiên, thực tế lại không hoàn toàn như mong đợi khi chính Tổng thống Volodymyr Zelensky thừa nhận những trở ngại lớn trong tiến trình này. Sự do dự của một số quốc gia thành viên NATO, những lo ngại về căng thẳng với Nga và các thách thức nội bộ của Ukraine đã khiến cánh cửa NATO chưa thể mở rộng. Trong bối cảnh chiến sự kéo dài, sự kiên định của Kiev đối với mục tiêu này vẫn đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai an ninh của quốc gia Đông Âu này.

Thủ đô Hà Nội cùng với các tỉnh thành ở miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết rét đậm, nhiều nơi rét hại, trưa chiều trời hửng nắng và hanh khô. Nam Bộ có gió đông bắc cấp 2-3, nhiệt độ cao nhất 30-33 độ.

Chiều 17/1, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam, khám xét chỗ ở đối với các bị can: Nguyễn Văn Tiến, cựu Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang, cựu Bí thư Thị ủy thị xã Long Mỹ, cựu Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ (cũ); Bùi Văn Thắng, cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Long Mỹ (cũ) và Lê Hồng Cẩm, cựu Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Long Mỹ để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Sau khi đánh bạc thua hết tiền, nạn nhân vay tiền của các đối tượng cho vay lãi cao để gỡ nhưng tiếp tục bị vét “cháy túi”. Không trả được cả gốc lẫn lãi, con bạc bị chúng bắt cóc, tra tấn đánh đập dã man, ép phải gọi điện về nhà để chuyển tiền trả nợ, chuộc thân. Khi người thân của con bạc chưa chuyển tiền, chúng đã dùng dao sát hại dã man nạn nhân trước khi thẳng tay quẳng xuống sông nhằm phi tang xóa dấu vết.

Ngày 17/1, đoàn CLB Công an hưu trí khối Xây dựng lực lượng (XDLL) CAND tổ chức sinh hoạt chính trị về nguồn tại Khu lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy CAND (thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang); kết hợp tặng quà tri ân một số gia đình chính sách và tặng xe đạp, sách vở giúp đỡ các cháu học sinh nghèo vượt khó học giỏi trên địa bàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.