Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Trong nỗi cô đơn nhìn vào cõi đời sâu thẳm...

16:18 05/10/2024

Tôi biết bút danh Nguyễn Khắc Trường đầu tiên gắn trên trang bìa tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma”. Tôi mua cuốn sách này khi tác phẩm vừa được trao Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1991 cùng với “Bến không chồng” của Dương Hướng, “Thân phận tình yêu” (Nỗi buồn chiến tranh) của Bảo Ninh và sức nóng của nó tràn ngập các báo, đài.

Đọc suốt đêm, trắng đêm, đọc cả Chủ nhật, nhà văn Nguyễn Khắc Trường dẫn dắt tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Lúc thì chìm đắm vào mối tình của bà Son yêu một người, phải lấy một người khác, cả đời đàn bà sống như cái bóng. Khi thì thấy lão Quềnh như bằng xương bằng thịt đi lại ở làng, rồi thoắt cái lại thấy cô Thống Biệu dẫn tôi đi gặp ma...

Buông sách, người thẫn thờ như vừa can dự một cuộc “nồi da xáo thịt” giữa hai dòng họ ở chính quê hương mình, chứ không phải xứ Thái Nguyên quê ông Nguyễn Khắc Trường. Lòng cảm phục vô cùng và ước ao được gặp tác giả của “Mảnh đất lắm người nhiều ma” để kể cho ông nghe những lúc thót tim, những khi ngộp thở vì đọc tác phẩm của ông.

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường và nhà văn Tô Hoài.

Dạo ấy, tôi còn trẻ và đang sục sôi những bước đầu tiên trên con đường văn chương nên chỉ cảm nhận được mà chưa nhận biết và phân tích rạch ròi những cái hay, cái đẹp và sự hấp dẫn của tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma”. Phải nhiều năm sau, tôi trưởng thành dần theo thời gian, đọc, quan sát và nghĩ ngợi, có một chút nghề, được gặp gỡ ông, tôi mới nhận ra cái cách nhà văn Nguyễn Khắc Trường dựng truyện rất khôn khéo, tài tình.

Ông cho rằng, truyện ngắn, tiểu thuyết phải có chuyện, cho nên ông rất chú ý đến cốt truyện, đến chi tiết. Có lẽ vì thế mà người đọc hồi hộp, đôi khi ngộp đến ngạt thở bởi ông dẫn dắt đi hết tình huống này đến trường đoạn kia theo những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc đấu giữa hai dòng họ Vũ Đình - Trịnh Bá. Thạo nghề là lẽ đương nhiên, nhưng ông đột sáng khi dựng cá tính, và tính cách nhân vật đối lập trong hoàn cảnh đối nghịch khắc họa rõ nét thân phận nhân vật.

Trong hệ thống nhân vật của Nguyễn Khắc Trường như: Trịnh Bá Hàm thọt chân, Trịnh Bá Thủ, Vũ Đình Đại, Vũ Đình Phúc, cô Thống Bượu, ông Sửu, ông Cao, bà Son, bà Cả, ông Khừu, Gái, Chỉnh, Quản Ngư, Đồ Ngật, Tùng, Đào v.v... thì nổi bật nhất, có lẽ “sống” lâu nhất là... lão Quềnh. Có thể nói: văn chương Việt Nam, có những nhân vật để đời như Chí Phèo của Nam Cao, Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng, chị Dậu của Ngô Tất Tố, anh Pha của Nguyễn Công Hoan, Giang Minh Sài của Lê Lựu, lão Khúng của Nguyễn Minh Châu... thì cũng phải nói đến lão Quềnh của Nguyễn Khắc Trường.

Để “viết được một cái gì đó cho ra hồn”, như ông trăn trở, thì phải có bản lĩnh và dấn thân, phải không muốn đi mãi con đường đã đi. Năm 1988, ông Nguyễn Khắc Trường xin nghỉ trực văn xuôi, để dành thời gian đi thực tế ở các vùng nông thôn Bắc bộ, ủ mưu viết lớn, viết khác. Ông bảo với tôi: “Dạo ấy, không khí văn chương sôi động, nóng bỏng lắm, mọi người muốn thay đổi, nghĩ khác, viết khác. Tớ cũng còn trẻ, rất muốn đi khỏi Hà Nội để viết một cái gì đó cho ra tấm ra món”.

Ông trở về Thái Nguyên quê hương, ông sang Hưng Yên, Hải Dương, ông vào Thanh Hóa và cắm sâu nhất ở các làng của huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân và Nga Sơn... Ông nằm vùng, cùng ăn cùng ở cùng làm với dân như một người người nông dân thực thụ để cảm, để nhận ra cái mùi, cái vị, cái hồn của làng quê.

Dạo ấy, nông thôn đang “vỡ ra”, cái cũ chưa qua mà cái mới còn manh nha. Câu chuyện mâu thuẫn các dòng họ vốn sẵn hằng năm ở nông thôn lúc lắng xuống, lúc trồi lên thì đang có cơ hội mới bùng lên sục sôi. Người nông dân dân dã, mộc mạc, bình dị và lương thiện bị cuốn vào những mâu thuẫn nội tại của các dòng họ và lũ cường hào mới đã nổi lên như rươi. Những câu chuyện, nhân vật ngoài đời và hiện thực xã hội xứ Thanh gây cảm hứng nghệ thuật cho ông mạnh mẽ nhất. Nhưng, với người non tay và nệ thực thì không gian nghệ thuật sẽ là xứ Thanh, cụ thể là nông thôn đồng bằng Bắc Trung bộ mà Thanh Hóa là chốn phát lộ nhất.

Nhưng, Nguyễn Khắc Trường khi ấy đã qua Trường Viết văn Nguyễn Du, đã có thâm niên biên tập văn xuôi ở một tờ tạp chí lớn và đặc biệt là đang nóng bỏng khao khát đổi mới, khao khát “viết một cái gì đó cho ra hồn”. Chuyện thực nóng bỏng, ngồn ngộn, nếu cứ viết về nơi nó xảy ra sẽ bại ngay, vì văn hóa, ngôn ngữ xứ Thanh thì ông hiểu lơ mơ. Nguyễn Khắc Trường mang luôn hiện thực ấy về không gian đất và người quê mình bên sông Công, Thái Nguyên, nơi ông thạo từ lời ăn, tiếng nói, phong tục, tập quán vào tiểu thuyết, cho nhân vật hoạt động trong trường không gian văn hóa ấy... là một khôn ngoan, sáng suốt và tài tình của người sáng tác. Bởi, xét cho cùng, nhà văn phải viết những gì mình thuộc nhất, hiểu nhất và biết nhất.

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường có một bút danh một thời đậm mùi lính tráng là... Thao Trường. Cái bút danh ấy dường như khẳng định ông rất yêu đời lính và đời lính tác động sâu sắc đến những năm tháng tuổi trẻ cầm bút. Các tác phẩm sinh ra từ bút danh này như: truyện vừa “Cửa khẩu” năm 1972 cùng tập truyện “Thác rừng” năm 1976 và “Miền đất mặt trời” năm 1982 đã đi vào di sản văn chương Nguyễn Khắc Trường, chứ không mấy người biết, đời văn chỉ cần bạn đọc nhớ đến “Mảnh đất lắm người nhiều ma” và cái tên Nguyễn Khắc Trường là đã đủ lắm rồi. Bút danh Thao Trường và các tác phẩm khác của ông đến bây giờ chỉ dành cho những người nghiên cứu văn học, học viên cao học..., thế cũng tròn đầy cho một đời văn.

Năm 2006, tôi tham gia ban biên soạn tập sách bìa cứng, khổ to, dày cộp gần 1.000 trang “Nửa thế kỉ truyện ngắn Văn nghệ quân đội” và chọn truyện ngắn “Chuyện chép trên đầu nguồn sông Hồng” của nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Những dòng đầu tiên của truyện ngắn thu hút tôi không phải một cái mở đầu bất ngờ, hay mới lạ, mà là... ngôn ngữ và giọng văn: “Nhỏ bé và cheo leo, làng như một chiếc tem dán nghiêng vào vai núi. Ruộng bậc thang xếp dọc theo làng như đấy là bậc lên xuống của những bàn chân khổng lồ trong chuyện xưa. Làng vốn quen với không khí thanh bạch, ẩn mình vào thiên nhiên pha đậm màu sắc cổ tích, giờ bỗng đùng đùng bốc cháy! Tiếng lửa reo ù ù, tiếng nứa nổ toác ra chói đanh làm anh tỉnh cơn mê. Anh đã ngất bao lâu? Trung đội dân quân của anh đâu cả rồi?”.

Ví von “làng” giống “cái tem”, mà cái tem ấy lại “dán nghiêng vào vai núi”. Núi có chân, có sườn, có đỉnh, có vách là chuyện thường, nhưng núi của Nguyễn Khắc Trường có vai thì lạ quá. Truyện ngắn này kể về một anh bộ đội thời chống Mỹ bị thương, xuất ngũ, về bản làm trung đội trưởng dân quân, phụ trách đội ươm cá đẻ. Cô gái bản tên Miêng thầm yêu anh nhưng anh không để ý, chỉ tập trung vào công việc. Thế rồi, giữa lúc cá con sắp nở “như mưa sao” thì cô gái Hoa Sinh học trung cấp thủy sản trở về.

Hằng ngày phải nhìn anh và cô gái Hoa kiều béo trắng, “đường nét cựa quậy, núng nính” làm việc với nhau thân mật, tâm đầu ý hợp và thường xuyên bên nhau, Miêng “bất ngờ đến váng vất”. Cô mặc cảm mình xấu hơn, trình độ văn hóa thấp hơn cô Hoa kiều mới về, nhưng cô cũng nhận ra họ vừa đôi phải lứa. Vốn quen nhường nhịn, bao dung, hiền hậu đến mức khi có chuyện người Hoa bỏ về bên kia biên giới, cô còn lo lắng cho Hoa Sinh.

Chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra, anh bị thương, lạc vào rừng. Miêng đi tìm và tìm được anh, nhưng bất ngờ gặp Hoa Sinh cùng một toán quân địch. Cũng may, viên đạn từ nòng súng của Hoa Sinh không trúng anh và Miêng. Hoa Sinh hiện ra gương mặt thật “nội gián”, dẫn quân xâm lược về bản và ông bố nuôi Hoa Sinh cũng cùng một duộc. Quân chủ lực tràn lên cứu viện.

Địch rút. Cô gái Hoa Sinh chạy vào đúng ổ phục kích của đội quân xâm lược và bị chết bởi chính viên đạn của những kẻ xâm lược. Anh trung đội trưởng dân quân nằm trạm xá “thắc thỏm mong Miêng đến” và anh chợt nhận ra cô là một cái gì đó vô giá ở bên mà anh bây giờ mới biết... Tác phẩm quyến rũ người đọc bằng cái lấp lánh hấp dẫn của ngôn ngữ từ mở đầu và suốt truyện, còn kết truyện thì đột ngột, bất ngờ.

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường (áo trắng) cùng các đồng nghiệp Trung Quốc thăm Vạn lý trường thành.

Có lẽ, đời văn Nguyễn Khắc Trường, những gì viết trước năm 1986 chỉ là giậm chân khởi động, là những bước chạy đà đầu tiên báo hiệu một cái gì đó bất ngờ, đột phá đang chờ ở phía trước và phải đến “Mảnh đất lắm người nhiều ma” mới là cú vọt lên cao, bay xa. Nhưng, tôi đồ rằng cú rướn nhảy lại là thiên bút ký “Gặp lại anh hùng Núp”.

Anh hùng Đinh Núp là nhân vật trung tâm, ngờm ngợp các chi tiết làm nên các câu chuyện về ông Núp và các mối quan hệ của ông đặt vào không gian văn hóa sinh động, ăm ắp hương sắc, hồn vía Tây Nguyên. Chất truyện dày hơn chất ký và kho tri thức về văn hóa bản địa hiện lên trên từng trang viết. Về thể loại, tôi có cảm giác như thiên bút ký chỉ là chiếc áo quá chật không chứa nổi hiện thực vạm vỡ. Thú thực, lại một nữa tôi bị thuyết phục bởi ngôn ngữ và giọng văn của Nguyễn Khắc Trường. Bút ký “Gặp lại anh hùng Núp” đoạt giải Nhất cuộc thi bút ký do tuần báo Văn nghệ và Đài Tiếng nói Việt Nam cùng tổ chức cũng không lạ.

Năm 1982, nhà văn Nguyễn Khắc Trường được điều về làm biên tập ở Tạp chí Văn nghệ quân đội. Khi ấy, nhà văn Nguyễn Khải vẫn chưa chuyển ra ngoài, nhà văn Nguyễn Minh Châu thì 7 năm sau mới mất vì căn bệnh hiểm nghèo. Ông Nguyễn Khắc Trường may mắn được sống, làm việc và học hỏi nhiều từ các nhà văn đàn anh tài năng. Ông đã từng “cắp tráp” đi theo nhà văn Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu đi thực tế sáng tác nhiều chuyến. Đi để xem bậc đàn anh hành nghề thế nào, để học được cái gì đó.

Mỗi người một cách riêng thâm nhập thực tế, nhà văn Nguyễn Khải thì chăm chỉ ghi chép. Nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhà văn Nguyễn Khắc Trường thì không mấy khi giở giấy bút. Trong lúc ông Nguyễn Khải hỏi nhiều, ghi lắm, ghi cụ thể, tỉ mỉ thì Nguyễn Khắc Trường cứ nhởn nhơ như người đi theo, đi chơi. Nhưng, không có cái gì qua mắt ông, bởi ông quan sát, ghi nhớ cái đáng nhớ vào trong đầu và nghĩ ngợi. Một cách đi thực tế, hỏi lắm, ghi nhiều như Nguyễn Khải vẫn ra những bút ký nóng hổi đời sống giàu suy tư, triết lý. Một cách đi tiếp cận đời sống như đi chơi, không ghi chép, chỉ hỏi, nghe và quan sát, nghĩ ngợi như Nguyễn Khắc Trường lại cần có trí nhớ tuyệt vời.

Tôi có 5 năm làm việc cùng nhà văn Nguyễn Khắc Trường khi ông làm Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi, Hội Nhà văn Việt Nam. Trí nhớ của ông khiến tôi vô cùng cảm phục. Xét kết nạp đến tác giả nào cùng thời với ông trở về trước và sau đó là thế hệ chúng tôi, ông đều nhớ vanh vách các bút danh, tác phẩm xuất bản năm nào, cốt truyện ra sao, nhân vật, chi tiết thế nào, rồi giọng văn, cá tính... Nhớ còn vì ông làm biên tập lâu năm, đã từng xử lý nhiều bản thảo của người sáng tác khắp cả nước. Có tác giả, khi đưa ra bàn luận ở hội đồng, nhà văn Nguyễn Khắc Trường bảo: “Tôi cứ tưởng ông ấy vào hội lâu rồi, đáng lẽ phải vào hội trước cả tôi. Sao bây giờ chúng ta mới xét ông ấy nhỉ?”.

Một lời của ông thuyết phục và có sức mạnh như mệnh lệnh sai khiến cả binh đoàn. Tôi cũng may mắn được chấm thi cùng ông ở một số cuộc thi cấp Trung ương và cả địa phương nữa. Phải nói là ông có “uy lực văn chương”, dù ông ở cương vị chủ tịch hội đồng giám khảo, hay chỉ là thành viên, dù ông nói trước hay phát biểu sau. Mạch lạc. Khúc chiết. Và, khái quát đầy thuyết phục. Có cuộc chấm thi, ý kiến nhận xét, đánh giá của Nguyễn Khắc Trường có sức nặng đến mức hầu như các thành viên khác đều gật gù nhất trí.

Ông là người biết đủ. Ông vừa lòng với cuộc sống của mình, vừa lòng với những gì mình làm được. Bây giờ, nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã về cõi cao xanh, chắc chắn ông sẽ vẫn thanh thản, an lành, ngao du với miền mây trắng. 

Sương Nguyệt Minh

Ông Esmail Qaani - Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds, hay còn gọi là cơ quan tình báo quân sự ở nước ngoài của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) đã mất liên lạc với chính quyền Iran và Hezbollah kể từ khi Israel không kích vào Thủ đô Beirut của Lebanon hồi tuần trước, Reuters ngày 7/10 đưa tin. 

Trong thời đại công nghệ số, việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sự lan tràn của các sản phẩm chức năng cùng những quảng cáo lén lút từ các cơ sở y tế đang gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho xã hội.

Hà Lan xác nhận nước này đã chuyển giao lô tiêm kích F-16 đầu tiên cho Ukraine. Amsterdam trước đó khẳng định không cấm Kiev dùng F-16 tập kích lãnh thổ Nga.

Trong bối cảnh an ninh toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp, việc ra sức tô vẽ và đánh bóng cho các đối tượng khủng bố như Y Quynh Bdap không chỉ đi ngược lại lợi ích của Việt Nam mà còn đe dọa an ninh toàn cầu. Việc cố tình đổi trắng thay đen, đánh tráo bản chất nhằm kích động kêu gọi trả tự do cho đối tượng khủng bố là hành vi tiếp tay cho tội phạm, cần phải lên án.

Bước vào năm học mới hơn 1 tháng, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) lại được đặt lên hàng đầu khi đã có những vụ ngộ độc thực phẩm diễn ra, đặc biệt liên quan đến quà vặt, đồ ăn trước cổng trường, khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến sẽ thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là Toán và Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Gần đây, dư luận ở TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) xôn xao về việc, người dân sinh sống ở chung cư tái định cư C5, C6 (phường Tăng Nhơn Phú A) kêu cứu, bất an với nỗi lo “bà hỏa” rình rập, các hộ kinh doanh tự phát chiếm dụng trái phép diện tích sử dụng chung của chung cư. Người dân đã nhiều lần kiến nghị đến cơ quan chức năng, nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nam Định đang thụ lý điều tra vụ án hình sự: Nguyễn Thị Nhung sử dụng trái phép tài sản xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại Đại An Global vào năm 2023 theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 09/QĐ-ANĐT-Đ2, ngày 16/9/2024.

Công an TP Hà Nội cho biết, những năm gần đây, các giải chạy Marathon đã trở thành ngày hội thể thao dành cho các gia đình. Nhiều phụ huynh mong muốn trẻ em có một sân chơi lành mạnh, bổ ích để phát triển thể chất và tinh thần nên đăng ký giải chạy để giúp con trẻ rèn luyện. Lợi dụng tâm lý đó, một số đối tượng đã sử dụng mạng xã hội giả mạo các giải chạy, sau đó dẫn dụ phụ huynh đăng ký rồi tìm cách lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cơ chế "không cho phép VĐV được nhận 2 đầu lương" đã khiến nhiều địa phương tìm thêm nhiều phương án mới nhằm cải thiện thu nhập VĐV. Đây là cách làm phổ biến trong thời điểm hiện tại, nhằm giữ chân những người hoạt động trong ngành Thể thao.

Khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ hôm nay được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 100mm, ngày vài nơi nắng gián đoạn. Thủ đô Hà Nội trời nắng, nền nhiệt từ 22-33 độ C.

Nhân dịp tháp tùng chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cộng hòa Pháp từ ngày 4-8/10 và trước đó là tới Cộng hòa Ireland từ ngày 1-3/10, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an và lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đã có cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ nước sở tại.

Từ ngày 1-5/10, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm, làm việc tại Nhật Bản để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước và xây dựng pháp luật về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).

Trong thông điệp đánh dấu một năm kể từ khi xung đột giữa Israel và phong trào Hamas nổ ra tại Dải Gaza, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm giải pháp lâu dài để chấm dứt đau khổ đang nhấn chìm Trung Đông.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文