Trang phục truyền thống với dòng chảy thời đại

08:09 05/06/2023

Áo dài là một di sản văn hóa đặc thù của cố đô Huế, với đề án “Huế - Kinh đô áo dài” vừa được phê duyệt kinh phí, đây được coi là động lực để phát triển ngành kinh tế áo dài gắn với sự phát triển của văn hóa cố đô.

Từ trong di sản miền Cố Đô

Trong dòng chảy văn hóa Việt, chiếc áo dài có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, gắn bó với đời sống của người Huế nói riêng, và là biểu tượng của người phụ nữ Việt nói chung. Vì thế, áo dài được xem là giá trị văn hóa độc đáo trong rất nhiều các di sản văn hóa ở Huế, và địa phương này đang quyết tâm xây dựng thương hiệu “Huế - kinh đô áo dài Việt Nam”.

Giáo sư, Tiến sĩ Triết học Thái Kim Lan nỗ lực bảo tồn và khôi phục áo dài Huế. Ảnh NVCC

Nếu đối với nữ, chiếc áo dài là trang phục tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng, thanh lịch của người con gái Huế, thì áo dài nam lại là trang phục mang nét trang trọng, lịch lãm, góp phần tạo nên tâm hồn, tính cách của người đàn ông. Bên cạnh đó, áo dài còn thể hiện những giá trị đặc sắc về đạo đức, thẩm mỹ, là một di sản sống động, sản phẩm du lịch độc đáo của mảnh đất Cố đô Huế. Dưới thời vua chúa nhà Nguyễn, Huế đã thực sự là Kinh đô áo dài của Việt Nam, là nơi chứng kiến lịch sử hình thành và phát triển của loại quốc phục này. Thế nhưng, khi Vua Bảo Đại thoái vị, kết thúc triều đại phong kiến cuối cùng của đất nước, áo dài ngũ thân không còn xuất hiện như một thường phục hay mặc của người dân Việt Nam nữa.

Áo dài Huế cũng trải qua một giai đoạn không được coi trọng, phát huy sau những biến cố của chiến tranh, khi kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn. Giáo sư, Tiến sĩ Triết học Thái Kim Lan (TP Huế), người đã dành một đời cho áo dài Huế cho hay, người phụ nữ Huế thừa hưởng tính cách nhẹ nhàng, đằm thắm mang đặc trưng của vùng đất một thời là kinh đô của đất nước. Vẻ đẹp truyền thống với những nét dịu dàng, e ấp của cô gái Huế trong tà áo dài vẫn còn nguyên vẹn và có sức lay động lòng người. Phụ nữ Huế luôn coi áo dài như một trang phục thường ngày chứ không chỉ dùng trong những dịp lễ, Tết hay sự kiện đặc biệt nào đó và tùy theo điều kiện kinh tế mà ai cũng có vài bộ áo dài dành cho riêng mình.

“Huế - Kinh đô Áo dài” là một đề án dài, không chỉ nhằm phục hưng một truyền thống văn hóa, một di sản mà còn góp phần thiết thực để hỗ trợ ngành du lịch dịch vụ phát triển

Còn với nam giới thì chiếc áo dài Ngũ thân là trang phục thường xuyên không chỉ trong các nghi thức quan trọng mà còn trong cả đời sống thường nhật. Áo ngũ thân chủ yếu có hai loại: Áo tay rộng (áo Tấc) thường được sử dụng trong các nghi lễ quan trọng, và áo tay hẹp (hay áo tay chẽn), được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, trong khi thực thi công vụ và nhiều loại hình hoạt động khác. Trong thời phong kiến trước đây, chiếc áo ngũ thân tay hẹp cùng khăn vấn đầu (hình chữ Nhân hoặc chữ Nhất) và quần dài màu trắng là loại trang phục được sử dụng rất phổ biến từ hoàng cung đến các bộ, viện, phủ đường, ty, nha, quân doanh… thể hiện sự nghiêm túc, chỉnh chu của người thi hành công vụ.

Sự phân biệt về đẳng cấp, thứ bậc chủ yếu thể hiện qua chất liệu, màu sắc của vải may và mức độ cầu kỳ của các hoa văn trang trí trên áo. Tuy nhiên, áo dài Huế cũng trải qua một giai đoạn không được coi trọng, thậm chí, chiếc áo dài ngũ thân nam giới đã gần như mất hẳn sau khi người Pháp vào Đông Dương mang theo quần Âu, áo sơ mi, comple và những biến cố trong chiến tranh, kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, chỉ còn lại những chiếc áo thụng, áo tấc xuất hiện trong các nghi lễ tế tự, cúng giỗ của các đình làng, dòng họ, gia đình..., vì vậy rất nhiều người không biết áo dài ngũ thân nam truyền thống là gì. Mãi năm 1986 trở lại đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, áo dài Huế mới dần dần được hồi sinh với diện mạo mới, nhất là áo dài của nữ giới và gần đây là áo dài của nam giới.

Những bộ áo dài xưa của cố đô Huế gồm những y áo đời thường của người Việt từ các mệnh phụ phu nhân cho tới các vị vua. Tất cả đều được Giáo sư - Tiến sĩ Thái Kim Lan cẩn trọng lưu giữ. Giống như sự trở về của quá khứ, bộ sưu tập áo dài xưa xứ Huế của cá nhân bà Thái Kim Lan thực sự là nét đẹp cố đô xưa trở lại để mỗi người có cơ hội được ngắm nhìn tinh hoa văn hóa Việt một thời. Sau một thời gian gần như vắng bóng do hoàn cảnh lịch sử, từ năm 1989 trở đi, chiếc áo dài truyền thống đã quay trở lại, được quy định thành trang phục của nữ giới, bắt đầu từ ngành giáo dục, sau đó lan tỏa mạnh mẽ sang các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh Thừa Thiên - Huế, rồi từ đó trở thành phong trào chung của cả nước. Đến nay, chiếc áo dài đã trở thành một loại trang phục công sở phổ biến của nữ giới ở rất nhiều ngành, nhiều địa phương. Nổi bật, là các nữ chính khách lãnh đạo của Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, các phái đoàn ngoại giao của Việt Nam luôn xuất hiện gắn liền với hình ảnh chiếc áo dài trong các sự kiện chính trị quan trọng; từ đó hình ảnh áo dài Việt Nam đã khẳng định vị thế trên toàn thế giới.

Trong phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế, ngành văn hóa với vai trò chủ đạo đã đưa áo dài vào cuộc sống thường nhật, trong các lễ hội văn hóa, thể thao, lễ chào cờ nơi công sở...

Phát huy di sản thành sản phẩm kinh tế

Áo dài có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, gắn bó với đời sống của người Huế nói riêng, người Việt Nam nói chung và là biểu tượng, hồn cốt của người phụ nữ Việt. Trải qua suốt chiều dài lịch sử, chiếc áo dài Huế được may thêu tinh tế và sắc sảo bởi đôi bàn tay khéo léo của những người thợ tài ba xứ Huế từ lâu đã trở thành một món quà lưu niệm văn hóa, tinh thần độc đáo không thể thiếu cho người dân địa phương cũng như khách du lịch.

Áo dài là một di sản văn hóa đặc thù của cố đô Huế, được hình thành, phát triển, tồn tại suốt hơn 300 năm qua. Trong vài năm trở lại đây, Thừa Thiên Huế phát động và đẩy mạnh việc phục hưng áo dài truyền thống (bao gồm cả áo dài nam và áo dài nữ) gắn với triển khai đề án "Huế - kinh đô áo dài Việt Nam". Trong phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế, ngành văn hóa với vai trò chủ đạo đã đưa áo dài vào cuộc sống thường nhật, trong các lễ hội văn hóa, thể thao, lễ chào cờ nơi công sở... Ngành giáo dục sau khi phổ biến áo dài nữ ở chốn học đường khối trung học phổ thông, cũng đã và đang thử nghiệm đưa áo dài nam vào trong các hoạt động quan trọng. Một số trường học đã trang bị hoặc thuê, mượn áo ngũ thân để thầy cô giáo và các em học sinh mặc trong các sinh hoạt thực tế tại bảo tàng, di tích và các lễ hội do trường tổ chức. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã trang bị áo dài cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên và đã triển khai quy định mặc đồng phục áo dài khi tham gia các lễ hội, các sinh hoạt văn hóa. Giới doanh nhân đã sử dụng áo dài trong hầu hết các diễn đàn. Và tại chợ Đông Ba, ngôi chợ hơn 100 tuổi nổi tiếng nhất xứ Huế, hàng trăm tiểu thương đã cùng nhau mặc áo dài trong các ngày lễ, Tết hay trong các ngày hội do TP Huế phát động, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về áo dài Huế gắn liền với ngôi chợ lịch sử.

Áo dài nam đã bắt đầu được khôi phục trong thời gian qua

Cùng chung với Huế, trên phạm vi toàn quốc, phong trào phát triển áo dài truyền thống và phục hưng quốc phục cũng đang lan tỏa mạnh mẽ với vai trò của nhiều hội, đoàn, đặc biệt là trong giới trẻ. Đề án “Huế - kinh đô áo dài Việt Nam” mà cố đô Huế đã và đang triển khai mạnh mẽ chính là câu chuyện phục hưng một di sản văn hóa truyền thống, đưa di sản ấy vào cuộc sống đương đại và để nó tỏa sáng như vốn đã từng. Nhưng còn hơn thế, sự tỏa sáng của “kinh đô áo dài” không chỉ là thương hiệu về văn hóa, mà còn vì sự phát triển bền vững của chính Thừa Thiên Huế, một vùng đất rất giàu có về di sản nhưng đang còn không ít khó khăn, thách thức do phải giải quyết những mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển.

Thời gian qua, đã có rất nhiều hoạt động để Huế trở thành “Kinh đô áo dài”. Đó là việc nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng cơ sở dữ liệu áo dài Huế; tổ chức các sự kiện, lễ hội về áo dài; quảng bá, truyền thông về áo dài Huế; tạo lập và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Huế - Kinh đô áo dài”. Xây dựng Huế thành “Kinh đô áo dài” là điều vô cùng cần thiết. Bởi lẽ một điều ai cũng có thể nhận thấy, đó là cơ sở để một di sản văn hóa truyền thống như áo dài đi vào cuộc sống đương đại một cách sâu rộng. Còn hơn thế, việc phát huy các khía cạnh từ nghệ thuật trình diễn, phục vụ đời sống, kinh doanh may áo dài, khai thác du lịch… còn hướng đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Để Huế trở thành “Kinh đô áo dài”, có nhiều tiêu chí cần thực hiện, trong đó, Huế phải là trung tâm may áo dài của cả nước và có nhiều hơn các cơ sở kinh doanh đáp ứng được các nhu cầu may, mua sắm của du khách.

Riêng với hoạt động du lịch, khoảng 2 năm trở lại đây, mặc áo dài nói chung và mặc cổ phục nói riêng đi tham quan, chụp ảnh trong không gian di sản, hay tìm về những nét xưa cũ trở thành sản phẩm thu hút khách, nhất là dòng khách trẻ tuổi. Những hình ảnh đó đang trở thành nét đặc trưng của du lịch Cố đô. Nhiều đoàn tìm hiểu du lịch đến Huế cũng lựa chọn những bộ cổ phục để tham quan TP. Huế, điều này tăng tính lan tỏa và thêm phần khẳng định Huế là kinh đô của áo dài. Nhưng ở góc độ phát huy, “làm” kinh tế từ việc may và bán áo dài cho du khách đang còn nhiều hạn chế. Khảo sát tại các nhà may truyền thống, có thương hiệu ở Huế, việc phục vụ du khách chưa được triển khai, thậm chí là họ không mấy quan tâm thị trường tiềm năng, được xác định là trọng điểm khi du lịch ngày càng phát triển. Hiện có một số nhà may mới được mở chuyên phục vụ nhu cầu thuê và may áo dài cho khách du lịch. Đây là tín hiệu vui, nhưng theo nhiều du khách, họ vẫn muốn may áo dài ở những nhà may truyền thống, đã có thương hiệu ở Huế.

Cùng với những tiêu chí phục dựng, quảng bá hình ảnh, tạo lập thương hiệu… việc “làm” kinh tế từ áo dài cần được chú trọng hơn. Khách đến Huế không chỉ thuê áo dài để mặc chụp ảnh, mà cần hướng đến may áo dài, mua áo dài để mang về. Vì vậy, đây là vấn đề đặt ra cho những nhà quản lý trong việc phát huy, định hướng và có giải pháp để chuyển dịch dần, phát huy hơn nữa yếu tố kinh tế của áo dài, hướng đến xây dựng Huế thành trung tâm may áo dài của cả nước. Kỹ nghệ phục vụ du lịch của các cơ sở cần được làm tốt hơn. Điều này không chỉ đưa áo dài thành sản phẩm lưu niệm chủ lực cho Huế, mà thể hiện tính chuyên nghiệp của du lịch, nâng chất lượng điểm đến, mà Huế là một trong những thương hiệu của nhiều di sản.

TS Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Huế - Kinh đô Áo dài” là một đề án dài hơi, không chỉ nhằm phục hưng một truyền thống văn hóa, một di sản của cố đô Huế mà còn góp phần thiết thực để hỗ trợ ngành du lịch dịch vụ phát triển. Tỉnh hướng đến mục tiêu đưa áo dài trở thành di sản quốc gia, đồng thời xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh áo dài. Thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục tổ chức những hoạt động để giới thiệu một cách đầy đủ và toàn diện nhất về văn hóa áo dài. Đến năm 2030, sẽ hình thành bảo tàng, trung tâm trưng bày, trình diễn, may đo áo dài phục vụ khách du lịch; ban hành tối thiểu 1 chính sách hỗ trợ phát triển áo dài Huế. Tổng kinh phí của Đề án này là 535,5 tỷ đồng. Trong đó, xã hội hóa 524,4 tỷ đồng và 11,1 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh.

Tiêu Dao

VKSND TP Hồ Chí Minh vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 254 bị can về 11 tội danh liên quan đến các sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực đăng kiểm. Đáng lưu ý, quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã làm rõ sự “tiếp tay” của nhóm đối tượng nguyên lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) và lãnh đạo, đăng kiểm viên Phòng kiểm định xe cơ giới (VAR) cho các đối tượng khác trong quá trình gây án.

Hai thập kỉ từ sau đợt mở rộng lớn nhất lịch sử, Liên minh châu Âu (EU) đã gặt hái những bước phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, nhưng hiện đang đối mặt không ít thách thức từ bối cảnh địa chính trị thay đổi, cũng như sự chênh lệch về kinh tế và khác biệt quan điểm giữa các quốc gia thành viên.

Đánh giá tác động môi trường cũng như hồ sơ phê duyệt, quy mô trang trại này chỉ được phép nuôi 150 con lợn nái, nhưng khi kiểm đếm để đền bù, GPMB cao tốc Bắc - Nam, trang trại này nuôi đến 668 con. Ngoài ra, trước thời điểm cao tốc được Chính phủ phê duyệt quy hoạch 5 tháng, dự án này cũng được điều chỉnh tăng thêm về diện tích, quy mô chuồng trại dù số lượng vật nuôi không biến động.

Sau hơn 10 năm để “đắp chiếu” giữa trung tâm thành phố, ngày 2/5, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh đã phát đi thông báo kết luận của ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND thành phố đối với Dự án xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng (Nhà thi đấu Phan Đình Phùng). Đây là công trình thể dục thể thao quy mô lớn với 4 mặt tiền ở quận 3.

Cảnh sát phải dùng biện pháp mạnh để giải tán hàng loạt người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học ở Mỹ ngày 2/5, bao gồm cả việc dỡ bỏ một khu cắm trại tại Đại học California tại Los Angeles, trong bối cảnh hỗn loạn bùng phát và ngày càng gia tăng tại hàng loạt trường đại học trong tuần này.

Mưa dông diện rộng được dự báo diễn ra khắp miền Bắc và tại cá tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa có nơi trên 80mm. Thủ đô Hà Nội trời mát mẻ, nhiệt độ trong ngày từ 23-29 độ C.

Từ kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm học tập, làm việc ở Pháp, Malaysia và từ những chuyến chu du tiếp cận các nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, anh Đặng Dương Minh Hoàng đã mang kiến thức đó trở về mảnh đất mình sinh ra ở tỉnh Bình Phước bắt tay vào làm nông nghiệp thông minh (hay còn gọi là nông nghiệp số) và đã gặt hái nhiều thành quả.

Trong những ngày qua, bên cạnh việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong những tình huống khẩn trương, nguy cấp, hành động tặng khăn lạnh và nước mát cho người tham gia giao thông trên các tuyến đường càng nhân lên những hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CSGT.

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文