27 dự án BOT bị giảm thời gian thu phí hơn 107 năm

07:19 21/05/2017
Đúng hẹn từ kỳ công bố báo cáo kiểm toán năm 2016, đây là thời điểm Kiểm toán Nhà nước trả lời trước Quốc hội và người dân về kết quả kiểm toán các dự án BOT được đầu tư tràn lan trong những năm vừa qua.

Trong báo cáo mới nhất gửi Quốc hội, dù không tách riêng phần các dự án BOT, Kiểm toán Nhà nước cũng đã cho biết đã giảm trừ chi phí thực hiện hơn 1.150 tỷ đồng và kiến nghị giảm thời gian thu phí của 27 dự án với thời gian hơn 107 năm.

Báo cáo kiểm toán nêu rõ: Ngoài các hạn chế sai sót trong quá trình đầu tư, công tác quản lý các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT và các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn khác còn bộc lộ nhược điểm, sai phạm, tùy tiện, lãng phí, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Kiểm toán Nhà nước đã có câu trả lời chính thức về kết quả kiểm toán 27 dự án BOT năm 2016.

Chưa có tiêu chí nào để lựa chọn dự án được đầu tư theo hình thức BOT; hầu hết các dự án BOT áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư và chỉ định nhà thầu thi công mà không thực hiện đấu thầu (theo Thông báo số 55/TB-VPCP ngày 21-2-2012 của Văn phòng Chính phủ và Văn bản số 979/TTg-KTN ngày 5-7-2013 của Thủ tướng Chính phủ); xác định tổng mức đầu tư của dự án còn sai sót; xác định tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm cả phần thuế giá trị gia tăng được Nhà nước hoàn lại; xác định lưu lượng phương tiện giao thông không phù hợp với thực tế - Nhiều đơn vị dựa trên số liệu thống kế của tư vấn khảo sát trong 2 đến 3 ngày để suy ra lưu lượng phương tiện 365 ngày hoặc căn cứ kết quả khảo sát lưu lượng phương tiện của Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã cũ để nội suy.

Ngoài ra, việc nghiệm thu, thanh toán các dự án này còn sai sót. Kết quả kiểm toán các dự án BOT trong năm 2016 đã giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện 1.150,46 tỷ đồng, trong đó sai khối lượng 180,37 tỷ đồng; sai định mức 41,64 tỷ đồng; sai đơn giá 143,17 tỷ đồng; sai khác hoặc chưa đủ điều kiện nghiệm thu, thanh toán 785,28 tỷ đồng.

Các nhà đầu tư cũng góp vốn chủ sở hữu chưa đúng tỷ lệ cam kết; tiến độ thi công chưa đảm bảo; chưa có cơ chế kiểm tra, kiểm soát quá trình thu phí để xác định lưu lượng phương tiện giao thông thực tế qua trạm thu phí; khoảng cách một số trạm thu phí không đảm bảo quy định tối thiểu 70km.

Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 27 dự án được kiểm toán (năm 2016 là 21 dự án) so với phương án tài chính ban đầu 107,4 năm, trong đó giảm nhiều nhất là 13 năm 1 tháng, 12 ngày đối với Dự án mở rộng QL1 đoạn Km 1488-Km1525, tỉnh Khánh Hòa.

Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (đầu tư – chuyển giao) cũng gặp các vấn đề tương tự như giao cho nhà đầu tư chưa không đủ năng lực (tỉnh Bình Phước giao Công ty TNHH Đức Bình không đáp ứng yêu cầu về năng lực tài chính thực hiện dự án Đoạn 1 Km0+000 – Km8+000; Dự án xây dựng cầu Sài Gòn 2 - TP Hồ Chí Minh tổ chức lựa chọn nhà đầu tư khi báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư chưa được phê duyệt); chỉ định nhà đầu tư đàm phán trực tiếp hợp đồng dự án không đúng quy định (tỉnh Bình Phước); ký hợp đồng trước khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư; hợp đồng BT chưa quy định cụ thể việc thanh toán khi nhà đầu tư nhận được tiền hoàn trả (như Dự án cải tạo nâng cấp đường 39B đoạn từ thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương đến thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình chưa sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thanh toán cho dự án để trả nợ các khoản vay kịp thời dẫn đến phát sinh lãi vay 7,8 tỷ đồng), cơ cấu vốn đầu tư trong hợp đồng không đảm bảo quy định (Dự án cải tạo nâng cấp đường 39B tại Thái Bình tính thiếu 13,1 tỷ đồng vốn góp).

Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra việc xác định giá trị hợp đồng còn sai sót như Dự án xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng giảm 64,7 tỷ đồng; có dự án không lập phương án tài chính như Dự án xây dựng cầu Sài Gòn 2; Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, nhà đầu tư tính chi phí lãi vay không phù hợp với quy định 24,4 triệu USD (534,6 tỷ đồng).

Công tác lập dự án, đền bù giải phóng mặt bằng, thiết kế - dự toán còn sai sót như Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở lập sai tổng mức đầu tư 81,6 triệu USD; Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa dự toán lập sai 42,7 tỷ đồng; Dự án cải tạo nâng cấp đường 39B tỉnh Thái Bình 43,6 tỷ đồng...

Việc nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành cũng có nhiều sai sót như Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở chi phí đầu tư giảm 147,7 triệu USD tương đương 3.235 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - quốc lộ 1 giảm 31,3 tỷ đồng; Dự án cải tạo nâng cấp đường 39B tỉnh Thái Bình 13,4 tỷ đồng; Dự án tòa nhà trung tâm, Trung tâm hội nghị, quảng trường, công viên bãi đậu xe, hạ tầng chung thuộc Trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh Bình Dương 85,1 tỷ đồng.

Một số dự án bị giảm thời gian thu phí nhiều khác như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (QL14) đoạn Km1793+600 (Km734+600 QL14) đến Km1824+00 (Km1765+00 QL14), tỉnh Đắk Nông giảm 12 năm 3 tháng 22 ngày; Dự án xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu, quận 9 (Tổng công ty Xi măng Việt Nam) giảm 11 năm; Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (QL14) đoạn từ cầu 38 đến thị xã Đồng Xoài (Km921+025-Km926+331 QL14), tỉnh Bình Phước giảm 7 năm 9 tháng 21 ngày; Dự án công trình cải tạo, nâng cấp QL19 đoạn Km17+027-Km50+00 trên địa phận tỉnh Bình Định và đoạn Km108+00-Km131+300 trên địa phận tỉnh Gia Lai giảm 7 năm 6 tháng 27 ngày; Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (QL14) đoạn Pleiku Km1610 đến cầu 110 (Km1667+570), tỉnh Gia Lai giảm 7 năm 2 tháng 27 ngày; Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (QL14) đoạn Km 1738+148-Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk giảm 6 năm 10 tháng 22 ngày; Dự án đầu tư xây dựng cầu Cổ Chiên đầy tai tiếng cũng bị giảm thời gian thu phí 5 năm 24 ngày...
Vũ Hân

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文