Agribank chung tay “gỡ khó” cho sản xuất, kinh doanh

07:32 13/10/2019
Thời gian qua, ngành ngân hàng đã tích cực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cộng hưởng chung hoạt động của ngành, từ đầu năm đến nay, Agribank tiên phong triển khai nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đảm bảo sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Theo Thống kê của NHNN, tính đến ngày 24-9-2019, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế đạt 8,64% so với cuối năm 2018. Tín dụng hướng vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên như: Tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 22,04%; tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 13,2%; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11,42%; tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 6%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 1,85%, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán được tăng cường kiểm soát.
Agribank cùng ngành ngân hàng thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.

Tích cực cùng ngành ngân hàng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, từ đầu năm 2019, Agribank đã cho vay hỗ trợ thu mua lúa gạo vụ Đông Xuân với doanh số hơn 7.000 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu vốn vay thu mua lúa gạo cho người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vụ lúa Đông Xuân năm 2019, hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua lúa gạo, hiện đang tiếp tục bám sát diễn biến vụ lúa Hè Thu để đảm bảo đủ vốn cho các tổ chức, cá nhân thu mua lúa cho bà con nông dân.

Trước thực trạng dịch tả lợn châu Phi bùng phát gây thiệt hại cho người chăn nuôi lợn, ngày 18-6-2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20-5-2019.

Ngày 19-6-2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Văn bản số 4666/NHNN-TD về việc Hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.

Theo đó, Agribank nắm sát khó khăn của khách hàng bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi để thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân, tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố các biện pháp xử lý nợ vay theo quy định tại Nghị định 55, 116 của Chính phủ.

Các chi nhánh Agribank tại các địa phương đã thành lập tổ kiểm tra khách hàng vay vốn bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn, chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra đối với khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm tiền vay, hạ lãi suất cho vay, tiếp tục cho vay mới để tái đàn sau khi dịch kết thúc; thống kê dư nợ cho vay chăn nuôi lợn, dư nợ bị thiệt hại để chủ động có biện pháp xử lý, tháo gỡ cho người chăn nuôi.

Bên cạnh đó, Agribank phối hợp với chính quyền địa phương, ban, ngành đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ người dân trong quá trình xử lý các đề nghị tháo gỡ khó khăn theo quy định, giúp các hộ chăn nuôi lợn có điều kiện để tiếp tục yên tâm sản xuất, phục hồi kinh tế.

Dư nợ cho vay ngành chăn nuôi lợn của Agribank đạt gần 20.000 tỷ đồng (chiếm 40% doanh số cho vay của toàn ngành ngân hàng đối với chương trình).

Còn trước những khó khăn của người trồng hồ tiêu bị thiệt hại do mưa lớn kéo dài năm 2018, tình hình hồ tiêu rớt giá, Agribank tại các địa phương có cây hồ tiêu đã chủ động làm việc với chính quyền địa phương thống kê tình hình thiệt hại thực tế của người dân, rà soát, kiểm tra và phân loại khách hàng, thực hiện các biện pháp hỗ trợ kịp thời người trồng hồ tiêu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gốc, lãi) cho các hộ vay bị thiệt hại theo hướng phù hợp với nguồn thu nhập và đúng quy định hiện hành, điều chỉnh giảm lãi suất/miễn, giảm lãi, thu nợ gốc trước, thu nợ lãi sau cho các hộ dân có thiện chí trả nợ. Agribank tạo điều kiện cho khách hàng còn nguồn thu và có thiện chí trả nợ được tiếp tục vay vốn tái đầu tư/chuyển đổi cơ cấu cây trồng/vật nuôi, dần có nguồn thu để đảm bảo cuộc sống.
Agribank hỗ trợ kịp thời nguồn vốn để người dân tái đầu tư sản xuất kinh doanh.

Tại Đắk Nông và Gia Lai, hai địa phương có diện tích hồ tiêu lớn nhất khu vực Tây Nguyên cũng như cả nước, dư nợ Agribank cho vay trồng, chăm sóc hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai là trên 3.700 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ gần 19.000 khách hàng. Còn tại tỉnh Đắk Nông, dư nợ Agribank cho vay hồ tiêu đạt 827 tỷ đồng...

Nhằm hỗ trợ khách hàng, đưa tín dụng ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò thúc đẩy, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế đất nước, từ đầu năm 2019 đến nay, Agribank đã chủ động 2 lần giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên và các chương trình tín dụng của Chính phủ (nông nghiệp, nông thôn; phương án kinh doanh hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ). Mức lãi suất cho vay của Agribank đối với các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ hiện đang ở mức thấp nhất thị trường (5,5%/năm), giảm 1% so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (6,5%).

Cùng với triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank cùng ngành ngân hàng tích cực triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội, qua đó góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, tái cơ cấu nền nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới…; tích cực, chủ động tham gia các chương trình chính sách đặc thù tại địa phương nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương, nhất là địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

Phát huy vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, Agribank đang triển khai 7 chương trình tín dụng chính sách, 2 chương trình mục tiêu Quốc gia (xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững). Nguồn vốn của Agribank hiện chiếm trên 50% thị phần tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam.

Agribank luôn đồng hành cùng người nông dân trong mọi hoàn cảnh, cùng họ vượt qua khó khăn, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu. Thông qua triển khai các chương trình tín dụng, Agribank phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân, nhất là các đối tượng chính sách và các lĩnh vực ưu tiên, góp phần chung tay cùng các cấp, các ngành đẩy lùi tín dụng đen, tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo trong việc cung ứng nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

P.V

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文