An Giang: "Rút ruột" cả nhà tình thương

13:58 24/08/2006

Rộng 3,6m, dài 8m với 10 cây cột là những đoạn cây xấu xí, mềm oặt; mái tole vừa lợp đã bị thủng lia chia, gỉ sét hoàn toàn; đòn tay, vì kèo mỏng như "lá lúa"… Đó là những căn nhà "Đại đoàn kết" trị giá 5 triệu đồng mà UBMTTQ xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên xây cất bàn giao cho một số hộ nghèo tại địa phương.

Theo bảng chiết tính một căn nhà "Đại đoàn kết" do ông Nguyễn Văn Lộc (ngụ tại địa phương) đưa ra gồm: 6 cột vuông (9x9cm), 4 cột tròn gỗ bạch đàn giá 1.768.000 đồng; 6 cột đôi (4x10cm) gỗ Indonesia có giá 376.000 đồng; 8 cây kèo (3x10cm) giá 1.050.000 đồng; 5 cây xiên (loại 3x10 và 4x10cm) giá 720.000 đồng; 11 cây đòn tay (4x4cm) có giá 704.000 đồng; 25 cây thuôn ruông giá 984.000 đồng; 4 cây mầm (4x4cm) giá 224.000 đồng; 36 mét tole sóng vuông mới giá 1.080.000 đồng; 5 tấm mêca giá 275.000 đồng… kể cả công thợ là 5 triệu đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều vật liệu có trong bảng chiết tính lại không có trong nhà hoặc bị thay bằng vật liệu khác, nhưng vẫn được tính theo giá quy định. Điển hình, nhà anh Ngô Thanh Tuấn, cây xiên chính vừa dựng lên đã bị gãy vì quá… mỏng manh.

Những cây vỉ kèo (3x10cm) thì mỏng tanh như lá lúa, một cơn gió thổi qua cứ rung lên bần bật. Đòn tay kích cỡ quy định là 4x4cm, nhưng thực tế nó chỉ là những thanh gỗ phế phẩm nhỏ xíu. Còn 25 cây thuôn ruông để dựng vách đã bị thay bằng tầm vông. Thậm chí, mái tole khi lợp đã bị gỉ sét hoàn toàn, thủng lia chia mưa xuống nước dột đầy nhà. Cây cột lớn trước cửa nhà anh Tuấn vừa dựng lên đã bị tét đầu, 4 cây cột ở sau phần bếp toàn là ngọn bạch đàn non, khi đưa kèo vào miệng cột tất cả đều bị nứt toang…

Nhận thầu cất nhà cho địa phương, nhưng ông Nguyễn Văn Lộc không làm hết trách nhiệm của mình. Ông chỉ cho thợ dựng khung sườn nhà lên xong rồi về, không làm vách mà bỏ lại cho chủ nhà gánh vác. Còn 5 tấm mêca làm cửa buồng đâu không thấy, chỉ thấy những mảnh vụn chắp vá lại với nhau trông rất thảm. Trong bảng chiết tính có 4 cây mầm trị giá 224.000 đồng, nhưng đã bị cắt bớt đi nên toàn bộ phần mầm, sàn, ván đều do chủ nhà đi mượn tiền về mua mới có.

Hộ nhà ông Phan Văn Sạch cũng được ông Lộc làm như vậy. Cột nhà là những thân cây bạch đàn bị hư hỏng, sần sùi và cong queo. Toàn bộ thuôn ruông bị thay bằng tầm vông. Mái tole cũ bị gỉ sét hư hại nặng nề và cũng không có một cây mầm nào để làm sàn nhà. Ông Sạch phải ngậm ngùi đi mua tre về làm mầm, chẻ ra làm vạt thay cho ván hết 1,5 triệu đồng. Còn nhà bà Võ Thị Quy cũng chẳng khá hơn 2 hộ trên, ngay ngày mái tole được lợp sau một trận mưa nước dột lênh láng khắp nhà.

Sau những kiểu làm ăn tắc trách như vậy, nhưng ông Nguyễn Văn Lộc vẫn "ngụy biện", chuyện tole bị thủng lỗ không có gì lớn, vì ông đã cho tiền (8.000 đồng) để chủ nhà mua 2 lọ keo về trét là hết!? Đây là 3 trong số 6 căn nhà "Đại đoàn kết" nằm trong số tiền 36 triệu đồng mà UBND xã Nhơn Hưng vận động được trong đêm văn nghệ gây Quỹ "Vì người nghèo" của huyện Tịnh Biên vừa qua.

Ông Trương Hiệp Nghị - Phó Chủ tịch UBMTTQVN huyện Tịnh Biên, cho biết: "Từ thông tin phản ánh của người dân, chúng tôi sẽ kiểm tra, nếu có sai phạm thì buộc người lãnh thầu thi công phải khắc phục. Trách nhiệm này thuộc về UBMTTQ xã Nhơn Hưng, đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát trong quá trình thi công để kịp thời điều chỉnh ngay từ đầu, chứ không để chuyện đã rồi mới khắc phục".

Được biết, năm nay, ông Nguyễn Văn Lộc được UBMTTQVN huyện Tịnh Biên giao lãnh thầu cất mới 161 căn nhà "Đại đoàn kết" cho các xã, thị trấn trong huyện. Không biết kiểu "rút ruột" như trên có lặp lại? Thiết nghĩ, các ngành chức năng huyện Tịnh Biên nhanh chóng vào cuộc để kiểm tra tránh thất thoát tiền của Nhà nước và nhân dân đóng góp, đồng thời ổn định lòng tin với nhân dân, nhất là người nghèo có căn nhà đúng với ý nghĩa và giá trị của nó

N.Thơ - Q.D

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文