Xét xử vụ án buôn lậu qua cửa khẩu Quy Nhơn:

Án đã tuyên câu hỏi vẫn còn

00:22 10/11/2004

Không thực thi chỉ thị của cấp trên, bật đèn xanh cho buôn lậu, nguyên Cục trưởng Hải quan Bình Định và đường dây “phù phép” 12.000 bộ linh kiện xe máy qua cửa khẩu Quy Nhơn đã phải ra hầu toà. Tuy nhiên, dư luận cho rằng bản án dành cho Chính và đồng bọn vẫn chưa tương xứng với tội trạng.

Trong số 13 bị cáo, có 4 đối tượng cộm cán nhất gồm nguyên Cục trưởng Cục Hải quan Ngô Hữu Chính, nguyên Giám đốc Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp miền Trung (Cencoopimex) Trương Đình Xuân, nguyên Giám đốc Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu công nghiệp Phú Yên (SX-XNKCN) Trần Quang Bình và nguyên Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu Cảng Quy Nhơn Trần Điền.

Vụ án có thể tóm tắt như sau: Ngày 11/10/2002, Bộ Thương mại cấp giấy phép số 4148/TM-ĐT cho phép Công ty SX-XNKCN Phú Yên nhập khẩu 22.000 bộ linh kiện xe gắn máy hai bánh để lắp ráp và tiêu thụ. Khi biết doanh nghiệp này đã nhập 10.000 bộ linh kiện, còn lại chỉ tiêu 12.000 bộ, Cục trưởng Cục Hải quan Bình Định Ngô Hữu Chính gọi điện thoại để "môi giới" và trực tiếp đưa Trương Đình Xuân - Giám đốc Cencoopimex vào thị xã Tuy Hòa để bàn thảo với Trần Quang Bình - Giám đốc Công ty SX-XNKCN Phú Yên.

Từ lô hàng nhập lậu, Cencoopimex đã tổ chức lắp ráp 853 xe máy, nhưng để tiêu thụ hợp pháp, Cencoopimex đã đề nghị Công ty SX-XNKCN Phú Yên lập thủ tục đăng kiểm chất lượng rồi tung ra thị trường 270 xe, thu hơn 2 tỷ đồng.

Tại hai cuộc họp ngày 4 và 7/1/2003, Ngô Hữu Chính và Trần Điền báo cáo với Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định rằng lô hàng nhập khẩu đúng trình tự thủ tục, đúng danh mục tờ khai nhập khẩu. Đồng chí Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu kiểm tra lại vụ việc và báo cáo bằng văn bản nhưng Cục trưởng Cục Hải quan Bình Định không thực thi.

Tại tòa sơ thẩm, bị cáo Trương Đình Xuân khai báo quanh co, không nhận trách nhiệm pháp lý về lô hàng nhập khẩu thừa so với hợp đồng có tổng trị giá gần 21 tỷ đồng. Xuân phản bác rằng Cencoopimex không hề mua lại chỉ tiêu nhập khẩu lô hàng mà chỉ cung ứng vốn và đảm nhận tiêu thụ sau khi Công ty SX-XNKCN Phú Yên lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm xe máy nguyên chiếc. Chính vì vậy, ngày 8/11/2002, Công ty SX-XNKCN Phú Yên mới ký kết hợp đồng thuê kho của Cencoopimex để tập kết hàng hóa.

Ngược lại, bị cáo Trần Quang Bình cho rằng Công ty SX-XNKCN Phú Yên tham gia phi vụ này chỉ là hình thức, nhằm thực hiện trọn vẹn cam kết "chuyển nhượng hạn ngạch", còn thực chất lô hàng nhập khẩu là của Cencoopimex, nên Trương Đình Xuân chủ động thỏa thuận hợp đồng với đối tác nước ngoài, tổ chức tiếp nhận hàng đưa về kho của doanh nghiệp ở Bình Định, dàn xếp khi bị hải quan cửa khẩu phát hiện lô hàng thừa và chỉ đạo cất giấu lô hàng cho đến khi bị phát hiện…

Đại diện VKSND tỉnh Bình Định đã chứng minh tại thời điểm ký kết hợp đồng thuê kho, Xuân đang ở Trung Quốc. Thực chất, bản hợp đồng thuê kho và cả hợp đồng mua bán xe máy nguyên chiếc chỉ là tài liệu hợp thức hóa, chính Xuân là bị cáo đầu vụ trong nhóm tội "Buôn lậu" và là chủ sở hữu lô hàng nhập lậu. Còn bị cáo Trần Điền vẫn khẳng định khi phát hiện lô hàng nhập lậu đã báo cáo cho Cục trưởng Cục Hải quan Bình Định, nhưng ông Ngô Hữu Chính chỉ đạo kiểm hóa chiếu lệ để thông quan lô hàng. Trong tổ kiểm hóa lô hàng lúc đó có Ngô Lê Phương và Ngô Hữu Tuấn là con trai và cháu ruột của ông Cục trưởng và cũng là bị cáo trong vụ án này.

Sau 6 ngày xét xử, chiều 7/11, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định đã tuyên phạt Trương Đình Xuân 9 năm tù, Trần Quang Bình 8 năm tù về tội "Buôn lậu"; thay đổi tội danh "Buôn lậu" sang tội "Che giấu tội phạm" để xử phạt bị cáo Lê Văn Thành 4 năm tù, cùng tội danh này bị cáo Đào Minh Tùng lãnh án 12 tháng tù;  Ngô Hữu Chính 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"; trong nhóm tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" Trần Điền bị xử phạt 4 năm tù, Trần Phi Long 3 năm tù, 6 bị cáo còn lại lãnh án từ 12 đến 24 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo.

Dư luận ở Bình Định cho rằng hình phạt mà tòa sơ thẩm phán quyết vẫn còn nương nhẹ. Án tù đối với bị cáo Trương Đình Xuân dưới mức đề nghị của công tố, trong khi vai trò bị cáo chủ chốt trong vụ án này kéo theo hàng loạt bị cáo khác phải vào vòng tố tụng. Đối với Ngô Hữu Chính, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đề nghị truy tố về tội "Buôn lậu", nhưng Viện KSND Tối cao đã thay đổi tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", trong khi ông Chính trực tiếp "môi giới" để Trần Quang Bình "chuyển nhượng hạn ngạch" cho Trương Đình Xuân. Và qua thẩm vấn tại tòa có nhiều dấu hiệu cho thấy bị cáo Chính sau khi biết rõ lô hàng nhập lậu số lượng lớn, nhưng vẫn chỉ đạo cho thông quan

Phạm Thế Hữu Toàn

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文