Bàn giải pháp không để người dân nào thiếu nước sinh hoạt

19:49 27/05/2020
Ngày 27/5, tại tỉnh Sóc Trăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh này tổ chức hội nghị “Đánh giá hiện trạng và giải pháp tổng thể cấp nước nông thôn cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.


Tham dự hội nghị có lãnh đạo Bộ NN&PTNT; đại diện UNICEF tại Việt Nam; Tổng cục Thủy lợi; lãnh đạo các Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL, trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn các tỉnh ĐBSCL, Hiệp hội Nước nông thôn ĐBSCL.

Nguồn nước khô cạn.
Băng đồng đưa nước về tận nhà cho dân.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, vùng ĐBSCL hiện có khoảng 13 triệu người dân sống ở khu vực nông thôn. 

Trong những năm qua, với sự đầu tư của Nhà nước từ ngân sách Trung ương và địa phương, hỗ trợ hiệu quả của các tổ chức quốc tế và đặc biệt là sự tham gia tích cực của người dân, đến nay đã có 98% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, 55% nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia, trong đó khoảng 8 triệu người (chiếm 61%) được sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung (3.853 công trình); 5 triệu người (39%) sử dụng nước quy mô hộ gia đình (giếng đào, giếng khoan, lu, bể, dụng cụ trữ nước...).

Thời gian gần đây, diễn biến thời tiết rất bất thường, cực đoan của khí hậu, nguồn nước, xâm nhập mặn trên diện rộng vùng ĐBSCL.

Hệ thống cấp nước tại một nhà máy của Waco Sóc Trăng.
Waco Sóc Trăng khoan thêm giếng nước đưa vào sử dụng đầu năm 2020.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, giải pháp cấp nước cho vùng ĐBSCL là sẽ thực hiện các công trình có sự bàn bạc thống nhất giữa các tỉnh bằng việc nạo vét sông, kênh, rạch. Riêng nước sạch phục vụ người dân vùng nông thôn là nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước tập trung. 

Trước mắt các tỉnh rà soát lập bản đồ dùng nước tại hộ gia đình, trong đó đưa ra nhu cầu dùng nước cụ thể như: nơi cấp nước tập trung, nơi không cấp nước tập trung.

Để giải quyết tốt nhu cầu dùng nước sinh hoạt cho 96.000 hộ trong 3 năm ở khu vực ĐBSCL, lãnh đạo Bộ NN&PTNT lưu ý các tỉnh tăng công suất các nhà máy nước tập trung để mở rộng đường ống dẫn nước; tăng cường khoan giếng theo hình thức tập trung tại những nơi không thể kéo nguồn nước đến; xây bể chứa nước tại hộ…,cần có đánh giá đầy đủ, toàn diện về hiện trạng tình hình cấp nước nông thôn, đi kèm với những khó khăn, tồn tại và đề xuất các giải pháp trong thời gian tới một cách căn cơ, bền vững và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “không để người dân nào thiếu nước sinh hoạt”.

Tại hội nghị, đại biểu chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn tại địa phương và đã đề xuất các giải pháp cấp nước sinh hoạt nông thôn theo hướng bền vững và phù hợp với địa phương cũng như vùng ĐĐSCL.

Xe chở nước sạch cho nhân dân.
Đưa nước về vùng sâu cho nhân dân.

Ông Lương Minh Quyết, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng cho rằng, nguyên nhân thiếu nước sinh hoạt của hạn mặn năm nay là do lượng nước mưa ít, nước từ dòng Mekong đổ về yếu, nguồn nước ngọt không đủ cung cho cả sinh hoạt và sản xuất. Chưa kể, sự thiếu vốn đầu tư xây dựng các công trình cấp nước; một phần chủ quan của chính quyền nhiều địa phương và người dân trong vấn đề trữ nước nước sinh hoạt ứng phó hạn hán, mặn xâm nhập.

Nhiều đại biểu cũng nhấn mạnh về giải pháp xây hồ chứa, mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt,… kiến nghị Chính phủ tiếp tục duy trì Chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; ổn định hoạt động của các trung tâm nước sạch trong giai đoạn 2021-2025 để tập trung nguồn lực thực hiện mục tiêu giai đoạn và thực hiện vai trò an sinh xã hội, ứng phó thiên tai trong hoạt động cung cấp nước nông thôn…

C.X.L.

Gần đây, các trò chơi mang tính may rủi như "xé túi mù" (ám chỉ hình thức mở hộp ngẫu nhiên mua trên mạng) đang trở thành xu hướng nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, và YouTube.

Chỉ trong thời gian ngắn của những ngày cuối năm 2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đấu tranh, bắt giữ các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến đất đai với số tiền chiếm đoạt lên đến nhiều tỷ đồng/vụ án. Điều đáng nói, mặc dù cơ quan chức năng đã từng cảnh báo, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nghiêm minh nhưng vẫn không ít người dân “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo.

Sau khi thoả thuận, thống nhất giá mua bán, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người mua đặt cọc tiền từ 3 - 30 triệu đồng (tùy vào giá trị của xe máy, ô tô). Bọn chúng còn giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện xác minh, đề nghị nộp tiền để làm giấy tờ nhưng khi nhận được tiền chúng sẽ khoá máy, chặn liên lạc.

Nằm trong kế hoạch ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, hơn một tuần qua, Công an huyện Tây Hòa, Công an huyện Phú Hòa và Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên đã đánh sập 3 đường đánh bạc qua mạng Internet với tổng số tiền hơn 450 tỷ đồng.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính. Theo đó, nhiều vấn đề nóng được lãnh đạo Bộ Tài chính giải đáp theo các câu hỏi của phóng viên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文