Bàn giải pháp tài chính để hạn chế "tín dụng đen"

09:38 21/12/2019
Dù lực lượng Công an cũng như ngành ngân hàng đã đồng lòng vào cuộc triệt phá, song "tín dụng đen" vẫn là một vấn nạn khó có thể giải quyết một sớm một chiều.

Những biện pháp hạn chế "tín dụng đen" thời gian qua dù rất mạnh mẽ nhưng mới chỉ tiếp cận dưới góc độ nhà quản lý, trong khi "tín dụng đen" lại có thể nảy sinh, tồn tại và phát triển dựa trên cả góc độ pháp lý và trên cơ sở thị trường hay nói cách khác là cung – cầu về vốn. Đây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo: Hạn chế "tín dụng đen tại Việt Nam" được tổ chức ngày 20-12.

"Tín dụng đen" lách qua kẽ hở

Theo đánh giá của ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, thời gian qua vấn nạn "tín dụng đen" đã được đề cập nhiều và các cơ quan quản lý đưa ra nhiều giải pháp để hạn chế nhưng chưa thuyên giảm là do nhu cầu của người dân cần có khoản vay nhanh phục vụ nhu cầu về cuộc sống. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính ngân hàng chính thống về mặt địa lý, về mặt hành chính và quy trình thủ tục cần có sự đảm bảo an toàn, chặt chẽ, nên chưa đáp ứng được nhu cầu vay nhanh , vay “nóng” của người dân.

“Đây là khe hở để tín dụng đen lách vào vùng sâu, vùng xa, vào những gia đình có nhu cầu vay vốn gấp”, ông Thắng cho hay. Ngoài ra, theo ông Thắng, hiện nay công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả, hiểu biết của người dân về tín dụng đen cũng chưa cao. Vì vậy dẫn đến người dân mắc bẫy do chưa xem kỹ điều kiện và những ràng buộc khi vay vốn.

Nhìn theo góc độ của cơ quan quản lý, PGS.TS Đặng Ngọc Đức - Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, những biện pháp hạn chế "tín dụng đen" thời gian qua dù rất mạnh mẽ nhưng mới chỉ tiếp cận dưới góc độ nhà quản lý, trong khi "tín dụng đen" lại có thể nảy sinh, tồn tại và phát triển dựa trên cả góc độ pháp lý và trên cơ sở thị trường hay nói cách khác là cung – cầu về vốn.

“Chừng nào các NHTM hay các tổ chức tài chính chính thức chưa đủ phát triển và đáp ứng nhu cầu vốn cũng như nhu cầu tài chính, sinh hoạt hàng ngày của người dân; đặc biệt là người nghèo thì vẫn còn tạo cơ hội cho tín dụng đen phát triển”, ông Đức nói.

Theo PGS Đặng Ngọc Đức, nguyên nhân khiến vấn nạn "tín dụng đen" bùng phát nhiều nhất ở khu vực vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa là cơ quan quản lý chưa đưa nguồn vốn về cho người nghèo ở khu vực này. Bởi vậy, theo vị chuyên gia này, phải quyết liệt đưa “vốn sạch” về nông thôn, miền núi. Để làm được điều này, cần có chính sách khuyến khích các NHTM triển khai các gói cho vay, thậm chí muốn làm các dịch vụ cộng đồng ở vùng nông thôn, để làm thế nào đẩy lùi "tín dụng đen".

“Tôi cho rằng tín dụng đen là vấn nạn quốc gia cần có chương trình quốc gia để xử lý như chương trình xóa đói, giảm nghèo. Có như vậy cho dù các NHTM không được bao cấp về vốn nhưng cũng khuyến khích họ tạo điều kiện để cho vay dưới chuẩn, chưa đạt tiêu chuẩn”, ông Đức kiến nghị.

LienVietPostBank ứng dụng online phục vụ cho vay 24/7.

Giáo dục tài chính để người dân tự làm chủ

Dưới góc độ của NHTM, ông Nguyễn Đình Thắng cho biết, hiện các ngân hàng đang tìm giải pháp đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho khách hàng. Chẳng hạn, LienVietPostBank có giải pháp xây dựng ứng dụng online phục vụ 24/7, cùng với đó người dân có nhu cầu vay chính đáng và có khả năng trả nợ sẽ được cấp hạn mức tín dụng nhất định, như việc ngân hàng đang cấp thẻ tín dụng cho khách hàng tiêu trước trả sau. Như vậy, người dân có nhu cầu vay vốn sẽ đáp ứng được nhu cầu được vay 24/7 và được đảm bảo vay đúng lãi suất và số tiền họ cần.

Theo ông Thắng, để triệt tình trạng "tín dụng đen" cần có sự vào cuộc đồng bộ các giải pháp như cần có chính sách hỗ trợ của nhà nước cùng với các NHTM tạo ra sản phẩm cho vay nhanh, tín chấp cho người dân; pháp luật cần có sự răn đe quyết liệt hơn; tuyên truyền cho người dân tránh cạm bẫy vào "tín dụng đen"…

Bổ sung thêm giải pháp, TS Đặng Ngọc Đức cho rằng, giáo dục tài chính cũng là một giải pháp rất quan trọng để đẩy lùi "tín dụng đen. “Bộ Giáo dục đào tạo cần phối hợp với NHNN xây dựng và ban hành chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính nhằm tăng cường kiến thức và kỹ năng về tài chính cá nhân cho người dân từ khi còn học phổ thông là một giải pháp mang tính lâu dài nhằm hạn chế sự gia tăng của nạn "tín dụng đen”, ông Đức góp ý.

Trong khi đó, nhìn theo một cách thức để “chữa cháy” trong ngắn hạn, Ths.Nguyễn Chu Du (Đại học Công đoàn) nêu  thực tế "tín dụng đen" đang hoành hành tại các khu công nghiệp và cho rằng phải nâng cao vai trò của công đoàn trong việc ngăn ngừa bẫy "tín dụng đen" tại đây. Không chỉ đơn giản là tuyên truyền vận động đoàn viên, mà công đoàn tại các khu công nghiệp cũng cần phải nhân rộng mô hình các tổ chức tài chính vi mô, vận động thành lập quỹ hỗ trợ tài chính cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng triệt phá các tổ chức "tín dụng đen"…

Hà An

Sáng 23/7, tại Trại giam Phú Sơn 4 (tỉnh Thái Nguyên), Đoàn công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Uỷ viên thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá, Trưởng ban chỉ đạo về đặc xá Bộ Công an làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác đặc xá năm 2025 (đợt 2) của các đơn vị: Công an tỉnh Thái Nguyên, Công an tỉnh Phú Thọ, Trại giam Phú Sơn 4, Trại giam Vĩnh Quang và Trại giam Tân Lập.

Thứ trưởng Phạm Thế Tùng đề nghị các sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình (GGHB) Liên hợp quốc (LHQ) tại Phái bộ MINUSCA giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất mẫu mực, trách nhiệm; phát huy tốt năng lực, trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân, sớm nắm bắt tình hình địa bàn, phái bộ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đoàn kết, phối hợp hiệu quả cùng sĩ quan QĐND Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ Minusca.

Chiều ngày 23/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 247 đối tượng liên quan đến các hành vi: Mua bán, tổ chức sử dụng, chứa chấp và tàng trữ trái phép chất ma túy; thu giữ trên 1,5 kg ma túy các loại. Đó là kết quả điều tra truy xét mở rộng từ việc triệt phá 3 cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự hoạt động phức tạp về ma túy trên địa bàn.

Theo một chuyên gia về thủy văn, cụm từ “vượt lũ kiểm tra và vượt tần suất 5.000 năm” không phải lỗi số liệu mà là cách gọi chuyên ngành thủy văn, chỉ mức độ cực đoan của trận lũ. Đây là con số dựa trên tính toán xác suất và mô hình thống kê thủy văn, không phải là điều đã từng được chứng kiến trong thực tế.

Đối tượng thường xuyên quay video, chụp ảnh quá trình tuần tra, kiểm soát của lực lượng CSGT, sau đó đăng tải lên không gian mạng nhằm gây nhũng nhiễu, sai lệch nhận thức của người dân về việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng chức năng..., từ đó thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ẩn sau vỏ bọc doanh nhân đá quý thành đạt trên mạng xã hội, Nguyễn Mạnh Tuấn - kẻ từng bước chân vào thế giới ngầm đang lặng lẽ điều hành một đường dây ma túy xuyên tỉnh, tinh vi và nguy hiểm bậc nhất. Những hình ảnh hào nhoáng, giàu sang chỉ là lớp son giả tạo che giấu sự thật rùng rợn phía sau - một trùm ma túy liều lĩnh, sẵn sàng nổ súng để thoát thân.

Theo báo cáo từ các địa phương, tính đến sáng 23/7, bão số 3 và mưa lũ khiến 1 người mất tích, 1 người bị thương, 420 nhà ở bị hư hỏng, tốc mái. Đáng chú ý, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động ở trên vùng biển phía tây bắc của đảo Luzon (Philippines), chiều tối nay có khả năng vào biển Đông và mạnh lên thành bão.

Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (sinh năm 1959, cựu Tổng Giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (sinh năm 1974, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (sinh năm 1961, cựu Phó Tổng Giám đốc Vinafood II) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đáng chú ý, các bị can trên đều có lý lịch mang tiền án, tiền sự và giỏi “hóa kiếp”đất công.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.