Bàn giải pháp tài chính để hạn chế "tín dụng đen"

09:38 21/12/2019
Dù lực lượng Công an cũng như ngành ngân hàng đã đồng lòng vào cuộc triệt phá, song "tín dụng đen" vẫn là một vấn nạn khó có thể giải quyết một sớm một chiều.

Những biện pháp hạn chế "tín dụng đen" thời gian qua dù rất mạnh mẽ nhưng mới chỉ tiếp cận dưới góc độ nhà quản lý, trong khi "tín dụng đen" lại có thể nảy sinh, tồn tại và phát triển dựa trên cả góc độ pháp lý và trên cơ sở thị trường hay nói cách khác là cung – cầu về vốn. Đây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo: Hạn chế "tín dụng đen tại Việt Nam" được tổ chức ngày 20-12.

"Tín dụng đen" lách qua kẽ hở

Theo đánh giá của ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, thời gian qua vấn nạn "tín dụng đen" đã được đề cập nhiều và các cơ quan quản lý đưa ra nhiều giải pháp để hạn chế nhưng chưa thuyên giảm là do nhu cầu của người dân cần có khoản vay nhanh phục vụ nhu cầu về cuộc sống. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính ngân hàng chính thống về mặt địa lý, về mặt hành chính và quy trình thủ tục cần có sự đảm bảo an toàn, chặt chẽ, nên chưa đáp ứng được nhu cầu vay nhanh , vay “nóng” của người dân.

“Đây là khe hở để tín dụng đen lách vào vùng sâu, vùng xa, vào những gia đình có nhu cầu vay vốn gấp”, ông Thắng cho hay. Ngoài ra, theo ông Thắng, hiện nay công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả, hiểu biết của người dân về tín dụng đen cũng chưa cao. Vì vậy dẫn đến người dân mắc bẫy do chưa xem kỹ điều kiện và những ràng buộc khi vay vốn.

Nhìn theo góc độ của cơ quan quản lý, PGS.TS Đặng Ngọc Đức - Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, những biện pháp hạn chế "tín dụng đen" thời gian qua dù rất mạnh mẽ nhưng mới chỉ tiếp cận dưới góc độ nhà quản lý, trong khi "tín dụng đen" lại có thể nảy sinh, tồn tại và phát triển dựa trên cả góc độ pháp lý và trên cơ sở thị trường hay nói cách khác là cung – cầu về vốn.

“Chừng nào các NHTM hay các tổ chức tài chính chính thức chưa đủ phát triển và đáp ứng nhu cầu vốn cũng như nhu cầu tài chính, sinh hoạt hàng ngày của người dân; đặc biệt là người nghèo thì vẫn còn tạo cơ hội cho tín dụng đen phát triển”, ông Đức nói.

Theo PGS Đặng Ngọc Đức, nguyên nhân khiến vấn nạn "tín dụng đen" bùng phát nhiều nhất ở khu vực vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa là cơ quan quản lý chưa đưa nguồn vốn về cho người nghèo ở khu vực này. Bởi vậy, theo vị chuyên gia này, phải quyết liệt đưa “vốn sạch” về nông thôn, miền núi. Để làm được điều này, cần có chính sách khuyến khích các NHTM triển khai các gói cho vay, thậm chí muốn làm các dịch vụ cộng đồng ở vùng nông thôn, để làm thế nào đẩy lùi "tín dụng đen".

“Tôi cho rằng tín dụng đen là vấn nạn quốc gia cần có chương trình quốc gia để xử lý như chương trình xóa đói, giảm nghèo. Có như vậy cho dù các NHTM không được bao cấp về vốn nhưng cũng khuyến khích họ tạo điều kiện để cho vay dưới chuẩn, chưa đạt tiêu chuẩn”, ông Đức kiến nghị.

LienVietPostBank ứng dụng online phục vụ cho vay 24/7.

Giáo dục tài chính để người dân tự làm chủ

Dưới góc độ của NHTM, ông Nguyễn Đình Thắng cho biết, hiện các ngân hàng đang tìm giải pháp đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho khách hàng. Chẳng hạn, LienVietPostBank có giải pháp xây dựng ứng dụng online phục vụ 24/7, cùng với đó người dân có nhu cầu vay chính đáng và có khả năng trả nợ sẽ được cấp hạn mức tín dụng nhất định, như việc ngân hàng đang cấp thẻ tín dụng cho khách hàng tiêu trước trả sau. Như vậy, người dân có nhu cầu vay vốn sẽ đáp ứng được nhu cầu được vay 24/7 và được đảm bảo vay đúng lãi suất và số tiền họ cần.

Theo ông Thắng, để triệt tình trạng "tín dụng đen" cần có sự vào cuộc đồng bộ các giải pháp như cần có chính sách hỗ trợ của nhà nước cùng với các NHTM tạo ra sản phẩm cho vay nhanh, tín chấp cho người dân; pháp luật cần có sự răn đe quyết liệt hơn; tuyên truyền cho người dân tránh cạm bẫy vào "tín dụng đen"…

Bổ sung thêm giải pháp, TS Đặng Ngọc Đức cho rằng, giáo dục tài chính cũng là một giải pháp rất quan trọng để đẩy lùi "tín dụng đen. “Bộ Giáo dục đào tạo cần phối hợp với NHNN xây dựng và ban hành chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính nhằm tăng cường kiến thức và kỹ năng về tài chính cá nhân cho người dân từ khi còn học phổ thông là một giải pháp mang tính lâu dài nhằm hạn chế sự gia tăng của nạn "tín dụng đen”, ông Đức góp ý.

Trong khi đó, nhìn theo một cách thức để “chữa cháy” trong ngắn hạn, Ths.Nguyễn Chu Du (Đại học Công đoàn) nêu  thực tế "tín dụng đen" đang hoành hành tại các khu công nghiệp và cho rằng phải nâng cao vai trò của công đoàn trong việc ngăn ngừa bẫy "tín dụng đen" tại đây. Không chỉ đơn giản là tuyên truyền vận động đoàn viên, mà công đoàn tại các khu công nghiệp cũng cần phải nhân rộng mô hình các tổ chức tài chính vi mô, vận động thành lập quỹ hỗ trợ tài chính cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng triệt phá các tổ chức "tín dụng đen"…

Hà An

Mưa dông diện rộng được dự báo diễn ra khắp miền Bắc và tại cá tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa có nơi trên 80mm. Thủ đô Hà Nội trời mát mẻ, nhiệt độ trong ngày từ 23-29 độ C.

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文