Bảo hiểm tàu thủy nội địa, một hướng đi cần thiết
Tại hội nghị “Bảo hiểm tàu thủy nội địa khu vực phía Nam” được tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 10/6, Đại tá Nguyễn Anh Thắng- Phó Cục trưởng Cục CSGT đường thủy (Bộ Công an) nhận định, tai nạn giao thông (TNGT) đường thủy xảy ra ít hơn rất nhiều so với giao thông đường bộ, nhưng nếu xảy ra thì tai tiếng, tang thương lại rất lớn.
Theo các cơ quan chức năng, hiện nay công tác quản lý nhà nước về số phương tiện và người điều khiển phương tiện có tỷ lệ rất thấp. Trong đó, các phương tiện bắt buộc phải đăng ký chỉ được gần 30%, phương tiện bắt buộc đăng kiểm trên 40%, còn người bắt buộc có chứng chỉ chuyên môn chỉ được trên dưới 30%. Qua thống kê, một năm trên cả nước xảy ra khoảng 150 - 200 vụ TNGT đường thủy, làm chết trên dưới 300 người.
Với con số này thì số người chết do TNGT đường thủy chỉ bằng 10 ngày so giao thông đường bộ (trung bình mỗi ngày có khoảng 30 người chết). “Đường thủy xảy ra tai nạn thì tai tiếng, tiếng tăm, tang thương trên đường thủy là rất lớn. Có những vụ xảy ra cả thế giới biết như vụ đắm tàu ở Quảng Ninh bởi có nhiều khách quốc tế, hay vụ chìm tàu Dìn Ký có rất nhiều người tử vong…”- Đại tá Nguyễn Anh Thắng, cho biết.
Trong khi đó, về vấn đề bảo hiểm tàu thủy nội địa trong thời gian qua, theo đại diện Công ty CP Bảo hiểm PJICO, khi xảy ra tai nạn thì hầu như các chủ tàu là người chịu thiệt hại nặng nề nhất khi phải bỏ tiền túi ra để xử lý. Điển hình như vụ va chạm giữa tàu Long Phú 08 và sà lan chở gạo DT-12556 vào tháng 8/2011, tàu Long Phú 08 phải bồi thường cho sà lan DT-12556 số tiền trên 9,4 tỷ đồng, phần còn lại khoảng 3,4 tỷ đồng thì sà lan DT-12556 tự chịu. Hay vụ va chạm giữa tàu Eastern Sun và sà lan HP-2868 vào tháng 3/2012, tàu Eastern Sun phải bồi thường cho sàn lan HP-2868 trên 1,1 tỷ đồng, phần còn lại hơn 8,1 tỷ đồng HP-2868 tự chịu.
Giao thông đường thủy là giao thông chính ở ĐBSCL . |
Theo đại diện của Bảo hiểm PJICO, số tiền các tàu hoặc sà lan tự chịu vì không mua bảo hiểm tai nạn dân sự hoặc có mua nhưng với mức phí thấp. Hiện nhiều chủ tàu chưa chú trọng mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Do đó giá trị mua là khá thấp nên khi xảy ra sự cố với chi phí bồi thường lớn, chủ tàu không đủ khả năng tài chính và có khả năng bán tàu để trả nợ. Bên cạnh đó, khi vận chuyển hàng hóa có giá trị, chủ phương tiện có khi không kiểm tra hàng hóa đã được mua bảo hiểm hay chưa, nên khi xảy ra tổn thất giá trị bồi thường rất lớn.
Riêng khu vực ĐBSCL, Đại tá Nguyễn Anh Thắng cho biết, có thể nói hoạt động đường thủy ở ĐBSCL vừa dễ vừa khó. Dễ là gần như toàn dân tham đều gia hoạt động giao thông đường thủy. Bên cạnh đó, tỷ lệ vận chuyển hàng hóa, hành khách trên đường thủy chiếm tới 70% so các loại vận tải khác. Song, cái khó là do mọi người ai cũng có thể tham gia giao thông thủy nên việc quản lý rất khó khăn.
Từ phân tích trên, Đại tá Nguyễn Anh Thắng, nhấn mạnh: “Nếu nơi nào chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở quyết liệt ra tay thì công tác đảm bảo TTATGT thủy chắc chắn sẽ rất tốt. Còn nơi nào chính quyền cơ sở không ra tay, cấp trên không kiểm soát thì nơi đó thường xảy ra TNGT, có nhiều vụ còn đặc biệt nghiêm trọng”.
Thời gian qua công tác giám sát thực hiện pháp luật của các lực lượng chức năng (có Thanh tra giao thông, các cấp Công an xã, phường) có thể nói tương đối tốt, nhưng điều kiện thực thi thì còn khó khăn. Như việc xử lý các phương tiện chở quá tải quy định về hàng hóa hoặc số người, dùng biện pháp cưỡng chế bắt buộc là rất khó thực hiện. Bởi lực lượng chức năng không thể bắt họ hạ tải giữa sông, không thể tạm giam, tạm giữ các phương tiện vì không có nơi.
Bên cạnh đó, ngành chức năng đề nghị các chủ tàu cần thiết phải tham gia bảo hiểm với những rủi ro có thể xảy ra khi hoạt động trên đường thủy nhằm bảo đảm quyền lợi cho mình, cho thuyền viên và tránh những thiệt hại cho phương tiện