Bình Dương thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội

12:53 30/09/2020
Ngày 29/9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 9/2020 thông qua Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng đầu năm 2020. Tham dự Phiên họp có ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Ủy viên UBND tỉnh. Phiên họp được trực tuyến đến các huyện, thị xã, thành phố.


Trong 9 tháng đầu năm 2020, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương đã đạt những kết quả tích cực; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững và ổn định. Bình Dương đã tập trung triển khai quyết liệt các chỉ đạo của Trung ương về thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhanh chóng thiết lập trạng thái bình thường mới; đặc biệt là triển khai hiệu quả 6 nhóm giải pháp trọng tâm để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2020. 

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Dương cũng chủ động theo dõi, nắm tình hình hoạt động doanh nghiệp, việc làm của người lao động; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền; phát động các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Các đại biểu tham dự phiên họp.

Những tháng qua, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 6,74% so với cùng kỳ năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 185.805 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 19 tỷ 425 triệu đô la Mỹ, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 14 tỷ 941 triệu đô la Mỹ, tăng 3,9%; duy trì thặng dư thương mại gần 4,5 tỷ đô la Mỹ.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 88.575 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ. Đến 15/9/2020, tỉnh đã thu hút 52.464 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước (tăng 18,3% so với cùng kỳ); lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 46.971 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 417.000 tỷ đồng. Thu hút đầu tư nước ngoài được 01 tỷ 204 triệu đô la Mỹ (đạt 86% kế hoạch, bằng 50% so với cùng kỳ); lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 3.900 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 34,1 tỷ đô la Mỹ (đứng thứ 3 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội).

Công tác an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm; các chế độ, chính sách cho người có công, đối tượng xã hội, người nghèo và công nhân lao động trong dịp Lễ, Tết được triển khai thực hiện chu đáo (chi 537,5 tỷ đồng dịp Tết Nguyên đán 2020; 21 tỷ đồng cho 54.451 đối tượng chính sách nhân Ngày Thương binh liệt sĩ).

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.

Phiên họp cũng xem xét các Tờ trình và dự thảo Nghị quyết: Quy định mức hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh; quy định chính sách hỗ trợ kinh phí đóng đối với người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 – 2025; chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động của Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo.

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm cho rằng, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Trung ương và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương đã điều hành phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên, giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh mới chỉ đạt 25,3% kế hoạch, thấp so với mục tiêu đề ra. 

Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Thời gian tới, Bình Dương sẽ khôi phục các hoạt động đối ngoại để tăng cường quảng bá, hợp tác và thu hút đầu tư; đồng thời nâng mức đầu tư cho an sinh xã hội tương xứng với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đặc biệt, cần chuẩn bị chu đáo tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI sẽ diễn ra vào tháng 10 tới…

Chi-Bình

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文