Ngành mía đường gặp khó trước thách thức mang tên “đường lậu”

Bịt “kẽ hở”, cứu ngành mía đường

09:16 26/08/2019
Nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất mía đường trong nước, mới đây, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã ra nghị quyết liên quan đến một loạt nội dung thực hiện hoặc đề xuất, trong đó có cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường; công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại; về áp dụng biện pháp chống bán phá giá mặt hàng đường lỏng…


Liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng này, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết đang tiếp tục chủ động phối hợp với Tổng cục QLTT đi khảo sát và làm việc với Cục QLTT ở một số tỉnh, thành: An Giang, Đồng Tháp, Long An, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị. 

Trước tình trạng mặt hàng đường lỏng đang được DN nhập về với số lượng lớn, tháng 5 vừa qua, Hiệp hội Mía đường cũng đã có văn bản gửi Cục Phòng vệ thương mại để báo cáo khả năng sử dụng biện pháp chống bán phá giá với mặt hàng này.
Nhà máy đường nằm im lìm ngay trong vụ thu hoạch mía.

Để kiểm soát đường nhập lậu, ngoài lực lượng phối hợp ở các trạm liên ngành, theo Hiệp hội Mía đường, lực lượng có trách nhiệm chính trong giám sát hoạt động này là Hải quan và QLTT. Hiệp hội Mía đường cho rằng, “kẽ hở” trong hệ thống quản lý hiện nay là lượng đường nhập lậu sau khi bị tịch thu được đưa ra bán đấu giá. Điều này giúp đối tượng buôn lậu sử dụng lại bộ hồ sơ đấu giá này để hợp thức hóa cho việc tuồn đường lậu vào trong nước.

Thông tư 45/2014 của Bộ NN&PTNT quy định về việc kiểm tra cơ sở sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp đủ điều kiện an toàn thực phẩm không gắn với yêu cầu về vùng nguyên liệu. 

Lợi dụng “kẽ hở” này, một số địa phương không trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long cũng vẫn cứ cấp phép mở cơ sở sản xuất, sang chiết đường. Đây là nơi các đối tượng buôn lậu lợi dụng sang chiết đường nhập lậu, hợp thức hóa lượng đường nhập lậu thành đường sản xuất trong nước. 

Không chỉ vậy, Thông tư này còn không yêu cầu cơ sở sang chiết, đóng gói đường phải có hợp đồng hoặc văn bản đồng ý cho phép sang chiết của nhà máy hoặc thương hiệu đường…

Việc quản lý đường nhập khẩu theo hình thức tạm nhập, tái xuất cũng vậy, theo Hiệp hội Mía đường, hoạt động này đã nhiều năm gây khốn đốn cho hoạt động sản xuất mía đường trong nước do chỉ tạm nhập mà không tái xuất. Điều này càng dễ dàng kể từ khi Luật Thuế 2016 có hiệu lực. 

Bởi nếu như trước đây, hàng hóa tạm nhập, tái xuất là đối tượng được hoàn thuế, nay theo Luật thuế 2016, đây là đối tượng được miễn thuế nếu hàng hóa tạm nhập được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc DN đã đặt cọc một số tiền tương đương với tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa.

Để bịt “kẽ hở” này, Hiệp hội Mía đường đề nghị siết chặt hoạt động tạm nhập, tái xuất bằng cách áp thuế ngoài hạn ngạch và coi hàng tạm nhập, tái xuất là đối tượng được hoàn thuế. 

Đối với lượng đường nguyên liệu nhập về theo hình thức sản xuất để xuất khẩu nhằm tận dụng năng lực chế biến trong nước, “kẽ hở” nằm ở chỗ theo quy định trước đây, loại đường nhập về để sản xuất phục vụ xuất khẩu sẽ phải nộp thuế nhập khẩu và buộc phải tái xuất trong vòng 275 ngày để được hoàn thuế. 

Nhưng nay, Luật thuế 2016 và văn bản dưới luật đã không quy định thời gian phải tái xuất khẩu và miễn nộp thuế luôn cho loại hình này. Do đó, ngoài tình trạng phải cạnh tranh với đường nhập lậu, ngành mía đường còn phải cạnh tranh cả với những loại đường giá rẻ do gian lận thương mại từ các “kẽ hở” vừa kể.       

Hiệp hội Mía đường cho rằng, căn cứ số liệu xuất khẩu đường từ Thái Lan vào Campuchia do chính Thái Lan công bố, thì từ năm 2003 đến nay lượng đường xuất khẩu hằng năm của Thái Lan đã vượt qua mức cho phép cao nhất - mức kích hoạt quy định bởi điều 24 trong Hiệp định ATIGA. 

Thông tin về gian lận thương mại của ngành đường Thái Lan trong báo cáo với Chính phủ, Hiệp hội Mía đường chỉ rõ: Kết quả điều tra về gian lận ngành đường của Thái Lan do Công ty tư vấn quốc tế LLC thực hiện theo yêu cầu của liên minh ngành đường Mỹ cho thấy, ngành mía đường Thái Lan canh tác khoảng 1,4 triệu hécta với năng suất mía bình quân khoảng 70 tấn mía/ha và hàm lượng đường 12-13%. Năng suất mía và hàm lượng đường như vậy không có gì là nổi trội, chỉ nằm trên mức trung bình của ngành mía đường các nước trên thế giới. 

So với ngành mía đường thuộc top dẫn đầu như Brazin, Úc, Mỹ, trình độ sản xuất mía đường của Thái Lan vẫn còn một khoảng cách khá xa. Tuy nhiên, trong giai đoạn giá đường liên tiếp sụt giảm từ 2011-2014 và tiếp tục đà sụt giảm đến nay với mức giá đã giảm đến 40%, Thái Lan vẫn tiếp tục tăng lượng xuất khẩu lên thêm mức 70% để chiếm lĩnh vững chắc vị trí xuất khẩu đường thứ 2 toàn cầu. Chưa dừng lại, ngành mía đường Thái Lan còn lập kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng đường trong 5 năm tiếp theo.

Với thách thức mang tên “đường lậu” đang tiếp tục phải đối mặt, các DN mía đường cho rằng hoạt động sản xuất kinh doanh mía đường đang trong tình trạng hết sức khó khăn, bi đát. Tình trạng thiếu nguyên liệu đã xảy ra ở nhiều nơi. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long, diện tích trồng mía đã giảm 50%. Tương tự, vùng nguyên liệu cho Công ty CP Mía đường Lam Sơn cũng đã giảm 30%.

Đại diện Công ty CP Mía đường Lam Sơn, ông Lê Trung Thành cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh mía đường 3 vụ gần đây rất đáng lo ngại khi vùng nguyên liệu tiếp tục giảm xuống còn dưới 200 ngàn ha. 

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại không hiệu quả; công tác chống bán phá giá với đường lỏng cũng chưa có kết quả gì đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh mía đường. 

Ngoài những vấn đề trên, cơ quan quản lý nhà nước cần có biện pháp phù hợp để tránh tình trạng đấu giá đường lậu lên tới 26-27 ngàn đồng/kg nhằm có hồ sơ quay vòng đường nhập lậu.

Để ngăn chặn đường lậu, ông Đặng Phú Quý, Công ty CP Đường Quảng Ngãi, cho hay, DN đã phối hợp với Hiệp hội mía đường và cán bộ của Tổng cục QLTT đi khảo sát, làm việc với một số tỉnh thành như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, song đường lậu vẫn về nhiều hơn. Vì vậy, DN đã phối hợp với các địa phương cử khoảng 10 người xuống các địa bàn trọng điểm để theo dõi, nắm tình hình buôn lậu đường để kịp thời thông tin đến các cục QLTT cũng như phản ánh với Ban chỉ đạo 389 các địa phương.

“Đừng để DN mía đường tự bơi trong công cuộc đấu tranh chống đường lậu; đừng để người nông dân quay lưng lại với cây mía”. Đây là kiến nghị nhưng cũng chính là thông điệp mà các ngành mía đường muốn gửi tới các cơ quan có trách nhiệm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.   

Theo ông Đặng Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Tuy Hòa, muốn cứu nhà máy đường, phải cứu nông dân. Muốn cứu nông dân, phải cứu được giá mía. Mà muốn cứu giá mía phải cứu được giá đường. 

“Việc Chính phủ cho phép thí điểm xuất khẩu hàng hóa, trong đó có mặt hàng đường qua các cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở sang Trung Quốc nhằm giúp giải phóng lượng đường tồn kho trong nước. 

Tuy nhiên, trước thời điểm ngày 1-1-2018, mặt hàng đường của DN sản xuất trong nước xuất khẩu sang Trung Quốc bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng tạm nhập, tái xuất. 

Từ khi được Chính phủ cho phép tiếp tục thí điểm, đường Thái Lan, đường ngoại đội lốt đường trong nước dưới nhiều hình thức bán giá rẻ tại các cửa khẩu phụ tiếp tục khiến lượng đường tồn kho rất lớn của các nhà máy vẫn không thể tiêu thụ sang thị trường Trung Quốc”, ông Đặng Việt Anh chia sẻ.

Ông Lê Hồng Thái, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Mía đường Cần Thơ cho biết, giá đường thấp dẫn đến giá thu mua thấp, người trồng mía thua lỗ nên không đầu tư chăm sóc, phát triển diện tích. Do đó, tình trạng thiếu mía nguyên liệu cho các nhà máy đường trong thời gian tới rất đáng báo động. 

Hiện nay diện tích trồng mía nguyên liệu ở đồng bằng sông Cửu Long đã giảm đến 50%, chỉ còn khoảng 12 ngàn hécta. Trong khi đó, khó khăn lớn nhất trong phát triển vùng nguyên liệu là giá đường thấp do sức ép từ đường nhập lậu và gian lận thương mại.

Đức Thắng

Trong quá trình điều tra, truy tố và trước khi đưa vụ án ra xét xử, các cơ quan tố tụng đã nhiều lần thông báo cho các bị hại đến cung cấp thông tin về vụ việc và số tiền bị thiệt hại. Đồng thời thông tin công khai về số tài sản kê biên, phong tỏa để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của Trương Mỹ Lan và đồng phạm ngay từ khi kết thúc điều tra.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 7/11 đã chúc mừng ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ, ca ngợi ông vì đã thể hiện lòng dũng cảm khi một tay súng cố ám sát ông và cho biết Moscow đã sẵn sàng đối thoại với Tổng thống đắc cử của Mỹ.

Sự việc xảy ra ở công trình đường tránh phía Đông TP Đông Hà (Quảng Trị), đoạn qua địa bàn xã Gio Quang, huyện Gio Linh. Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 6, từ ngày 26 - 29/10/2024, địa phương này có mưa vừa đến mưa to.

Trong khuôn khổ Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024-SEMIExpo Viet Nam 2024 với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 7/11, các diễn giả tham gia chương trình nhận định Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn và đã thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Với quyết tâm cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU, thời gian qua các địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm, hướng tới mục tiêu khai thác thủy sản bền vững. Lực lượng Công an đã có nhiều hoạt động cụ thể, tích cực để đóng góp vào công tác này…

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文