Xác minh thông tin 20.000USD mới “xin” được giấy phép xuất khẩu gạo
- Xuất khẩu gạo năm 2017 dự kiến đạt trên 5 triệu tấn
- Xuất khẩu gạo khó đạt chỉ tiêu 5,4 triệu tấn
- Tạm dừng xuất khẩu gạo sang Mỹ vì có dư lương thuốc BVTV vượt mức
- Khẩn trương xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo
Trước đó, sáng 23/2, tại buổi tọa đàm về định hướng sửa đổi Nghị định 109/2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức, ông Ngô Văn Nam, Tổng Giám đốc Công ty TNHH ADC, tiết lộ: “mỗi lần xin phép thì tốn mấy chục nghìn USD, không dưới 20.000 USD”.
Sau khi nhận được thông tin trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo Thanh tra Bộ thành lập Đoàn xác minh, đồng thời giao Thứ trưởng Trần Quốc Khánh trực tiếp chỉ đạo, làm việc cụ thể với các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan để xác minh, làm rõ sự việc mà các báo đã nêu.
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Bộ Công Thương đã hứa sẽ gỡ bỏ những rào cản nhiêu khê trong việc quản lý xuất khẩu gạo |
Ngoài “chi phí” mấy chục ngàn đô này, ông Nam còn kể đến những vấn đề được cho là nhiêu khê khác, khi “mỗi ngày công ty phải báo cáo số liệu cho cơ quan chức năng, rằng xuất khẩu được bao nhiêu, tồn kho bao nhiêu… Những việc này rất tốn thời gian khiến công ty phải tuyển thêm người chỉ để làm báo cáo”.
Được biết, tại tọa đàm, VEPR đề xuất bãi bỏ các điều kiện về việc doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải có kho, cơ sở xay xát thóc, gạo cũng như quy định về địa điểm đặt kho, máy xay xát và việc phải duy trì dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 10% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong sáu tháng trước đó.
VEPR cũng đề xuất bãi bỏ giá sàn xuất khẩu hoặc giá sàn chỉ có tính chất trao đổi nội bộ trong hiệp hội; bãi bỏ việc xuất khẩu gạo tại thị trường tập trung; bãi bỏ các điều kiện giao hàng xuất khẩu…