Bỏ phí, lệ phí nông nghiệp: Trên bảo dưới không nghe

12:31 30/06/2015
Trong khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nhiều lần yêu cầu cắt, giảm, loại bỏ phí, lệ phí trong nông nghiệp thì cấp dưới của ông tại cơ sở vẫn đang tìm lý do để “quyết giữ”.
>> Loại bỏ các loại phí ‘phi lý’ trong ngành NN&PTNT

Trong một nỗ lực nhằm tạo “đường thông hè thoáng” cho quả vải xuất khẩu, Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN&PTNT vừa chỉ đạo các đơn vị kiểm dịch thực vật không thu phí, lệ phí kiểm dịch thực vật đối với các lô quả vải tươi xuất khẩu bằng đường hàng không. 

Tại Văn bản số 1140/BVTV-KD, Cục Bảo vệ thực vật cũng yêu cầu các đơn vị kiểm dịch bố trí nhân lực, trang thiết bị làm thủ tục kiểm dịch thực vật nhanh nhất cho các lô quả vải tươi xuất khẩu, bao gồm cả làm ngoài giờ, ngày nghỉ, ngày lễ. 

Thực ra, chuyện miễn phí không có gì đáng nói nếu những khoản phí, lệ phí “có tên” lẫn “không tên” không đè nặng lên người nông dân, lên sản phẩm nông nghiệp nhiều năm nay. Đến mức, chuyện phí, lệ phí nông nghiệp cũng lên nghị trường. 

Kết thúc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIII, trong Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, Quốc hội ghi nhận các giải pháp mà các thành viên của Chính phủ đã cam kết trước Quốc hội khi trả lời chất vấn. Tuy nhiên Nghị quyết nhấn mạnh: “Rà soát loại bỏ các loại phí, lệ phí không hợp lý trong nông nghiệp…”.

Đây không phải lần đầu tiên câu chuyện phí, lệ phí trong nông nghiệp được xới lên. Đầu năm nay, như Báo CAND đã đưa tin, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã chỉ đạo Vụ Tài chính (Bộ NN&PTNT) chủ trì kiểm tra toàn bộ các loại phí, lệ phí trong ngành NN&PTNT để phát hiện các chồng chéo, bất hợp lý, đề xuất sửa đổi và báo cáo Bộ trưởng kết quả kiểm tra trước ngày 15/2. 

Bộ trưởng cũng giao Vụ Tài chính chủ trì phối hợp với Cục Thú y và cơ quan liên quan của Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi các Thông tư liên quan quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y, hoàn thành dự thảo trước 15/2. 

Không biết bản dự thảo mà Bộ trưởng Phát giao đã được cấp dưới viết xong chưa nhưng đến tháng 6/2015, Bộ NN&PTNT lại đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định bãi bỏ 31 loại phí, lệ phí liên quan đến thú y đang tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và người chăn nuôi. Dù Bộ Tài chính “bật đèn xanh” cho việc bãi bỏ các loại phí, lệ phí trong lĩnh vực thú y nhưng nhiều địa phương lại kêu “không ổn”.

Lý do địa phương nêu ra là phí, lệ phí thú y là nguồn “nuôi sống” nhân viên thú y. Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh có hơn 620 người theo diện hợp đồng, Chi cục Thú y Cần Thơ có hơn 160 lao động hợp đồng làm công tác kiểm dịch thú y. Những người này “sống nhờ” phí và lệ phí. Đến mức, nếu cắt các khoản phí, lệ phí thú y, buộc lòng phải cắt hợp đồng với những lao động này, lãnh đạo 2 đơn vị này khẳng định. Thậm chí, cơ quan thú y lo ngại việc bãi bỏ nhiều loại phí sẽ ảnh hưởng đến công tác kiểm soát dịch bệnh. 

Để bảo vệ sự tồn tại “chính đáng” của những khoản phí, lệ phí này, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh cho rằng ảnh hưởng của chúng đến giá thành sản phẩm lưu thông trên thị trường là không lớn. Đại diện doanh nghiệp, ông Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho rằng điều các doanh nghiệp, người chăn nuôi lo không chỉ là tiền phải trả cho các loại phí, lệ phí mà còn là những tiêu cực phí nảy sinh. Tiêu cực phí doanh nghiêpuj chăn nuôi phải đóng có khi còn nhiều hơn phí.

Như vậy, có thể thấy, cuộc đấu tranh với các loại phí, lệ phí trong ngành Nông nghiệp vẫn còn quá gian nan khi mà Bộ chỉ đạo nhưng cấp dưới lại phản ứng với những lý do rất “nhân văn” như bảo vệ nhân viên hợp đồng… Phải chăng, điều cần loại bỏ không chỉ là phí, lệ phí mà là những “đá tảng” trong đầu cán bộ nông nghiệp cơ sở. Chỉ khi nào, họ nghĩ, họ tin sự thông suốt trong lưu thông hàng nông nghiệp, sự thuận tiện đối với người nông dân, doanh nghiệp là trách nhiệm, mục tiêu hoạt động của ngành Nông nghiệp thì may chăng(?!). Để đến lúc đó, rất cần sự “vào cuộc” mạnh mẽ của người đứng đầu ngành Nông nghiệp.

Diệp Linh

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an và Thượng tướng Lê Quý Vương, Chủ tịch Hội Cựu CAND Việt Nam, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an đã đồng chủ trì Lễ ký Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Hội Cựu CAND Việt Nam trong công tác bảo đảm ANTT.

 Chiều ngày 11/7, thông tin từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, đơn vị vừa thực hiện nghi thức chào đón chuyến bay đầu tiên của Hãng hàng không Ethiopian Airlines, khai trương đường bay mới kết nối trực tiếp Thủ đô Hà Nội (Việt Nam) và Addis Ababa (Ethiopia).

Qua xác minh, Nguyễn Thị Thu Hương (SN 1980, thường trú tại Bạch Mai, Hà Nội), chỉ học lớp điều dưỡng trung cấp y, không phải là bác sỹ, không có chứng chỉ hành nghề, không được đào tạo hay tập huấn gì liên quan đến việc khám, chữa bệnh, xét nghiệm và kê đơn thuốc nhưng Hương vẫn trực tiếp khám, xét nghiệm, kê đơn thuốc cho người bệnh.

Theo Bộ Y tế, nguyên nhân để xảy ra một số vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong lĩnh vực giám định pháp y tâm thần và điều trị bắt buộc là do một số người đứng đầu đơn vị, cán bộ y tế chưa gương mẫu, chưa giữ vững bản lĩnh chính trị, dễ bị mua chuộc, bị lôi kéo tham gia các hành vi phạm tội hoặc tiếp tay cho kẻ xấu lợi dụng...

Ngày 11/7, đại diện Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, Bệnh viện vừa phẫu thuật nội soi thành công cho cụ ông 96 tuổi mắc ung thư đầu tuỵ phức tạp. Theo y văn thế giới, đây là người bệnh cao tuổi nhất thế giới đến thời điểm hiện tại được ghi nhận phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt khối u tá tụy thành công (sau người bệnh 92 tuổi ở Trung Quốc). 

Chiều 11/7, hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí, truyền hình nhằm tăng cường công tác phối hợp thông tin, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và đối ngoại.  

Sau nhiều ngày xét xử và nghị án kéo dài, sáng 11/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội ra phán quyết đối với cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan và Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu cùng 39 bị cáo khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.