Các địa phương chuẩn bị nguồn lực để đón sóng dòng vốn FDI

07:53 21/06/2020
Một làn sóng dịch chuyển đầu tư nước ngoài (FDI) trên thế giới đang hình thành, đây chính là cơ hội cho nhiều quốc gia tiếp nhận FDI, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 

Đặc biệt, Việt Nam đã bước đầu kiểm soát thành công đại dịch COVID-19, môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, hệ thống giao thông kết nối rộng khắp, nguồn lao động chất lượng cao dồi dào… và việc Hiệp định EVFTA và EVIPA dự kiến đi vào thực thi trong tháng 8-2020 đang là những yếu tố tạo nên sức hút để đón các dự án đầu tư chất lượng cao dịch chuyển vào Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư nước ngoài cho biết, dịch COVID-19 xuất hiện là cú hích mạnh tạo nên làn sóng dịch chuyển đã được hình thành từ những năm trước. Mô hình đa dạng chuỗi cung ứng, mô hình mạng lưới cung ứng, liên kết sẽ bảo đảm an toàn và hiệu quả, tính bền vững cho chuỗi sản xuất hàng hóa.

Hạ tầng hoàn chỉnh, hỗ trợ về thủ tục hành chính đang được các địa phương triển khai mạnh để thu hút nhà đầu tư.

Mới đây, đã có nhiều tập đoàn đa quốc gia đạt được thỏa thuận với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số địa phương Việt Nam về việc di dời sang Việt Nam hàng chục xí nghiệp FDI quy mô lớn, như Apple (Mỹ) chuyển xí nghiệp sang Việt Nam để sản xuất 30% tai nghe không dây xuất khẩu.

Panasonic (Nhật Bản) chuyển toàn bộ nhà máy sản xuất điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt từ Băng Cốc (Thái Lan) sang Hà Nội. Hiện, nền kinh tế của Việt Nam có sức chịu đựng trong khủng hoảng cao. Trong khi kinh tế nhiều nước trên thế giới đi vào suy thoái do tác động của dịch COVID-19, GDP quý 1/2020 của Việt Nam vẫn tăng 3,82%, Quỹ tiền tệ quốc tế dự báo cả năm GDP Việt Nam tăng 2,7%. Đa số doanh nghiệp FDI tại Việt Nam dự kiến mở rộng sản xuất sau dịch, nhiều nhà đầu tư châu Á, Mỹ, châu Âu coi Việt Nam là điểm đến an toàn cho FDI mới hoặc sẽ dịch chuyển nhà máy từ nước khác sang Việt Nam.

Để đón sóng dịch chuyển dòng vốn FDI, tại nhiều địa phương đã triển khai xây dựng những kế hoạch phát triển hạ tầng và chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn. Như tại Đồng Nai quy hoạch phát triển thêm 3 khu công nghiệp mới gồm: Khu công nghiệp Phước Bình (huyện Long Thành), Khu công nghiệp Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Mỹ) và Khu công nghiệp Gia Kiệm (huyện Thống Nhất).

Ngoài ra, nhiều khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai đang được đề xuất mở rộng như: Khu công nghiệp Amata, An Phước, Long Đức, Tân Phú, Xuân Lộc, Hố Nai, Sông Mây, Long Khánh. Việc thành lập mới và mở rộng các khu công nghiệp trên địa bàn nhằm đón dòng vốn đầu tư chất lượng, những dự án có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai, riêng từ đầu năm 2020 đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn đã cho thuê được 50,3ha, tập trung tại các khu công nghiệp: Nhơn Trạch 6, Lộc An - Bình Sơn, Dầu Giây, An Phước và Giang Điền. Hiện nay, do quỹ đất cho thuê tại các khu công nghiệp không còn nhiều, do vậy trong thu hút đầu tư, đơn vị này luôn giám sát và định hướng các chủ đầu tư hạ tầng KCN tập trung lựa chọn các dự án có suất vốn đầu tư cao, thân thiện với môi trường và sử dụng lao động phù hợp.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Hồng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Công ty cổ phần KCN Dầu Giây cho biết, sau khi hết thời hạn giãn cách xã hội, vào tháng 5-2020, một số nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản đã đến khảo sát để đầu tư vào Khu công nghiệp Dầu Giây. Đây là tín hiệu khả quan hơn so với 5 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hữu Thành cũng cho biết, để thu hút doanh nghiệp, Bắc Ninh đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong giải quyết các thủ tục hành chính, trực tiếp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước liên kết và tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn... Đặc biệt, nhanh chóng đầu tư cơ sở hạ tầng để có mặt bằng sạch mời gọi các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Theo Sở KH&ĐT Phú Thọ, trong thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục còn rườm rà, phức tạp, nhất là các thủ tục liên quan đến lĩnh vực đầu tư; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Sự chuẩn bị của các địa phương trong thời gian qua cho thấy sự chủ động trong việc thu hút, tìm kiếm các nhà đầu tư chất lượng cao. Tuy nhiên, để đón được các nhà đầu tư lớn, có chọn lọc, ông Nguyễn Văn Toàn cũng cho rằng, trong thời gian tới, Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ mặt bằng đất sạch trong các KCN, khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao hiện có và xây dựng các KCN, KCX mới với đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Tạo thuận lợi về thủ tục để tiếp nhận các nhà máy, xí nghiệp FDI chuyển đến Việt Nam.

Đặc biệt, có thể xây dựng các thủ tục rút gọn đối với các nhà máy FDI dịch chuyển so với các dự án mới để tiết kiệm thời gian, nhanh chóng đi vào hoạt động sau khi di dời, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Ưu tiên phát triển hệ thống logistics và đơn giản hóa các thủ tục lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm giảm thiểu chi phí logistics tại Việt Nam.

Ở góc độ quản lý, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Bộ KH&ĐT Đỗ Nhất Hoàng cho rằng, do dịch COVID-19, các doanh nghiệp muốn đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu để lấp ngay vào sự đứt gẫy của chuỗi cung ứng. Theo đó, các doanh nghiệp rất quan tâm đến: đất công nghiệp để xây dựng nhà máy; nguồn nhân lực có chất lượng cao; cần có những ưu đãi, hỗ trợ mang tính cạnh tranh và cần thực thi các thủ tục nhanh chóng để sớm triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nắm bắt được nhu cầu đó, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đều đang rất khẩn trương để điều chỉnh chính sách, cũng như những điều kiện cần thiết để đón dòng chuyển dịch này. Hiện, Bộ KH&ĐT đã đề xuất 4 nhóm giải pháp gồm: Xúc tiến đầu tư; thu hút đầu tư có chọn lọc; nhóm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và chuẩn bị điều kiện để đón các nhà đầu tư, cuối cùng là liên quan đến ưu đãi hỗ trợ đầu tư. Hiện Luật Đầu tư sửa đổi và các luật khác có liên quan đã bổ sung những ưu đãi mang tính cạnh tranh tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư.

Lưu Hiệp

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文