Cần tập trung nhiều giải pháp đồng bộ cải thiện năng suất lao động

11:27 28/11/2014
Ngày 27/11, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ (CIEM) tổ chức Diễn đàn năng suất lao động (NSLĐ) Việt Nam, nhằm cung cấp thông tin, hiện trạng và NSLĐ trong nước trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Theo TS Đặng Thị Thu Hoài (CIEM), hiện NSLĐ của Việt Nam được xếp loại thấp so với các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cụ thể, NSLĐ của ta chỉ bằng 13,2% so với Nhật Bản; 12% của Singapore; 37% của Thái Lan… NSLĐ chậm được cải thiện, với một số nguyên nhân chủ yếu gồm: thiếu chính sách, cơ chế để khai thác hết tiềm năng, đặc điểm nhiều lao động đơn giản, giá rẻ; hoạt động đào tạo, dạy nghề mỏng và mất cân đối; mức độ đầu tư cho ứng dụng khoa học-kỹ thuật để nâng cao khả năng và số lượng sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm còn thấp…

PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc, Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng, Việt Nam có số lượng lao động lớn nhưng chất lượng lao động thấp. Theo số liệu điều tra lao động - việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Việt Nam khá thấp và không có nhiều cải thiện. Nếu vào năm 2007, tỷ lệ qua đào tạo của lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chỉ đạt 17,4%, thì trong năm 2013, con số này chỉ đạt 18,4%. Sự chênh lệch về chất lượng nguồn lao động được thể hiện rõ nhất là ở khu vực nông thôn và thành thị. Ở thành thị, lao động đã được đào tạo chiếm 30,9%, trong khi nông thôn chỉ có 9%. Đây chính là một rào cản lớn cho việc cải thiện năng suất lao động. Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, ngành nghề hay nền kinh tế nhiều lao động mà giá trị gia tăng thấp thì năng suất thấp. Vì vậy, nâng cao NSLĐ thông qua các giải pháp khoa học và công nghệ sẽ đem lại kết quả đáng kể.

Tại diễn đàn, các chuyên gia cho rằng, NSLĐ thấp và chậm được cải thiện là điểm yếu của nền kinh tế cũng như thách thức đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nếu không có sự chuyển biến tích cực, tìm ra biện pháp phù hợp và nhanh chóng, Việt Nam sẽ chịu thiệt hại về nhiều mặt như hạn chế năng lực của đội ngũ người lao động, mất cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập của nhân công…

Các chuyên gia cho rằng, việc gia tăng NSLĐ đang là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập và làn sóng chuyển dịch nhân công giữa các nước trong khu vực (nhất là sau năm 2015-khi hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN). Bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành và giới nghiên cứu cần thắt chặt quan hệ, tạo ra sự trao đổi và tương tác thường xuyên và chủ động để tăng cường nguồn lực đầu tư cũng như chất xám cho việc phát triển khoa học và công nghệ. Cần ưu tiên lựa chọn những công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại, dễ ứng dụng và phù hợp để nâng cao NSLĐ. Từ đó tạo ra sự tăng tốc về NSLĐ, là cơ sở cải thiện sức cạnh tranh đối với lĩnh vực lao động nói riêng và nền kinh tế nói chung…

Phan Đức

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28 ngày 19/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an đã mang lại nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, người có uy tín, quần chúng tín đồ tôn giáo tham gia phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (ANTQ) được đẩy mạnh, góp phần làm cho đa số chức sắc, tín đồ các tôn giáo tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước...

Chiều 10/1, Trung tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác Công an năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Công an TP Cần Thơ. Về phía địa phương có đồng chí Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ chủ trì hội nghị. 

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Chủ tịch HĐTV Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) Trần Tuyết Mai đã sử dụng sai Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) gây thiệt hại hơn 317 tỷ đồng. Ngoài ra, bị can Mai còn dùng hai hệ thống sổ sách kế toán để không đóng hàng chục tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Ngày 10/1, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiến hành luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với 144 bị cáo có đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam) ĐKVN), 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Ngày 10/1, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Công ty Thương mại Dịch vụ Hoàng Gia), Trần Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land) cùng 7 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ngày 10/1, lãnh đạo UBND TP Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) xác nhận thông tin, trên địa bàn vừa xảy ra vụ nghi ngộ độc do uống rượu ngâm rễ cây rừng khiến 1 người từ vong và 4 người khác phải nhập viện cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文