Cẩn thận sập bẫy đồ hiệu "hàng thùng"

11:15 11/01/2010
Để gắn cho mình cái mác cửa hàng chuyên kinh doanh đồ hiệu "hàng thùng", chủ các cơ sở thường treo biển hay quảng cáo trực tiếp với khách hàng với nội dung đại loại như: "Hàng lướt từ nước ngoài nhập về", "Hàng do dân chơi chính hiệu cầm cố", "Hàng thùng hiệu 100%"…

Đến hẹn lại lên, hễ cứ vào thời điểm hiện tại khi mà dịp Tết Nguyên đán cổ truyền đang đến gần, trên các tuyến phố (tập trung ở khu vực nội thành) lại bắt đầu xuất hiện không ít các tiệm, cửa hàng kinh doanh đồ hiệu "hàng thùng" - quần áo, giầy dép, thắt lưng da... đã qua sử dụng. Điều đáng nói, trước sự xuất hiện của loại hình kinh doanh này, người tiêu dùng cần cẩn trọng kẻo lại "chuốc bực" vào thân.

Không tỉnh… là hớ

Dạo quanh một số tuyến đường nằm trong khu vực nội thành Hà Nội, ta không khó để bắt gặp hình ảnh nhan nhản các cửa hàng kinh doanh đồ hiệu "hàng thùng". Lượng khách trong những ngày này, khi mà dịp Tết Nguyên đán cổ truyền đang cận kề, bất luận nắng hay mưa, lui tới nơi đây nườm nượp.

Các tuyến phố có nhiều cửa hàng kinh doanh đồ hiệu "hàng thùng" phải kể đến như: Hoàng Hoa Thám, Thợ Nhuộm, Kim Liên, Nghĩa Tân… mà đặc biệt là trục đường Lê Duẩn, nơi được mệnh danh là chợ đồ hiệu "hàng thùng" của miền Bắc. Người tiêu dùng đặt cho tuyến phố này cái tên "thậm xưng" như vậy cũng bởi chỉ với chiều dài độ chưa đầy 500m mà nơi đây tọa lạc hàng chục cửa hàng kinh doanh đồ hiệu "hàng thùng" lớn nhỏ. Không chỉ có giày da mà ngay cả quần áo, thắt lưng mang các nhãn hiệu nổi tiếng như: D&G, Conconverse all star, Nike, Just cavalli ... nơi đây đều có cả và giá của nó rẻ hơn so với thị trường từ 20-40%.

Khi tìm hiểu sâu về lĩnh vực này, chúng tôi được một số chủ "hàng thùng" dạng này hé lộ: Trong quá trình đánh "hàng" về cung cấp cho khách hàng, các cửa hàng còn nhập nhằng, "trộn" các hàng nhái giá rẻ lại với nhau. Nhìn bề ngoài, khách hàng cứ tưởng tất cả số hàng đã qua sử dụng đều là hàng hiệu chính hãng được các dân chơi thải hồi. Đồng thời, không nghĩ rằng giá tiền mà cửa hàng đưa ra cao gấp nhiều lần, nên khách hàng theo đó nhanh chóng bị "sập bẫy".

Đơn cử như trường hợp của anh Nguyễn Minh Tiến trú tại phố Ngọc Khánh (quận Ba Đình) ngày 2/1 vừa qua, sau khi mua đôi giày "hàng thùng" có nhãn hiệu "Converse all star" đính bên ngoài với giá 300 ngàn đồng (giá rẻ hơn 4 lần so với bình thường) tại một cửa hàng trên phố Thợ Nhuộm. Ngỡ tưởng "trúng quả" nhưng ngờ đâu, chưa đầy 1 tuần sau đế đôi giày "hiệu" này đã bị bong tróc… 

Chuốc họa cũng chẳng chơi

Để gắn cho mình cái mác cửa hàng chuyên kinh doanh đồ hiệu "hàng thùng", chủ các cơ sở thường treo biển hay quảng cáo trực tiếp với khách hàng với nội dung đại loại như: "Hàng lướt từ nước ngoài nhập về", "Hàng do dân chơi chính hiệu cầm cố", "Hàng thùng hiệu 100%"… Trước sự "ru ngủ" này, nhiều người tiêu dùng (chiếm đa phần là giới trẻ) đã sập bẫy.

Điều đáng nói, nếu chỉ bị hớ tiền thôi thì chưa đủ, bởi liên quan tới số đồ hiệu "hàng thùng" này là cả một vấn đề. Vì với bản chất là "hàng thùng" nên sản phẩm nào cũng đều qua sử dụng (ít nhất cũng là một lần), nguồn gốc của nó không rõ ràng. Chủ các cửa hàng sau khi nhập về thường chỉ "làm mới" thông qua việc giặt giũ, xả chút hương thơm, nước tẩy vào, thậm chí còn không đụng đến một lần mà chất thành từng đống để bán đổ đồng cho khách hàng. Vậy, khi mua số sản phẩm (chủ yếu là quần áo "hàng thùng hiệu") này về, người tiêu dùng có gặp phải những hệ lụy không mong muốn?

Thực tế trên cho thấy, để tránh gặp những hệ lụy không mong muốn, người tiêu dùng cần cẩn trọng trước các mặt hàng là đồ hiệu "hàng thùng" tràn lan như hiện nay

Huy Trần

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025). Chuyến thăm Việt Nam lần này của đồng chí Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa hai nước láng giềng, đặc biệt khi năm 2025 là năm đánh dấu 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025).

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文