Cẩn thận với polymer trong trà sữa trân châu

13:04 12/08/2009
Chánh Thanh tra, Sở Y tế Hà Nội cho biết, thông tin trong trà sữa trân châu có sử dụng polymer chỉ xuất hiện ở Trung Quốc, Sở Y tế đã đi lấy mẫu để làm xét nghiệm. Một nhà khoa học thì cho biết, một số loại polymer không tốt cho sức khỏe.

Trên một tờ báo điện tử đưa tin, trên mạng Renminwang (Trung Quốc) mới đây đăng tải, để làm ra những viên trân châu, nguyên liệu quan trọng nhất trong việc chế biến món trà sữa trân châu, người ta cho thêm polymer vào để làm tăng độ dẻo, giòn.

Thông tin này lập tức gây được sự chú ý đặc biệt của người tiêu dùng nước ta, đặc biệt là đối với các phụ huynh và các "đệ tử" của món trà mát lạnh, thơm phức mùi sữa và những viên trân châu giòn dai.

Trà sữa trân châu xuất hiện cách đây khoảng 5-6 năm ở Hà Nội và đã gây ra cơn sốt trong giới trẻ. Những quán trà sữa trân châu xuất hiện ngày càng nhiều trên các tuyến phố lớn, quanh các trường học.

Dư luận đang quan tâm đến nguyên liệu chế biến những hạt trân châu này.

Có thời điểm, nam thanh, nữ tú xếp hàng trên đường Đinh Tiên Hoàng để chờ đến lượt mua trà sữa trân châu. Mua được rồi, họ cùng nhau ngồi trên yên xe máy, tay cầm cốc nhựa có cắm ống hút loại to (cho vừa với hạt trân châu) để thưởng thức món đồ uống hấp dẫn về mùi vị lẫn độ giòn dai. Hiện nay, dù đã xuất hiện nhiều loại đồ uống mới cũng tiện lợi không kém nhưng học sinh, sinh viên vẫn rất ưa thích loại đồ uống này.

Sức hấp dẫn của món đồ uống này là gì? Cháu Nguyễn Khánh Linh, học sinh lớp 8, Trường THCS Việt An cho biết, trước hết đó là tính tiện lợi. Loại trà này thường được đựng trong cốc nhựa sử dụng một lần, lại được bịt kín bằng ni lông nên vận chuyển không bị sánh ra.

Thứ hai là sự đa dạng về mùi vị: Mùi nho, dâu, cam, táo, chocolate, bạc hà... Chỉ cần điểm sơ sơ, Linh đã chỉ ra quanh trường của cô bé có 7 quán bán thứ đồ uống này. Tìm hiểu, tôi biết giá một cốc trà sữa dao động từ 8.000đ - 10.000đ/cốc. Nếu so với các quán cũng bán loại trà này trên các phố lớn, thì rẻ hơn 3.000đ - 5.000đ/cốc.

Để biết về sức tiêu thụ loại trà này hiện nay, chúng tôi đã có cuộc khảo sát tại quán trà trên bên Bờ Hồ và nhận thấy vẫn thường xuyên có khách tạt vào. Tìm kiếm thông tin này trên mạng, chúng tôi thấy có nơi quảng cáo bán trà sữa trân châu có sử dụng loại trân châu đã đạt chất lượng ISO. Còn khi đi tìm hiểu về việc bán nguyên liệu pha chế trà sữa tại phố Hàng Buồm, Cao Thắng thì người bán có vẻ dè dặt.

Sử dụng polymer trong chế biến thực phẩm ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? Tiến sỹ Trần Vĩnh Diệu, Trung tâm Nghiên cứu vật liệu polymer, Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho biết, phải có mẫu phân tích cụ thể, ông mới biết trong loại trân châu được khẳng định sử dụng polymer đã sử dụng loại polymer nào.

Trên thực tế, có cả loại polymer tan trong nước với điều kiện đun sôi và không độc hại. Có những loại polymer còn được sử dụng để làm kem với mục đích tăng độ dẻo, giòn. Người ta còn sử dụng màng polymer để bọc trái cây mà mắt thường không nhìn thấy và ăn vào thì không ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong nước rửa bát cũng có sử dụng polymer để tạo độ kết dính.

"Vấn đề quan trọng là xác định xem có sử dụng polymer không và sử dụng loại polymer nào, tỷ lệ bao nhiêu. Còn nếu sử dụng loại polymer thông thường trong chế biến thực phẩm sẽ tạo ra cảm giác chướng bụng, nhiều khi đóng cục trong bụng. Nếu như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe", Tiến sỹ Diệu cho biết.

Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra, Sở Y tế Hà Nội cho biết, thông tin trên chỉ xuất hiện ở Trung Quốc, người tiêu dùng Việt Nam không nên hoang mang. Hiện nay, Sở Y tế đã cho người đi lấy mẫu để làm xét nghiệm, hết tuần này mới có kết quả. Khi có kết quả, cơ quan này sẽ công bố để người dân biết, tránh gây tình trạng hoài nghi, hoang mang.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được mọi người quan tâm, vì thế mặc dù thông tin trên xuất hiện ở quốc gia láng giềng cũng khiến người tiêu dùng lo ngại. Việc cơ quan y tế lấy mẫu kiểm tra và công bố kết quả là cần thiết trong lúc này

Cao Hồng

Chúng tôi đến với Lạng Sơn những ngày đầu tháng 4, dọc đường hoa gạo vẫn chưa hết rực đỏ. Chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ trên đường cao tốc từ Hà Nội tới thành phố Lạng Sơn, đi tiếp chừng 30 cây số nữa, chúng tôi đến với địa bàn xã biên giới Tân Thanh, huyện Văn Lãng - nơi mà trong ký ức của chúng tôi chục năm về trước, Tân Thanh luôn tấp nập, nhộn nhịp bởi những khu chợ biên giới sầm uất, mà bất cứ ai khi ghé thăm Lạng Sơn, dù đường đi có vất vả đến mấy cũng vẫn muốn được đến chợ cửa khẩu Tân Thanh để tranh thủ mua sắm.

Với chiều dài hơn 60km, tổng mức đầu tư 4.600 tỷ đồng, dự án đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay còn vướng mắc ở nhiều đoạn, tuyến do vướng khâu mặt bằng, buộc nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”. Mặc dù chính quyền đã quyết liệt vào cuộc, song nhiều hộ gia đình vẫn cố thủ, không chấp thuận các phương án đền bù dẫn đến dự án chậm tiến độ.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (20/4), khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ đã có nắng nóng, có nơi nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ như: Phù Yên (Sơn La) 39.4 đô, Hòa Bình 39.5 độ, Cao Bằng 39.1 độ, Tuyên Hóa (Quảng Bình) 38.2 độ, Ayunpa (Gia Lai) 38.3 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.

Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ công bố lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp Lễ Phục sinh, giới phân tích quốc tế đã lập tức bị cuốn vào vòng xoáy câu hỏi về động cơ thực sự của Điện Kremlin. Đằng sau một tuyên bố mang tính biểu tượng tôn giáo, phải chăng là những tính toán chiến lược phức tạp? Đây có phải là nỗ lực chân thành nhằm mở lối cho hòa đàm, hay chỉ là bước đi tạm thời để hóa giải áp lực ngoại giao từ phương Tây và đặt Kiev vào thế khó?

Với những kết quả, thành tích đã đạt được, Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh Đồng Nai đã vinh dự được Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhì, Ba; Huân chương Quân công hạng Ba và nhiều khen thưởng thành tích xuất sắc trong công tác, chiến đấu…

Trong bối cảnh làn sóng bảo hộ thương mại ngày càng rõ nét, nhiều quốc gia đã chọn cách tiếp cận thận trọng trước chính sách thuế quan cứng rắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thay vì đáp trả tương xứng, các nền kinh tế lớn như Liên minh châu Âu (EU), Canada hay Anh đang tính toán kỹ lưỡng nhằm tránh rơi vào một cuộc chiến thương mại toàn diện - điều có thể gây tổn thất sâu rộng không chỉ cho Mỹ mà cả phần còn lại của thế giới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.