Càng khai thác tài nguyên, càng nghèo đói

11:02 24/12/2016
Tại buổi tọa đàm "Chính sách khoáng sản sau 5 năm thực hiện và định hướng thời kì tới" do Ban Kinh tế Trung ương và Liên minh Khoáng sản tổ chức ngày 23-12, các chuyên gia cho rằng, các quốc gia lệ thuộc vào tài nguyên đang tồn tại một nghịch lý: Càng khai thác, càng nghèo đói.

Tại Việt Nam, nguồn thu từ tài nguyên ngày càng giảm, trong khi sản lượng khai thác vẫn không ngừng tăng lên.

Nguồn thu từ khoáng sản ngày càng giảm

Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản giảm rất nhanh trong những năm gần đây. Năm 2013, nguồn thu thuế tài nguyên đạt 37.875 tỉ đồng, chiếm 4,6% tổng thu ngân sách Nhà nước. Đến năm 2015, nguồn thu thuế tài nguyên chỉ còn 29.111 tỉ đồng, chiếm 2,7% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Điều này được lí giải là do số thuế tài nguyên từ dầu khí giảm mạnh bởi biến động giá dầu thô trên thế giới. Giá bán dầu thô năm 2013 là 112,3 USD/thùng thì đến năm 2015 chỉ còn 56 USD/thùng. Nguồn thu ngân sách ngày càng giảm nhưng sản lượng khai thác vẫn không ngừng tăng lên. Sản lượng khai thác dầu thô năm 2013 là 15,25 triệu tấn, đến năm 2015 tăng lên 16,7 triệu tấn.

Hiện nay, ngành khai khoáng ở Việt Nam đang tồn tại rất nhiều vấn đề như thu ngân sách không tương xứng với quy mô khai thác; mức độ minh bạch trong quản lí tài nguyên còn hạn chế; công nghệ lạc hậu dẫn đến thất thoát tài nguyên; nhiều loại khoáng sản sẽ cạn kiệt trong thời gian ngắn.

Bà Trần Thanh Thuỷ - đại diện Tổ chức Oxfam cho biết, qua nghiên cứu tại nhiều quốc gia như Angola, Nigeria, Guinea... thì khai thác khoáng sản và sự nghèo đói có mối liên hệ với nhau. Ở những quốc gia giàu tài nguyên, tỉ lệ phụ thuộc tài nguyên chiếm tới 62%, tỉ lệ đói nghèo cũng lên tới 64%. Sự phụ thuộc tài nguyên quá lớn khiến các quốc gia quên đi việc phát triển những ngành công nghiệp khác bền vững hơn.

Nguồn thu từ tài nguyên ở Việt Nam ngày càng giảm trong khi sản lượng khai thác vẫn không ngừng tăng lên.

Việt Nam nghèo tài nguyên

Theo chuyên gia Nguyễn Thành Sơn, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia nghèo về tài nguyên, giống như Nhật Bản. Đến nay, công tác điều tra khảo sát địa chất trên lãnh thổ Việt Nam chỉ phát hiện được khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau (trong số gần 200 loại khoáng sản tồn tại trong tự nhiên), nằm rải rác ở gần 5.000 điểm quặng và tụ khoáng. Bởi vậy, có thể khẳng định, tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam vốn đã không đa dạng lại còn rất manh mún, nhỏ lẻ.

Theo số liệu của Bộ Công thương, trong số 60 loại khoáng sản đã được phát hiện chỉ có khoảng 30 loại khoáng sản đã được thăm dò đánh giá trữ lượng. Trong số này mới chỉ có dầu khí, than, apatit được thăm dò tương đối cơ bản và chắc chắn, số còn lại chủ yếu mới ở điều tra cơ bản. Qua đánh giá trữ lượng, hầu hết trữ lượng các mỏ đều chỉ ở mức trung bình.

Trữ lượng khoáng sản không lớn, trong khi điều kiện khai thác lại ngày càng khó khăn. Dầu mỏ, khí thiên nhiên của Việt Nam hoàn toàn nằm ngoài thềm lục địa, cách xa bờ. 

Chi phí khai thác dầu mỏ ở Việt Nam trong năm 2015 đã cao hơn giá bán. 80% trữ lượng than phải khai thác bằng hầm lò, rất khó cơ giới hoá, chi phí tăng cao. Chi phí khai thác bình quân đã lên tới 70 USD/tấn, cao hơn giá than nhập khẩu. Các mỏ sắt đều nằm sát biển, trong khi các mỏ titan sa khoáng có trữ lượng rất thấp, lại nằm ở vùng khan hiếm nước.

Theo TS Sơn, do tiêu chuẩn tính trữ lượng của Việt Nam rất thấp nên gây ra hiểu nhầm là tài nguyên khoáng sản Việt Nam rất lớn, trong khi thực tế là rất nhỏ và không đáng kể. Ví dụ, tổng trữ lượng than có thể đưa vào khai thác hiện chỉ có khoảng 1,326 tỉ tấn (trong đó lộ thiên khoảng 387 triệu tấn và hầm lò khoảng 940 triệu tấn) nhưng trong quy hoạch lại được đánh giá lên tới 40,93 tỉ tấn. Các mỏ titan, bauxite... cũng đều có cách tính trữ lượng rất mơ hồ, thiếu thực tế.

Cần sửa đổi Luật Khoáng sản 2010

TS Lê Ái Thụ - Hội Địa chất Việt Nam khẳng định, sau hơn 5 năm thực hiện, Luật Khoáng sản 2010 đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Chính sách đấu giá quyền khai thác khoáng sản coi như thất bại. 

Theo quy định tại điều 79 của Luật Khoáng sản 2010, có 2 loại đấu giá gồm: đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở nơi chưa thăm dò và đấu giá quyền khai thác ở nơi đã có kết quả thăm dò. Về cơ bản, các khu vực có kết quả thăm dò đều đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác trước khi Luật Khoáng sản 2010 có hiệu lực.

Trong khi đó, việc đấu giá ở nơi chưa có kết quả thăm dò lại không khả thi do thông tin về mỏ rất mơ hồ. "Đấu giá hiện nay rất tù mù, cả người bán và người mua đều không biết cái mỏ ấy to nhỏ ra sao. Cơ quan quản lí Nhà nước tù mù, doanh nghiệp lại càng tù mù. Do không đánh giá được trữ lượng nên việc xác định giá khởi điểm rất khó thực hiện, nếu có cũng khó đảm bảo độ tin cậy" – TS Sơn nói.

Chính vì điều này mà tất cả các mỏ do Trung ương tiến hành đấu giá đều không thực hiện được. Tại các địa phương, cũng chỉ có vài mỏ được tổ chức đấu giá nhưng người thắng cuộc sau đó cũng "bỏ của chạy lấy người". 

TS Sơn cũng nói thêm, công thức tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hiện nay cũng chưa phù hợp với đối tượng là khoáng sản. Với mỏ đồng Sinh Quyền hay mỏ sắt Thạch Khê, tiền cấp quyền lên tới hàng nghìn tỉ đồng. Nếu không thực hiện một cách cẩn thận thì Nhà nước sẽ bị thất thu.

Khai khoáng là ngành công nghiệp phức tạp, muốn quản trị tốt phải có mức độ minh bạch cao. Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác (EITI) được coi là sáng kiến hiệu quả nhất. Cho đến tháng 12-2015, đã có 49 quốc gia trên thế giới tham gia EITI, trong đó có những quốc gia hùng mạnh như Anh, Mỹ, Nauy...

Việt Nam đã tiếp cận EITI từ năm 2005, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có tuyên bố rõ ràng về việc tham gia EITI. Việc sớm tham gia EITI sẽ giúp Việt Nam minh bạch hơn ngành khai khoáng, kiểm soát tốt hơn hoạt động khai thác khoáng sản, từ đó giảm thất thoát, lãng phí tài nguyên, tăng thu cho ngân sách.

Khánh Vy

Ngày 20/11, sau gần 40 tiếng đồng hồ nỗ lực tìm kiếm xuyên đêm, không quản khó khăn, lực lượng cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Phú Thọ và các đơn vị chức năng đã tìm thấy thi thể của 5 nạn nhân trong vụ đuối nước thương tâm xảy ra vào ngày 18/11 tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, nhìn nhận mọi việc ở góc độ lãng phí thì "nhìn đâu cũng thấy", hiện hữu và yêu cầu xác định, nhận diện các nhóm nội dung về phòng, chống lãng phí để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết hiệu quả.

Sáng 20/11, tại Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Thiếu tướng, PGS.TS Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Học viện ANND chủ trì buổi lễ. Nhân dịp này, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Từ ngày 15/11 - 31/12/2024, THACO AUTO triển khai chương trình “Cùng Kia đón Tết tại Hàn Quốc”. Theo đó, khi mua xe Kia K5 hoặc Kia Sorento, khách hàng sẽ có cơ hội tham gia rút thăm trúng thưởng với tổng giá trị giải thưởng lên đến 490 triệu đồng.

Khi tòa tuyên tử hình, bị cáo Mển hối hận và xin được khoan hồng vì còn nuôi 2 con nhỏ. Tuy nhiên với 2 lần vận chuyển hàng chục kg ma túy, sau khi xem xét HĐXX nhận định các tình tiết không đủ làm giảm nhẹ tội cho bị cáo Mển…

Ngày 20/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết chuyên án A724p chống tội phạm ma túy. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.

Ngày 19/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lào Cai đã ra Quyết định khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với 2 bị can để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến hành vi vi phạm trong công tác quản lý đất đai tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Ngày 20/11, Công an thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết đã cùng chính quyền phường Mỹ Xuân phối hợp với Xí nghiệp Phân phối khí thấp áp Vũng Tàu tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty TNHH phát triển Quốc tế Formosa....

Cùng với các địa phương trong cả nước, chính quyền các xã, thị trấn cùng với phụ huynh, học sinh và lực lượng làm nhiệm vụ ở huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức buổi gặp mặt thầy, cô giáo tại các trường học trên vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文