Chấm dứt tình trạng khai thác hải sản trái phép
- Phó Thủ tướng chủ trì phiên họp chống khai thác hải sản trái phép
- Truy đuổi, bắt giữ hai tàu giã cào đánh bắt hải sản trái phép
Nghiêm cấm đánh bắt hải sản trái phép ở nước ngoài
Theo Chi cục Thủy sản Kiên Giang, hiện nay tỉnh Kiên Giang có 3.071 tàu có chiều dài từ 15m trở lên chưa được cấp giấy phép, hết hạn giấy phép khai thác thủy sản. Đáng chú ý, trong tổng số hơn 750 tàu cá có chiều dài trên 15m được lắp thiết bị giám sát hành trình (VMS) thì chỉ có khoảng hơn 300 tàu mở thiết bị.
Để khắc phục tình trạng trên, Chi cục Thủy sản Kiên Giang phối hợp với các huyện, thành phố, các cơ quan chức năng liên quan tập trung tuyên truyền, nhắc nhở chủ tàu cá hết hạn giấy phép khai thác trên địa bàn quản lý thực hiện thủ tục xin cấp lại hoặc cấp mới đối với phương tiện đóng mới, nâng cấp.
Tiếp tục triển khai Luật Thủy sản và các văn bản liên quan. Tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Thủy sản phù hợp, ổn định giữa khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản xuất khẩu. Tỉnh Kiên Giang triển khai đồng bộ các giải pháp giảm áp lực khai thác đánh bắt ven bờ, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chủ quyền lãnh thổ.
Công an xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) tuyên truyền về khai thác hải sản đúng quy định cho các chủ tàu cá và ngư dân. |
Thực hiện tái cơ cấu toàn diện khai thác hải sản, sắp xếp lại đội tàu theo hướng không tăng thêm số lượng, giảm dần tàu công suất nhỏ khai thác đánh bắt ven bờ. Kiên Giang xây dựng các đội tàu mạnh khai thác xa bờ và khai thác viễn dương theo chương trình hợp tác của Chính phủ, đi đôi với sắp xếp, cơ cấu lại nghề cá ven biển.
Nghiêm cấm và xử lý nghiêm hoạt động khai thác mang tính tận diệt. Tăng cường bảo vệ, tái sinh, phục hồi nguồn lợi hải sản gần bờ, đi đôi với thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho ngư dân.
Ông Mai Văn Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị có liên quan và các huyện, thành phố ven biển, hải đảo theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm khai thác IUU. Quyết liệt đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, chấm dứt ngay tình trạng tàu cá và ngư dân của tỉnh khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
“Thủ trưởng các sở, ngành, như: NN&PTNT, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Ngoại vụ; các ngành, đơn vị có liên quan và các địa phương ven biển, hải đảo chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện phòng, chống khai thác IUU cũng như tình hình và kết quả làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu tại tỉnh trong thời gian tới” – ông Nhịn cho biết.
Không ghi nhật ký hành trình, không cho cập bến
Thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Kế hoạch về việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra về khai thác thủy sản trên biển và tại cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh. Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng được giao chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra các hoạt động thủy sản trên biển tại bến cá và cảng cá.
Các Tổ kiểm tra, kiểm soát chống hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp tại Cảng cá Trần Đề (huyện Trần Đề) được thành lập, đi vào hoạt động và bước đầu đã tạo chuyển biến trong nhận thức của ngư dân, đại lý và doanh nghiệp thu mua, chế biến địa phương.
Ông Phạm Văn Hứa, Giám đốc BQL cảng cá Trần Đề cho biết, thời gian qua, BQL cảng kết hợp với Chi cục Thủy sản dự thảo kế hoạch tuần tra, kiểm soát đối với tàu cập cảng. Mở các lớp tập huấn cho các chủ tàu, thuyền trưởng để phổ biến, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản.
Vào tháng 6-2019, UBND tỉnh Sóc Trăng ký ban hành kế hoạch về việc triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá (VMS) tỉnh Sóc Trăng. Nhằm đảm bảo yêu cầu về giám sát hoạt động đánh bắt xa bờ của tàu cá trên địa bàn tỉnh, kịp thời ngăn chặn các hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, đặc biệt là các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài trong khai thác thủy sản.
Đến nay các phương tiện của cảng cá Trần Đề đã thực hiện tốt việc lắp đặt VMS. Cụ thể, đã có 10/11 tàu có chiều dài 24m trở lên, 24/342 tàu từ 15-24m được gắn thiết bị VMS. Dự kiến, đến tháng 4-2020 tập trung vận động, hướng dẫn ngư dân lắp thiết bị hành trình đạt kế hoạch.
“Nếu chủ phương tiện không trang bị đầy đủ sẽ không được cấp phép khai thác, không ghi nhật ký hành trình sẽ không cho cập bến. Vì thế, thời gian qua, không có tàu đánh bắt nào vi phạm về đánh bắt bất hợp pháp trên vùng biển nước ngoài”, ông Lưu Hữu Danh, Chủ tịch UBND huyện Trần Đề nói.