Chọn phương án “tốn kém” khi chuyển sang xe buýt chạy gas

14:59 27/06/2010
2 phương án dù rẻ hơn đã không được chọn mà ngược lại, một kế hoạch nhập khẩu 21 xe buýt chạy bằng khí gas thiên nhiên với giá từ 1,8 - 2 tỷ đồng đã được TP HCM đồng ý và giao cho Công ty TNHH MTV xe khách Sài Gòn làm chủ đầu tư.

Đến thời điểm này, khi tỉnh lân cận là Đồng Nai đã có tới 50 xe buýt của doanh nghiệp Sonadezi chạy bằng khí gas dùng đưa đón công nhân các khu công nghiệp và vận tải hành khách công cộng và cả khi 2 chiếc xe buýt chạy bằng khí gas thiên nhiên (CNG) được thành phố cho nhập về, đưa vào chạy thử nghiệm cũng cho thấy hiệu quả rõ rệt... thì kế hoạch chuyển đổi hàng loạt động cơ xe buýt từ chạy dầu sang chạy CNG vẫn đang được TP Hồ Chí Minh khởi động một cách khá chậm chạp.

Với 3.200 đầu xe buýt lớn nhỏ đang được khai thác ở tần suất 6 - 10 phút/chuyến. Mỗi ngày cả chục ngàn chuyến xe buýt xuôi ngược khắp các nẻo đường thành phố vẫn đang tiếp tục uống khoảng 1,5 tỷ đồng tiền dầu rồi phả khói đen… "góp phần" gây ô nhiễm môi trường không khí của thành phố.

Xe buýt lớn, sử dụng nhiều dầu nếu được chuyển sang chạy bằng khí gas sẽ giảm được một nửa chi phí nhiên liệu.

Thờ ơ với giải pháp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng

Từ cách đây khoảng 5 năm, việc sử dụng nhiên liệu khí ga thay thế cho xăng dầu dùng cho ôtô, xe máy đã được GS.TSKH Bùi Văn Ga, Giám đốc Đại học Đà Nẵng nghiên cứu và cho công bố rộng rãi. Ngay thời điểm đó, mức giá để chuyển đổi một bộ chế hòa khí từ dùng xăng sang chạy bằng gas cho xe buýt cũng được GS.TSKH Bùi Văn Ga khẳng định không quá 2,5 triệu đồng/bộ.

Việc cải tạo, lắp đặt bộ chuyển đổi và bình gas cho phương tiện giao thông theo phương pháp này cũng đã được Cục Đăng kiểm thẩm định, cấp chứng nhận. Trong khi đó, dù xe buýt của TP Hồ Chí Minh chủ yếu chạy bằng dầu; số tiền trợ giá xăng dầu "ngốn" của ngân sách đã lên tới 770 tỷ đồng trong năm vừa qua... thì lẽ ra TP Hồ Chí Minh đã phải tính đến việc chuyển đổi này trước các địa phương khác.

Ngược lại, sáng kiến làm giảm được từ 1/3 đến 1/2 khoản tiền trợ giá dầu rất lớn dành cho xe buýt hằng năm đã không được các đơn vị quản lý xe buýt của TP Hồ Chí Minh quan tâm nhiều: Cả Sở GTVT và Trung tâm quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng đều chỉ tập trung theo đuổi những phương án tốn kém.

Khi không mặn mà với những phương án nội, sau 2 năm bắt tay với Công ty cổ phần Khí hóa lỏng miền Nam cùng sự phối hợp cùng Tập đoàn Sunjin của Hàn Quốc tổ chức nghiên cứu, cuối năm 2008, Sở GTVT và các đơn vị liên quan cũng đã tổ chức được một hội thảo về ứng dụng CNG trong vận tải hành khách công cộng.

Sau hội thảo này, 2 chiếc xe buýt chạy bằng CNG vừa được nhập về với giá lên tới cỡ 100 ngàn USD/chiếc cũng được đem ra giới thiệu về những tính năng ưu việt của việc chạy bằng khí gas. Khi đó, ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở GTVT cũng đã khẳng định chắc nịch rằng: Qua tính toán các thông số về kỹ thuật và kinh tế, xe buýt chạy bằng CNG tiết kiệm được 50 - 60% giá thành vận tải… rồi kỳ vọng đến cuối năm 2011 sẽ có khoảng 800 xe được chuyển đổi.

Tuy nhiên, sau thời gian đưa vào chạy thử nghiệm, 2 chiếc xe buýt chạy gas trị giá bằng 4 xe buýt thường cũng vẫn ì ạch hoạt động do còn chưa thoát khỏi tình trạng "đơn thương độc mã", nhất là trong vấn đề về cung cấp nhiên liệu cho xe hoạt động.

Như vậy, dù vấn đề chuyển hàng ngàn xe buýt đang chạy dầu diezel tại TP Hồ Chí Minh sang sử dụng nhiên liệu sạch là khí gas cũng còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết. Song chắc chắn đây sẽ là phương án tối ưu về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng của xe buýt. Trong khi Sở GTVT vẫn còn đang phải loay hoay tính toán cách làm, thì các đơn vị vận tải khách công cộng bằng xe buýt cũng chỉ còn biết chờ đợi chứ không thể làm gì hơn.

Mải mê chạy theo cách làm tốn kém

Việc chuyển đổi xe buýt chạy xăng dầu sang chạy gas được Sở GTVT thành phố đưa ra 3 phương án là lắp thêm bộ chuyển đổi; thay thế động cơ chạy CNG và đầu tư mua mới xe buýt chạy bằng CNG.

Trùng lắp tuyến, xe buýt chạy dầu diezel nối nhau gây kẹt xe rồi phả khói vào mặt người đi đường.

Về giá thành, nếu áp dụng cách lắp bộ chuyển đổi cũng phải tốn kém từ 13.000 - 15.000 USD/xe; thay máy thì hết khoảng 30.000 USD và nếu nhập xe mới, thành phố sẽ phải chi khoảng 100 ngàn USD. Đối với số xe buýt chạy dầu diezel hiện có của thành phố, sau gần 10 năm đưa vào khai thác, chất lượng xe đã đồng loạt xuống cấp. Tuy vậy, với tuổi thọ cho phép với các phương tiện xe vận chuyển khách công cộng này cũng còn đến hơn một nửa và chỉ cần chọn giải pháp lắp bộ chuyển đổi nhiên liệu với mức chi phí tính bằng cả chục ngàn "đô" như trên đã là quá đắt so với phương án mà GS.TSKH Bùi Văn Ga đã cho công bố.

Tuy nhiên, 2 phương án đầu dù rẻ hơn đã không được chọn mà ngược lại, một kế hoạch nhập khẩu 21 xe buýt chạy bằng CNG với giá từ 1,8  - 2 tỷ đồng đã được thành phố đồng ý và giao cho Công ty TNHH MTV xe khách Sài Gòn làm chủ đầu tư. Và sẽ chưa dừng lại ở số xe này, theo đề án chuyển đổi của Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, đến năm 2011, thành phố sẽ có 500 xe được chuyển đổi và đến năm 2015 sẽ là 1.500 xe.

Trước mắt sẽ tập trung vào chuyển những loại xe lớn B80 và B55 có năng lực uống dầu từ 25 - 35 lít/100km hành trình sang chạy bằng CNG. Việc chuyển đổi hàng loạt xe buýt sang chạy gas theo cách thay máy hay lắp bộ chế hòa khí mới hiện vẫn đang được tính toán. Nhưng chỉ cần thành phố quyết định làm theo cách chuyển đổi bộ chế hòa khí thấp nhất là 13 ngàn USD cho mỗi xe, ngoài khoản trợ giá xăng dầu hằng năm, từ nay đến năm 2015 tổng cộng thành phố sẽ phải gánh thêm 18,5 triệu USD.

Để giải quyết vấn đề vốn, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xe buýt sang chạy bằng khí gas, Sở GTVT cũng đã đề xuất với UBND thành phố trình Chính phủ cho phép nhập khẩu các loại dàn khung xe, động cơ phụ tùng để doanh nghiệp trong nước đóng thành xe buýt chạy bằng khí gas hoàn chỉnh. Những xe buýt chỉ cần chuyển đổi động cơ, phụ tùng cũng sẽ được dùng để thay thế, lắp ráp vào số xe hiện có. Tuy nhiên, dù với phương án nào thì TP Hồ Chí Minh, nơi có số lượng xe buýt nhiều nhất; được đầu tư sớm và lớn nhất cả nước lại đang tiếp tục tụt hậu so với các địa phương khác một bước về vấn đề quản lý, khai thác hiệu quả hoạt động của xe buýt

Đức Thắng

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文