Chống tham nhũng, lãng phí ...
Chống tham nhũng và “chỉnh lý” tập đoàn
Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) lo lắng: Gần đây dư luận xã hội và cử tri đặc biệt quan tâm đến các "quả đấm thép" của nền kinh tế, đó là các tổng công ty, tập đoàn nhà nước mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn “kính cẩn nghiêng mình gọi là các ông lớn, các đại gia”.
Sau PMU 18, Vinashin nay là Vinaline, mỗi doanh nghiệp này đã làm thất thoát, lãng phí, nợ đọng hàng chục nghìn tỷ đồng của Nhà nước, của nhân dân, cử tri thấp thỏm chờ xem tiếp theo còn xuất hiện các “Vina” nào nữa. Các Tổng công ty, Tập đoàn nhà nước nắm trong tay vốn chủ sở hữu của Nhà nước lên tới 700.000 tỷ, lớn hơn tổng số thu ngân sách hàng năm của quốc gia song hiệu quả kinh doanh lại không tương xứng với đầu tư của Nhà nước và sự kỳ vọng của nhân dân…
Ông Tiến cho rằng, phải chăng quá nuông chiều các “công tử” này, lấy “bầu sữa” Nhà nước để nuôi dưỡng, mỗi khi thua lỗ lại mở hầu bao để cứu sinh. Chính vì vậy, có tập đoàn tổng công ty Nhà nước đã không chịu cổ phần hóa…
Với giải pháp, phải cho “uống thuốc và uống biệt dược chứ không thể xoa bóp ngoài da… Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng, cần có chính sách mạnh về chống lãng phí,, tham nhũng, thắt chặt chi tiêu. Chính phủ cần báo cáo với Quốc hội về “sức khỏe” của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước.
Để từ đó sớm phát hiện ra những sai sót xử lý kịp thời. Với những cán bộ suy thoái phải xử lý, nhân dân đang chờ và đặt niềm tin vào Quốc hội.
Chống lãng phí cũng là vấn đề nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) cho rằng, có Bộ, ngành cung cấp thông tin không giống nhau nên ảnh hưởng đến chính sách. Các chính sách tiền tệ không chuẩn sẽ dẫn tới tình trạng chứng khoán, bất động sản phát triển “bong bóng”. Đó chính là cơ hội đầu cơ trục lợi của một số đối tượng. Ông kiến nghị, cần phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đã được giao trong đầu tư công để tăng cường kiểm soát, tránh đầu tư tràn lan lãng phí…Về hỗ trợ vốn của các tổng công ty Nhà nước, cơ chế quản lý trách nhiệm các bên liên quan chưa rõ ràng. Khi sai sót xảy ra rất khó quy trách nhiệm, truy cứu trách nhiệm…
Đại biểu Đồng Hữu Mạc (Thừa Thiên-Huế) đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn về thực trạng lãng phí hiện nay. Ông Mạc xót xa: có lần đi tiếp xúc cử tri, bà con phàn nàn rằng nhiều công trình thuộc ngân sách Nhà nước xây dựng xong không sử dụng, nhiều công trình hàng tỉ đồng xây rồi để cho trâu bò đến gặm cỏ…Cử tri hỏi, sao lãng phí như vậy mà các cơ quan có thẩm quyền cứ lờ đi vậy?
Cần phải “cứu” doanh nghiệp
“Kinh tế nước ta đang trải qua những giai đoạn khó khăn, điều hành chính sách vĩ mô thiếu chính sách nhất quán, chiến lược điều hành tín dụng chưa theo kịp thị trường. Không ít doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, khiến người lao động mất việc làm”. Sự lo lắng của đại biểu Nguyễn Cao Sơn cho thấy những khó khăn bức xúc của doanh nghiệp.
Đồng quan điểm, đại biểu Phan Văn Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) chia sẻ: “Doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, hàng hóa tồn kho không tiêu thụ được khiến nhiều doanh nghiệp giải thể. Từ đó dẫn tới tình hình an ninh xã hội nảy sinh phức tạp”. Từ đầu ra sản phẩm không tiêu thụ được đã dẫn tới người lao động mất việc làm, đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) đánh giá, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, người lao động lao đao biết đi đâu về đâu…
Vụ việc tại Vinashin, Vinalines làm nóng phiên thảo luận. |
Các đại biểu đã tập trung hiến kế, đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thời gian tới. “Cần nới lỏng chính sách tài khóa một cách thận trọng, không nên thắt chặt quá”, đại biểu Nguyễn Cao Phúc (Quảng Ngãi) hiến kế. Cứu doanh nghiệp bằng cách miễn giảm thuế và giảm lãi suất mà ngân hàng cho doanh nghiệp vay, ý kiến này đã được đa số các đại biểu đồng tình.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) rất quan tâm đến việc tăng cường hoạt động thương mại, xây dựng thương hiệu đầu ra cho sản phẩm. Bà Khá lý giải, cần tìm thị trường sát với thực tế đầu ra để người lao động yên tâm sản xuất hàng hóa ổn định lâu dài. Muốn vậy phải ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất hàng hóa có chất lượng cao. Từ đó xây dựng thương hiệu có tên tuổi, không để người thứ 3, nước thứ 3 mua hàng của ta rồi “ăn cắp” thương hiệu.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh: Những tháng cuối năm 2011, đầu 2012, thanh tra Chính phủ đã thực hiện nhiều thanh tra. Trong đó với 5 đơn vị tập đoàn, tổng công ty đã phát hiện sai phạm quy định của Nhà nước, do thâm hụt, vi phạm, sai bản chất, trình độ quản lý doanh nghiệp còn nhiều yếu kém. Từ đó dẫn tới vi phạm về kinh tế. Tất cả các tập đoàn, tổng công ty đều có kế hoạch khắc phục. Tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), sai phạm trong đầu tư mua sắm tàu, xây dựng cảng biển, cơ sở hạ tầng, đầu tư tài chính dài hạn. Nổi lên vi phạm, đầu tư dài hạn lớn, dàn trải, nóng vội. Đồng thời do khó khăn chung của vận tải biển, manh mún, cơ sở hạ tầng không đạt kế hoach đề ra, phát huy hiệu quả kém… Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ: Về tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước: Có doanh nghiệp lỗ như Tổng Công ty Dâu tằm tơ, Tổng Công ty Giao thông thủy, còn Điện lực Việt Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình: Chúng tôi ghi nhận, các đại biểu đồng tình giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo bền vững, kiên trì mục tiêu phát triển, tăng trưởng một cách hợp lý. Trên nền tảng đó, đề ra nhiệm vụ trước mắt, không gây khó khăn cho tương lai mà phát triển ổn định bền vững trong tương lai. Trước những khó khăn của doanh nghiệp về vốn, lãi suất, năm 2011 ta thực hiện chính sách tiền tệ thuận lợi, linh hoạt. Năm 2012 kiên trì kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Nhà nước liên tục có chính sách hữu hiệu, gói không khuyến khích là bất động sản tại khu công nghiệp, còn khu được tháo gỡ như nhà ở… chứng khoán đã khởi sắc, ổn định. Thời gian tới giảm mặt bằng lãi suất còn 9%. |