Chưa có lộ trình về thu phí phương tiện lưu thông cá nhân

16:17 04/04/2012
Chiều 3/4, tại buổi họp báo thông báo về tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng 3 và quý I năm 2012, Bộ trưởng Bộ GTVT  Đinh La Thăng đã lý giải nhiều vấn đề xung quanh mức thu phí cũng như thời điểm thực hiện đề án thu phí lưu hành phương tiện cá nhân, phí lưu thông vào trung tâm thành phố giờ cao điểm và quy trình thực hiện thu Quỹ bảo trì giao thông đường bộ.
>>Thu phí phương tiện GT cá nhân: Người dân cần được chia sẻ

PV: Vừa qua, tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng có nhắc đến việc chưa thu phí lưu hành phương tiện cá nhân và phí lưu thông vào trung tâm thành phố trong năm nay. Xin Bộ trưởng cho biết căn cứ vào đâu Bộ GTVT lại đề xuất hai loại phí này và khi nào Bộ sẽ trình bản dự thảo sau khi lấy ý kiến của các bộ, ban, ngành lên Chính phủ để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét? Dự kiến thời điểm áp dụng thu các loại phí này?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Thời gian qua do việc cung cấp thông tin của Bộ GTVT chưa kịp thời, rõ ràng nên việc đưa tin phí và lệ phí tới nhân dân chưa đầy đủ như tờ trình của Bộ GTVT. Để đưa ra các đề xuất trên, Bộ GTVT đã căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ, các Nghị quyết của Chính phủ chứ không phải sáng kiến mới của Bộ trưởng hay Bộ GTVT.

Về chủ trương, có thể khẳng định Quốc hội đã đồng ý các giải pháp có 2 loại phí là phí hạn chế và phí vào trung tâm thành phố giờ cao điểm. Về thời điểm thực hiện, tôi cũng xin khẳng định, Bộ GTVT chưa có lộ trình cụ thể về thời điểm thu hai loại phí trên. Hiện tại, chúng tôi mới  trình đề xuất để Chính phủ trình Quốc hội xem xét bổ sung các loại phí trên vào pháp lệnh phí và lệ phí. 

PV: Đa phần dư luận cho rằng, Bộ GTVT lấy việc thu phí của một số nước để dẫn chứng, làm căn cứ đề xuất mức thu phí áp dụng vào nước ta là không công bằng khi thu nhập thực tế của người dân nước ta hiện nay còn khá thấp? Xin Bộ trưởng cho biết, liệu Bộ có xem xét giảm các loại phí dự kiến sẽ thu này?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Không thể nói là thu nhập kém thì phải chịu chất lượng công trình kém, mà phải nâng cao chất lượng để đi tới hiện đại hóa. Còn hiện nay một số công trình chậm, chất lượng kém, chúng tôi sẽ khắc phục. Song, sau khi nghe đóng góp của các bộ, ngành cũng như người dân, Bộ GTVT sẽ chia nhỏ các đối tượng phải nộp phí.

Cụ thể mức thu dự kiến như sau:  Đối với ôtô một chấm trở xuống sẽ phải đóng 10 triệu đồng;  từ  1 chấm đến 1.5 sẽ là 15 triệu đồng; từ 1.5 đến 2 chấm sẽ phải đóng 20 triệu đồng. Đối với xe máy, mức thu được đề xuất như sau: Xe từ 100 phân khối trở xuống là 300.000đ/năm; từ 100-175 phân khối là 500.000đ; và trên 175 phân khối là 1 triệu đồng/năm.

Mức thu này sẽ chỉ thực hiện đối với 5 thành phố trực thuộc Trung ương và chỉ thu ở nội đô và việc thu phí này sẽ không áp dụng đối với người nghèo. Không thu đối với xe vận tải hành khách (trừ taxi) và xe vận tải hàng hóa nên không lo ngại việc tăng giá cước vận tải.

PV: Bộ GTVT cho rằng, thu phí để đầu tư hạ tầng và hạn chế phương tiện. Ai không muốn đóng phí thì đi phương tiện công cộng. Thế nhưng, phương tiện công cộng chưa thật phát triển cùng với hạ tầng hiện nay thì buộc người dân phải đi xe cá nhân, vậy Bộ trưởng có thể cho biết có phải Bộ GTVT đang ép dân đóng phí?

Bộ trưởng Đinh La Thăng:  Trong tất cả giải pháp đề ra đều đồng bộ, cả phát triển vận tải hành khách công cộng, đầu tư hạ tầng, chính sách, hạn chế. Nếu cứ phát triển để đủ rồi mới hạn chế thì lúc đấy không còn đi được nữa, nên phải thực hiện từ bây giờ.

Ở đây cũng không có chuyện Bộ GTVT thích hay không, nóng vội hay không, mà là Bộ đang  thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và phải làm. Tất nhiên khi chính sách đưa ra thì phải động chạm tới người bị tác động, còn  thực hiện được việc này thì 100% người dân được hưởng lợi là đi nhanh hơn, đỡ ô nhiễm hơn.

Ngoài việc thu phí, hiện nay Bộ đang làm nhiều việc khác như đề xuất làm đường sắt đô thị, đường trên cao… tôi cho rằng đấy là đang làm đồng bộ, đã làm thì phải quyết liệt, không sau này sẽ có người nói sao trước kia không làm giờ mới làm. Tất nhiên có một số đối tượng bị ảnh hưởng, còn đa phần người dân được hưởng lợi

Thanh Huyền (ghi)

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文