Chưa hiểu biết, cẩn trọng khi sử dụng sữa dê dành cho trẻ em

07:53 19/03/2013
Đến tận tháng 10 năm ngoái, sữa dê cho trẻ dưới 1 tuổi mới được thừa nhận bởi Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu, vậy tại sao thị trường Việt Nam lại tràn ngập các sản phẩm sữa dê cho trẻ em, cả xách tay và nhập khẩu, phần nhiều có xuất xứ từ EU (như Pháp, Hà Lan)?
>> “Biến” thực phẩm bổ sung thành sữa cho trẻ em

Mặc dù vụ sữa dê Danlait đến nay chưa có kết luận cuối cùng, nhưng những lùm xùm xung quanh vụ việc đã mang đến cho các phụ huynh những bài học lớn về việc lựa chọn sữa cho con. Từ trước đến nay, nhiều phụ huynh vẫn chấp nhận móc túi số tiền gấp đôi để chi cho sữa dê thay vì sữa bò, bởi những thông tin truyền miệng về việc sữa dê mát hơn, dễ tiêu hóa và đặc biệt không khiến trẻ em bị dị ứng như sữa bò? Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây là một sai lầm về nhận thức, bởi tại châu Âu, sữa dê thậm chí không được thừa nhận là một nguồn protein để sản xuất các sản phẩm sữa công thức cho trẻ dưới 1 tuổi.

Hiện trên thị trường sữa Việt Nam, sữa dê chủ yếu là các sản phẩm nhập khẩu, xách tay với mức giá rất cao, gấp đôi, thậm chí gấp 3 sữa bò. Có thể dễ dàng tìm được những nhãn sữa quen thuộc ở thị trường Việt Nam như Karicare được bán khoảng 850.000/lon 900 gr, Nannycare khoảng 400.000 đồng/lon 400gr; Vitacare 515.000 đồng/lon... và hàng loạt thương hiệu khác Kabrita (Hà Lan), Babynat (Pháp).

Nếu so mức giá này với giá sữa bò như Frisolac chỉ khoảng 200.000 đồng/lon (400 gr) sẽ thấy sữa dê hiện giá “cắt cổ” như thế nào. Nếu so với giá sữa nội như Vinamilk, thì các sản phẩm này đắt gấp 3, 4 lần. Tuy nhiên, mặc mức giá trên trời đó, nhiều phụ huynh vẫn đua nhau mua, thậm chí phải mua gom vì các loại hàng dạng này không thường xuyên có sẵn và rất dễ lên giá.

Vụ sữa dê Danlait đã tác động khác nhau đến nhận thức của các phụ huynh về sữa.

Sau khi tiếp cận được những nguồn thông tin này, chúng tôi đã liên hệ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), để tìm hiểu về việc cho phép các loại sữa dê nhập vào thị trường Việt Nam. Cơ quan này đã gửi lại một nguồn thông tin cho biết: Tháng 10 năm 2012, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu có công bố trên website của họ một đánh giá khoa học  thừa nhận sự phù hợp của protein trong sữa dê như là một nguồn protein cho sữa công thức cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng sữa dê cũng có thể gây ra dị ứng. Hiện tại, vẫn chưa có đầy đủ các dữ liệu về việc gây dị ứng của protein trong sữa dê và không thể dự đoán những sự cố và mức độ nghiêm trọng của phản ứng phụ này, cũng chưa có những dữ liệu tin cậy để nói rằng khả năng xảy ra dị ứng của các sản phẩm từ sữa dê sẽ thấp hơn các sản phẩm từ sữa bò.

Như vậy, đến tận tháng 10 năm ngoái, sữa dê cho trẻ dưới 1 tuổi mới được thừa nhận bởi Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu, vậy tại sao thị trường Việt Nam lại tràn ngập các sản phẩm sữa dê cho trẻ em, cả xách tay và nhập khẩu, phần nhiều có xuất xứ từ EU (như Pháp, Hà Lan)? Liên hệ với Cục An toàn thực phẩm, chúng tôi được biết để được phép nhập khẩu, các DN phải có giấy phép lưu hành rộng rãi tại nước bản địa, được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước đó. Làm sao để các DN nhập khẩu Việt Nam có được giấy chứng nhận này, có sự nhập nhèm giữa sữa cho trẻ em chung chung và sữa cho trẻ dưới 12 tháng tuổi không, chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ và thông tin đến bạn đọc.

Đã có kết quả kiểm định sữa dê Danlait

Theo một nguồn tin riêng của Báo Công an nhân dân, sau gần 1 tháng kiểm nghiệm, đã có kết quả cuối cùng về thành phần của sữa dê Danlait. Trao đổi với PV chiều 18/3, ông Vương Trí Dũng – Chi cục Phó Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã xác định tin này, tuy nhiên, từ chối cung cấp thêm thông tin cụ thể. Ông Vương Trí Dũng cho biết, về vụ việc này, Chi cục Quản lý thị trường sẽ có họp báo để thông báo cụ thể, cả về kết quả kiểm định chất lượng và các hình thức xử lý hành chính (nếu có). Theo một nguồn thông tin khác, chúng tôi được biết các phụ huynh có con sử dụng sữa dê Danlait cũng đã có kết quả kiểm định độc lập sản phẩm này tại Viện Pasteur.

Vũ Hân

Vũ Hân

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) đã cận kề. Góp phần vào thành công của lễ kỷ niệm là 11 khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND (9 khối đi và 2 khối đứng). Để thực hiện nhiệm vụ này, lãnh đạo Bộ Công an giao Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) tổ chức tuyển chọn hơn 1.300 CBCS tham gia luyện tập, trong đó đoàn viên, thanh niên các học viện, trường CAND là nòng cốt, phối hợp Công an một số đơn vị, địa phương, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文