Chuẩn bị nguồn lực đón cơ hội từ CPTPP

08:16 13/05/2019
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14-1-2019. 

Đến nay, qua 3 tháng đầu tiên thực thi CPTPP đã có 269 giấy chứng nhận xuất xứ (CO) theo mẫu CPTPP được cấp. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã bước đầu hiện thực hóa cơ hội từ CPTPP để thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này.

Theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), ngay khi CPTPP có hiệu lực và đi vào thực thi đã có những doanh nghiệp chủ động tận dụng được cơ hội. 

Cụ thể, thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP đã tăng cao. Như với Nhật Bản đạt 2,9 tỉ USD, tăng cao hơn so với 2,6 tỉ USD cùng kỳ; Canada đạt 506,8 triệu USD so với 370,9 triệu USD; Mexico đạt 321 triệu USD, trong khi cùng kỳ là 289 triệu USD... 

Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong quý I-2019 đạt 4,62 tỷ USD, tăng 6,68% so với cùng kỳ năm 2018. Riêng tháng 3-2019, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 1,68 tỷ USD, tăng mạnh 62,25% so với tháng 2-2019 và tăng 2,71% so với tháng 3-2018. 

Doanh nghiệp cần phải xây dựng được nền tảng năng lực cạnh tranh trên cơ sở sản xuất và chất lượng sản phẩm. (Ảnh minh hoạ internet)

Trong khi đó, Canada cũng được đánh giá là một trong những thị trường mang lại nhiều giá trị gia tăng nhất cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong Hiệp định CPTPP. 

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng nhanh trong quý I-2019 được cho là nhờ Hiệp định CPTPP. Theo đó, Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Thông tin từ Tập đoàn Hoa Sen cho biết, mới đây DN đã xuất khẩu lô hàng 15.000 tấn tôn vào thị trường Mexico. Với trị giá lên tới 12 triệu USD, đây được xem là lô hàng tôn mạ lớn nhất xuất khẩu vào thị trường này sau khi CPTPP có hiệu lực. 

Hiệp định mở ra kỳ vọng thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để có được những lô hàng lớn đến các thị trường khó tính, DN phải có lợi thế cạnh tranh cốt lõi như sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá cả hợp lý, thời gian giao hàng nhanh”, đại diện Tập đoàn Hoa Sen nói.

Trưởng phòng châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương) Bùi Tuấn Hoàn phân tích, dệt may và da giày là hai ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi CPTPP có hiệu lực. 

Trong đó mức thuế nhập khẩu hàng dệt may được giảm từ 16 -17% xuống còn 0% theo lộ trình 4 năm; da giày được giảm thuế từ 18% xuống còn 0% trong lộ trình 7 -11 năm. 

Với một số mã sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ của CPTPP có thể được xem xét xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ngay tại thời điểm hiện tại. Mức chênh lệch khá cao về thuế suất nhập khẩu sẽ là lợi thế lớn của Việt Nam trong việc cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu hàng dệt may và da giày vào Canada thời gian tới. 

Một ngành hàng khác cũng có nhiều dư địa để hợp tác với Canada là chế biến, xuất khẩu gỗ. Theo đó, Việt Nam và Canada có nhiều lợi thế bổ sung cho nhau trong quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi. 

Tuy nhiên, tất cả các cơ hội xuất khẩu vào Canada có thể chỉ nổi bật trong một thời gian ngắn, vì vậy DN Việt cần chủ động tận dụng nhanh, hiệu quả, nhằm chiếm lĩnh ưu thế trước khi các quốc gia có lợi thế tương tự gia nhập CPTPP, đồng thời khai thác Canada như một cửa ngõ để tiếp cận hiệu quả các thị trường giàu tiềm năng tại châu Mỹ.

CPTPP là thị trường có quy mô lên tới 13% GDP toàn cầu, chiếm 14,4% thương mại thế giới nên đặt ra nhiều kỳ vọng cho hàng hóa Việt Nam nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là những thách thức không nhỏ đặt ra với DN Việt Nam để thâm nhập được vào các thị trường khó tính trong CPTPP. 

Trưởng ban Kinh tế vĩ mô (CIEM) Nguyễn Ánh Dương cho rằng, để đón đầu cơ hội từ CPTPP hay các FTA, vấn đề quan trọng nhất là sự chuẩn bị các nguồn lực. Theo đó, DN cần quan tâm đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường nước ngoài, nâng cao chất lượng sản phẩm theo nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, cơ quan nhà nước cũng cần chuẩn bị tốt về cơ chế, chính sách hỗ trợ DN đón đầu cơ hội.

Để có thể hưởng được ưu đãi thuế từ CPTPP, ngoài việc đáp ứng yêu cầu chứng nhận xuất xứ, DN cần phải xây dựng được nền tảng năng lực cạnh tranh vững chắc trên cơ sở sản xuất và chất lượng sản phẩm. Thực tế, ngay khi hiệp định chưa có hiệu lực, hàng loạt DN nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam để đón đầu cơ hội từ CPTPP. 

Thực tế này đặt ra yêu cầu DN cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh từ nội tại để hiện thực hóa các cơ hội khi vào các thị trường khó tính trong CPTPP.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam có thêm điều kiện thu hút mạnh đầu tư, để thực hiện tiềm năng xuất khẩu, gia tăng hàng xuất khẩu. 

Theo ông Khánh, sức ép cạnh tranh là có nhưng chưa phải thách thức lớn, lớn nhất là các doanh nghiệp phải tự đổi mới chính mình, tư duy, coi cạnh tranh là lẽ đương nhiên của nền kinh tế thị trường, sau đó, trong cạnh tranh cần chuyển từ bị động, phòng ngự, kêu họi hỗ trợ chuyển sang tích cực, chủ động. 

Nhà nước sẽ đồng hành cùng DN nhưng sự chủ động của DN là cần thiết, yếu tố quyết định sự thành bại của DN trong Hiệp định CPTPP.

Lưu Hiệp

Báo CAND đã đưa tin ban đầu về đường dây sản xuất, buôn bán, kinh doanh tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn do Hoàng Mạnh Hà và Vũ Mạnh Cường chủ mưu cầm đầu vừa bị Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an phối hợp Văn phòng CSĐT triệt phá. Ngoài làm rõ cơ chế sở hữu chéo phức tạp với lợi ích chi phối rộng khắp của hệ sinh thái này, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng phanh phui những khuất tất trong hoạt động tài chính kế toán của Công ty Rance Pharma và Hacofood, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước ước tính hơn 28 tỷ đồng.

Ngày 13/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ Đinh Hồng Hải (SN 1996, trú huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; hiện ở tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) về hành vi giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời làm rõ một đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với quy mô lớn liên quan đến Hải và đồng bọn.

Chiều 13/4, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài tiếp nhận 21 công dân cư trú bất hợp pháp tại Campuchia. Các đối tượng này bị lực lượng chức năng Campuchia bắt giữ bàn giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, đưa về Việt Nam qua cửa khẩu.

Trong lúc đang nằm ngủ với các con tại nhà riêng thì anh Q. bất ngờ bị vợ dùng dao cứa vào cổ. Thấy vậy, anh Q. chạy ra ngoài kêu cứu thì bị vợ đuổi theo chém nhiều nhát vào vùng đầu khiến anh Q. phải nhập viện cấp cứu.

Tối 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bà Nguyễn Ngọc Uyên Lan (SN 1995, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) để điều tra về hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文