Còn nhiều chồng chéo và bất cập trong kiểm tra chuyên ngành

09:11 24/09/2020
Trong năm 2020, do tác động của dịch COVID-19 nên việc triển khai thực hiện cải cách công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành (KTCN) có phần chậm lại và ít được quan tâm chú ý.

Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề được các chuyên gia đưa ra thảo luận tại hội thảo “Thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành: Vấn đề và kiến nghị” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Dự án GIZ tổ chức ngày 16/9 tại Hà Nội.

Cắt giảm được 22.000 mặt hàng nhưng gia tăng số lượng văn bản

Tại hội thảo, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh CIEM cho biết, số mặt hàng phải thực hiện quản lý, kiểm tra chuyên ngành đã giảm được 22.000 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành (KTCN) từ 100.000 (năm 2015) xuống còn 78.000. Tỉ lệ các lô hàng xuất nhập khẩu phải KTCN tại giai đoạn thông quan chỉ còn 19,4%, so với mức 30-35% trước đây.

Ngoài ra, tính đến tháng 6/2020 đã có 13 bộ, ngành tham gia kết nối với 198 thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa. Tuy nhiên, theo bà Thảo, sự chuyển biến trong cải cách chưa đạt được mục tiêu mà Chính phủ đặt ra. Mục tiêu của Chính phủ là giảm 50% mặt hàng KTCN tại thời điểm thông quan. Một mục tiêu khác là tỷ lệ các lô hàng xuất nhập khẩu phải KTCN tại giai đoạn thông quan dưới 10%.

Đơn giản hoá thủ tục kiểm tra chuyên ngành để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Theo bà Thảo, trong gần 2 năm, số lượng văn bản về quản lý, KTCN đã tăng lên hơn 120 văn bản, điều đó đã gây khó khăn, lúng túng cho cả doanh nghiệp (DN) và cơ quan hải quan trong việc theo dõi, cập nhật và áp dụng.

Trong khi đó, chất lượng văn bản còn chưa cao, thường xuyên thay đổi, điều chỉnh, thậm chí có quy định ở văn bản mới còn mâu thuẫn và trái ngược với quy định của pháp luật hiện hành. Nhiều lĩnh vực chưa áp dụng đầy đủ nguyên tắc “quản lý rủi ro” trên cơ sở mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hóa theo chỉ đạo của Chính phủ.

Theo đó, CIEM đã nghiên cứu và phát hiện 12 nhóm bất cập. Các bất cập này đã nêu nhiều lần nhưng chuyển biến chậm, dẫn tới nhiều rủi ro cho DN như chi phí lưu kho bãi, phạt hành chính do chậm thông quan, lỡ cơ hội kinh doanh của DN. Đồng thời, chưa cắt giảm chi phí theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng về cắt giảm chi phí cho DN. Đơn cử như phí kiểm dịch thú y và vấn đề lấy mẫu kiểm nghiệm.

Theo phản ánh của cộng đồng DN, Bộ NN&PTNT luôn là nơi lấy số lượng mẫu nhiều nhất, số lượng/ khối lượng mẫu quá lớn, kết quả chỉ có 1 thử nghiệm nhưng tính phí theo số lượng mẫu, 5 mẫu thì tính phí tương tự như 5 thử nghiệm; chi phí kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu, kiểm tra chất lượng; phí kiểm tra chất lượng chăn nuôi.

Hay bất cập về danh mục mặt hàng quản lý, KTCN bởi đối tượng rộng (78.000 mặt hàng); có mặt hàng chưa đầy đủ mã HS hoặc chưa đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Nói về sự chồng chéo, bà Thảo dẫn chứng, hiện có khoảng 25 nhóm sản phẩm, hàng hoá tương đương với 1.012 dòng hàng tính theo mã số HS ở cấp độ 8 chữ số và tương ứng với 1.501 mặt hàng được chi tiết theo tên hàng cụ thể còn chồng chéo trong thực hiện thủ tục quản lý, KTCN.

Đề xuất bỏ mã số mã vạch nước ngoài

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong thời gian qua, DN phản ánh những vướng mắc trong quy định đăng ký sử dụng mã số mã vạch (MSMV) nước ngoài trên bao bì các lô thuỷ sản xuất khẩu.

Thủ tục đăng ký sử dụng MSMV nước ngoài đòi hỏi nhiều giấy tờ, hồ sơ khó xin được từ khách hàng lại phải nộp trực tiếp tại hải quan, không được làm trực tuyến nên DN mất rất nhiều thời gian và nhiều khi không đủ hồ sơ theo yêu cầu của GS1 (Hiệp hội mã số châu Âu).

Điều này dẫn tới DN tốn nhiều thời gian, chi phí, thậm chí bị cơ quan hải quan xử phạt hành chính do không xin được giấy xác nhận của GS1.

“Việc đưa vấn đề MSMV vào NĐ74/2018/NĐ-CP là không có cơ sở pháp lý. Bởi Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 và Nghị định 132/2008/NĐ-CP hoàn toàn không đề cập và không có bất kỳ quy định nào đến MSMV; Nghị định số 43/2017/ NĐ-CP ngày 14-4-2017 về ghi nhãn hàng hoá cũng không có bất cứ yêu cầu nào về MSMV đối với hàng xuất khẩu. Ngoài ra, việc cấp giấy xác nhận sử dụng MSMV nước ngoài hoàn toàn không có ý nghĩa thực tế đối với công tác quản lý nhà nước…

Rõ ràng đây là sự cản trở cho hàng hoá XK của Việt Nam. Do vậy, VASEP kiến nghị bỏ quy định này trong dự thảo Thông tư ghi nhãn điện tử. Đồng thời sớm sửa đổi NĐ74/2018/NĐ-CP để huỷ bỏ quy định MSMV nước ngoài trong nghị định”, ông Nam nói.

Bên cạnh đó, đại diện VASEP cho rằng, mức phí công đoàn thu hiện nay quá cao và việc thu phí công đoàn chưa công bằng với các tổ chức xã hội khác, trong khi tài sản công đoàn hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn không phục vụ lại cho công đoàn viên. Do vậy, VASEP kiến nghị giảm mức đóng phí công đoàn theo quỹ lương của người sử dụng lao động từ mức 2% xuống còn 1%.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cho biết, mong muốn vấn đề HS được làm rõ, nhất là về vấn đề dinh dưỡng. Nhiều công văn hướng dẫn mâu thuẫn, nhóm thực phẩm chức năng bao gồm cả thực phẩm dinh dưỡng y tế, trong khi nhóm này thuộc nhóm khác dẫn tới thuế suất chênh lệnh nhau, khó cho cả DN và Hải quan khi thực thi.

Eurocham kiến nghị Tổng cục Hải quan nên có sự thống nhất với các bộ ngành trong việc phân loại để tính thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc XNK. Về MSMV, đại diện Eurocham cũng đồng tình với ý kiến của VASEP và cho rằng nên bỏ để bớt gánh nặng cho DN.

Lưu Hiệp

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文