Covid-19 khiến tăng trưởng GDP khó đạt mức 6% trong năm 2020?

10:04 16/02/2020
Dịch bệnh virus Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp khiến cho việc phát triển kinh tế trong bối cảnh này lại càng khó khăn hơn. Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) lo ngại tăng trưởng GDP năm 2020 khó đạt mức 6%.

Du lịch, nông nghiệp gặp khó

Theo nhận định của giới chuyên gia, dịch bệnh Covid-19 đang khiến cho kinh tế thế giới gặp khó, đặc biệt là với Việt Nam, khi độ mở rất lớn, nhất là mối quan hệ thương mại Việt- Trung. 

Cụ thể, phân tích về mặt nguyên lý, các chuyên gia đánh giá tác động của dịch virus Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc - Việt Nam trên cơ sở đó lan ra quan hệ kinh tế với các nước khác. 

Cùng với đó, gây sự xáo trộn nền kinh tế nội địa Việt Nam, tạo ra chi phí lớn hơn trong quá trình sản xuất và đời sống người dân. Bên cạnh đó, nhiều nhà phân tích đã đưa ra danh mục hàng chục ngành bị ảnh hưởng, trong đó nặng nề nhất là du lịch, kho bãi vận chuyển, bán lẻ, năng lượng nguyên liệu, nông nghiệp...

Theo chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Đức Thành, Việt Nam là một trong những quốc gia đón lượng khách du lịch Trung Quốc hàng năm rất lớn và đây là nhóm đóng vai trò quan trọng với ngành du lịch Việt Nam. 

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tính trong năm 2019 có 5,8 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc là thị trường khách du lịch quốc tế lớn nhất, chiếm khoảng 1/3 trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. 

Các chuyến bay đến và đi Trung Quốc bị ngừng trệ không chỉ gây tổn thương lớn cho ngành hàng không mà còn làm “tê liệt lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam. 

Việc du khách Trung Quốc giảm mạnh không chỉ có nguy cơ phá vỡ mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế của ngành du lịch, mà còn tác động sâu sắc đến doanh thu ngành du lịch cũng như đóng góp của ngành vào GDP quốc gia.

Cùng với du lịch, lĩnh vực xuất khẩu nông sản bị ngưng trệ đang gây ra khủng hoảng đối với ngành nông nghiệp. Chia sẻ về điều này, TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng ngành nông nghiệp đang đối diện với khó chồng khó. 

"Những ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi trong năm 2019 chưa được xử lý xong và vẫn còn kéo dài sang năm nay. Cùng với việc ngành nông nghiệp tiếp tục đương đầu với hạn hán sông Mekong, thì dịch virus Covid-19 bùng phát khiến ngành nông nghiệp khó khăn càng chồng khó khăn và không thể lạc quan về nông nghiệp trong năm nay nay được", ông Sơn nói.

Chính phủ nên thận trọng khi hỗ trợ chính sách vĩ mô.

Nên hỗ trợ vi mô theo ngành dọc

Trong kịch bản mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra, nếu dịch Covid-19 được khống chế dịch trong quý I thì tăng trưởng kinh tế năm 2020 là 6,27%. Còn nếu dịch bệnh được khống chế trong quý II, tăng trưởng kinh tế là 6,09%. Như vậy, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu 6,8%. 

Song, theo phân tích của VEPR, trước khi dịch diễn biến phức tạp, nhóm nghiên cứu của Viện đã nhận định GDP năm 2020 chỉ đạt 6,4%. Tuy nhiên, hiện nay bệnh dịch nổ ra thì VEPR điều chỉnh mức dự báo có thể không đạt được mức 6% trong năm nay. 

Cụ thể, riêng ngành du lịch, VEPR nhận định mức giảm của ngành này sẽ làm giảm tăng trưởng của Việt Nam 0,4 điểm %. Do đó, riêng ảnh hưởng tiêu cực của ngành du lịch khiến GDP giảm còn khoảng 6%, chưa kể ngành nông nghiệp, khoáng sản, nguyên liệu… và những xáo trộn khác của nền kinh tế khiến cho tăng trưởng khó đạt mức 6%.

Vậy, trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, Chính phủ cần hỗ trợ gì cho doanh nghiệp? Theo TS Nguyễn Đức Thành, khi nền kinh tế xảy ra những rủi ro vĩ mô và bất khả kháng, đối tượng trực tiếp chịu rủi ro là doanh nghiệp. Họ sẽ phải chấp nhận chuyển đổi thị trường, thậm chí chấp nhận thất bại và phục hồi. Tiếp theo đó mới đến các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Nhà nước cần thận trọng khi sử dụng các chính sách hỗ trợ thông qua công cụ vĩ mô như tiền tệ, tài khóa, tín dụng. Hỗ trợ cần trúng và đúng ngành thiệt hại để tránh hiện tượng chảy sang các ngành khác hoặc hỗ trợ kém hiệu quả. 

Thay vì vội vàng trong việc sử dụng các công cụ tài chính, vĩ mô; các cơ quan chức năng nên đánh vào các biện pháp hỗ trợ vi mô trong nội bộ ngành, thị trường nhất định để hỗ trợ, khơi thông trong tổ chức ngành, giúp doanh nghiệp có thêm những giải pháp mới mang tính kỹ thuật và đặc thù của ngành.

“Trong 15 năm quan sát những cuộc khủng hoảng tại Việt Nam, tôi khẳng định rằng lạm dụng chính sách vĩ mô có thể giải quyết được các vấn đề tâm lý nhất thời như trấn an người dân nhưng không có nhiều hiệu quả cụ thể trong ngành. Ví dụ các biện pháp điều chỉnh tỷ giá và lãi suất đều cần thận trọng trong lúc này do có thể tác động đến nhiều ngành khác thay vì ngành bị tổn thương nặng nề hơn như du lịch hay nông sản. 

Việc sử dụng công cụ tỷ giá có thể không có giá trị cụ thể trong bối cảnh hiện tại và gây ra tác động đến toàn nền kinh tế. Sử dụng công cụ tín dụng cần có sự chọn lọc nhất định, vốn cần được bơm vào các doanh nghiệp bị ảnh hưởng cụ thể, nhưng vẫn có nguy cơ vốn rò rỉ sang lĩnh vực khác hoặc ngành khác. 

Do đó, cơ quan nhà nước nên đặc biệt thận trọng trong việc sử dụng các công cụ vĩ mô như vậy. Trong bối cảnh hiện tại, tôi cho rằng các giải pháp vi mô là hiệu quả và cần thiết hơn”, TS Thành góp ý.

Hà An

Báo CAND số 7184, phát hành ngày 29/3/2025 vừa qua có đăng bài viết “Cần hỗ trợ người dân vạn đò sông Hương an cư” phản ánh sự việc: 16 năm trước, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) đã thực hiện di dời gần 1.000 hộ dân vạn đò trên sông Hương lên bờ tái định cư...

Xin nói ngay đó là ở các quán bar, vũ trường mà tập trung nhiều nhất là ở các quán bar “chui”, tức hoạt động không có giấy phép. Những người bị phát hiện có người bị xử phạt hành chính, có người bị đưa đi cai nghiện bắt buộc nhưng như vậy vẫn chưa đủ sức để răn đe. Thực tế những địa điểm bị xử lý lần đầu, kiểm tra lại lần sau thì số con nghiện còn cao hơn lần trước.

Bình yên, no đủ, người dân được tự do tham gia các hoạt động tôn giáo là những điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất với ông Siu Dok – một mục sư gốc Việt trong chuyến về thăm quê hương tại xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

Phái đoàn Hamas hôm 14/4 rời Thủ đô Cairo (Ai Cập) sau các cuộc đàm phán với những nhà trung gian từ Ai Cập và Qatar - hai nước đã hợp tác cùng Mỹ thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Gaza hồi tháng 1. Trước đó, thành viên cấp cao của lực lượng này đã nêu lên điều kiện thả toàn bộ con tin Israel. 

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文