ĐBSCL: Mô hình nuôi chuột đồng… nơi cấm, nơi để

16:30 29/07/2012
Gần đây, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, xuất hiện một số mô hình nuôi chuột đồng, một mô hình rất mới cho thu nhập cao. Tuy nhiên, với việc chăn nuôi như vậy không kém phần rủi ro, bất trắc. Đặc biệt, nếu chuột sổng chuồng sẽ gây thiệt hại vô cùng lớn cho mùa màng của nhà nông…

Nơi thì cấm…

Vừa qua, Đoàn cưỡng chế liên ngành của huyện Tịnh Biên (An Giang) đã tiến hành cưỡng chế, tiêu diệt đàn chuột trên 180.000 con đang nuôi tại trang trại của các hộ ông Huỳnh Văn Kha và Phan Văn Giỏi (ngụ khóm Xuân Bình, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên). Ông Lâm Văn Bá, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tịnh Biên, cho biết: Nguyên nhân dẫn đến việc cưỡng chế tiêu hủy gấp đàn chuột trên là do chủ trang trại nuôi chuột không xin phép và thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang.

Trang trại nuôi chuột của hai ông Kha và Giỏi (trước khi bị cưỡng chế).

Trước đó, ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh An Giang có công văn hỏa tốc yêu cầu các cơ quan chức năng và UBND huyện Tịnh Biên trong ngày 17/7 phải cấp tốc tiêu hủy hết đàn chuột nuôi trên. Việc tiêu hủy này phải nằm dưới sự giám sát của Sở NN&PTNT và Sở TN&MT… Để cưỡng chế diệt đàn chuột này, các cơ quan chức năng đã chọn cách phun nước đầy vào trại nuôi cho chuột chết. 

Theo ông Phạm Văn Ngon, Chủ tịch UBND thị trấn Tịnh Biên, khi hay thông tin trên địa bàn đang có mô hình nuôi chuột, nhiều bà con nông dân hoang mang, chính quyền địa phương đã đến khảo sát tiến hành lập biên bản không cho nuôi. Đồng thời khuyến cáo bà con nông dân trên địa bàn không nên tự ý chuyển đổi sang mô hình nuôi chuột dễ gây nguy cơ thất bát mùa màng.

Còn ông Phan Văn Giỏi - chủ trang trại, cho biết: Trang trại chuột này được hùn vốn của nhiều người, theo mô hình nuôi chuột - cá - cây, rộng trên 1ha. Bao quanh trang trại được xây bằng tường gạch cao 1,2m; dưới mặt đất tráng lớp xi măng dày phòng ngừa chuột đào hang thoát ra ngoài. Trước đây gần 3 tháng, các ông đã thả nuôi 3 tấn chuột giống trong trang trại này và chuột phát triển rất tốt. Theo tính toán thì khi chuột lớn, ông sẽ bán cho các nhà hàng đặc sản.

Thế nhưng, sau đó Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tịnh Biên xuống kiểm tra và yêu cầu những người nuôi trong vòng 4 tháng phải bán hết đàn chuột. Nhưng chỉ hơn 1 tuần sau, cán bộ trạm lại xuống yêu cầu trong 1 tháng phải bán hết chuột. Mặc dù tích cực bán nhưng nhóm của ông Giỏi chỉ bán được vài tạ cho các nhà hàng. Nguyên nhân do nhà hàng chê chuột còn nhỏ, phải thêm một thời gian nữa mới thịt được…

Chuột đồng được bày bán công khai.

Nơi thì để  

Trong khi ở An Giang cấm nuôi chuột, thì ông Mai Chí Đệ (ngụ xã Thới Đông, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) là người đầu tiên thực hiện mô hình nuôi chuột đồng ở đây… Ông Đệ đã bỏ ra 35 triệu đồng để đầu tư cho chuồng trại diện tích trên 350m2 và thả nuôi 6.000 con.

Là một nông dân có nhiều năm kinh nghiệm nên trước khi xây dựng mô hình, ông đã chịu khó tìm tòi, học hỏi về đặc tính hoang dã của loài gặm nhấm này. Do đó, ông đã xây dựng chuồng có nền tráng xi măng, tường gạch và tôn để vừa bảo đảm chuột không ra ngoài, vừa tạo được môi trường tự nhiên, gồm đất cát, cây khô, hang hốc… cho chuột hoạt động thoải mái và sinh sản tự nhiên như môi trường hoang dã.

Điều đầu tiên mà ông nghĩ đến là thức ăn cho chuột và vệ sinh chuồng trại theo mô hình an toàn sinh học. Để chuột mau lớn và tránh được dịch bệnh, ông chỉ cho chuột ăn rau củ, như: khoai lang, khoai mì, dưa chuột…

Theo tính toán của ông Đệ, cứ sau 2 tháng có thể xuất bán một lần khoảng 1 tấn chuột thương phẩm, sau khi trừ hết các chi phí còn lời khoảng 40 triệu đồng. Ông cũng cho biết phân chuột bón rau màu rất tốt. Nhờ vậy mà vườn rẫy nhà ông lúc nào cũng xanh tươi mơn mởn. Từ kết quả nuôi đầu tiên của hộ ông Đệ, hiện nay khu vực huyện Cờ Đỏ đã tăng lên gần chục hộ nuôi chuột đồng.

Ông Đệ tin tưởng vào mô hình mới mẻ và độc đáo này, vì theo ông, con chuột tuy sống ngoài thiên nhiên nhưng khi đưa vào chuồng trại nó vẫn thích nghi, dễ nuôi, mau lớn, ít tốn kém, đầu ra lại mạnh. Nhiều chủ nhà hàng, quán ăn và thương lái trên địa bàn và TP HCM đã đến tận nhà thu mua với giá khá cao nên ông không sợ mất giá. Nhiều người còn cho rằng thịt chuột hiện nay được coi là đặc sản nên lúc nào cũng khan hiếm…

Một số người sau khi tham quan đều có nhận xét: Đây là một mô hình bước đầu có hiệu quả, chúng ta cần nhân rộng thêm để phát triển kinh tế đồng thời tạo điều kiện cho một số nông dân chuyển dịch sang mô hình nuôi chuột kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cũng có người tỏ ra dè dặt và thận trọng vì họ cho rằng chuột nuôi tập trung lâu ngày có thể gây ra môi trường bẩn thỉu, mầm bệnh có thể phát sinh bất cứ lúc nào nên cần nhất là phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp về vệ sinh an toàn chuồng trại…

Việc nhân, nuôi chuột là hành vi vi phạm pháp luật đã được nghiêm cấm tại Điều 7 của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 36/PL-UBTVQH10 ngày 25/7/2001 nên mọi công dân phải chấp hành nghiêm túc. Vì vậy, hộ ông Phan Văn Giỏi nuôi chuột tại khu vực sản xuất lúa 3 vụ ở thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên (An Giang) bị nghiêm cấm.

Đức Văn

Chiều 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Chung (SN 1978, Trưởng phòng Quản lý nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hoàng Kim Giáp) để điều tra về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tống đạt các Quyết định và bắt tạm giam đối với Đặng Tùng Lâm (SN 1989, HKTT tại Tổ 10, phường Quyết Thắng, TP Sơn La; nơi ở: đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tối 20/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Huỳnh Hồng Danh (SN 1993, trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”; Nguyễn Tiện (SN 1996, trú xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và Tô Văn Thanh (SN 1987, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei phê chuẩn Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber làm quyền Tổng thống Iran, sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi qua đời vì tai nạn trực thăng.

Khi Thanh tra vào cuộc xác minh kiến nghị của người dân mới phát hiện một khu đất công bị biến thành đất tư, quá trình lập thủ tục đăng ký, xét duyệt, thẩm định và đề nghị cấp "sổ đỏ" có dấu hiệu tội phạm. Sau đó cơ quan điều tra đã đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội nên hai cán bộ lãnh đạo phường cùng hai đồng phạm vào vòng tố tụng hình sự.

Sau năm ngày xét xử sơ thẩm nhóm tội phạm trong đường dây “rửa tiền” xuyên quốc gia cho các app đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giao dịch rút tiền mặt mỗi ngày từ 20 đến 150 tỷ đồng, chiều 20/5, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với nhóm tội phạm này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文