ĐBSCL gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu

16:54 30/10/2020
Nước biển dâng là thách thức lớn nhất của ĐBSCL. Nước biển dâng cao 100cm, khoảng 38% diện tích có nguy cơ ngập. Các tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Hậu Giang (80,62%), Kiên Giang (76,86%) và Cà Mau (57,69%).

Ngày 30/10, UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, phân hiệu Vĩnh Long tổ chức hội thảo “Chính sách thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL”.

Hội thảo thu hút nhiều nhà nghiên cứu, khoa học đến từ các viện, trường và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương. Các đại biểu tập trung thảo luận, chỉ ra nhiều thách thức hiện tại và trong tương lai đối với vùng ĐBSCL do ảnh hưởng biến đổi khí hậu. 

Sạt lở đất bờ sông cuốn trôi nhà cửa của người dân.

ĐBSCL nơi cư trú, sản xuất của gần 20 triệu người dân, mỗi năm góp khoảng 28 triệu tấn lương thực, thực phẩm. Theo GS-TS Nguyễn Trọng Hoài, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, vừa qua xâm nhập mặn với nồng độ 4‰ xâm nhập sâu vào hơn 100km dẫn đến hàng chục ngàn hecta lúa bị mất trắng. Các hậu quả này chủ yếu của các hình thái biến đổi khí hậu, lượng mưa giảm và nước biển dâng.

PGS-TS Nguyễn Văn Thắng, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu phân tích, nước biển dâng là thách thức lớn nhất của ĐBSCL. Nước biển dâng cao 100cm, khoảng 38% diện tích có nguy cơ ngập. Các tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Hậu Giang (80,62%), Kiên Giang (76,86%) và Cà Mau (57,69%). Ngoài ra, xói lở bờ sông, bờ biển và giảm dòng chảy mùa khô là những vấn đề rất đáng lo ngại. 

ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức. 

PGS.TS Nguyễn Văn Thắng cho rằng để ứng phó với các thách thức trên, vùng ĐBSCL phải tái cơ cấu lại cây trồng, tìm giải pháp thích nghi và cụ thể là phát triển các giống lúa có khả năng chịu lụt, mặn, nắng nóng để giảm nhẹ tổn thất về đất đai, năng suất và sản lượng.

PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ) phân tích, từ tháng 8 đến tháng 10 thì ngập lũ. Còn tháng 1 đến tháng 4 thì xâm nhập mặn, hạn hán. Để ứng phó với những tình huống xảy ra trong hiện tại và tương lai đối với ĐBSCL cần có quy hoạch chuyển đổi sản xuất, bố trí những ngành nghề phù hợp, căn cơ và bền vững. 

Chính phủ, Trung ương và địa phương cần có quyết sách cho người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, vay vốn ưu đãi, có chương trình đặc biệt hỗ trợ cơ sở hạ tầng, thiết bị, giống mới và tìm kiếm thị trường. 

Vùng ĐBSCL cần phải tái cơ cấu lại cây trồng, giảm thiểu thiệt hại.

Theo PGS-TS Lê Anh Tuấn, năm nay hiện tượng La Nina trở lại đặc biệt gây ra trận bão lớn bất thường hơn, làm cho người dân miền Trung ứng phó không kịp. Cùng với đó tác động khác như phá rừng, làm thuỷ điện. Chính điều này nên khi mưa nhiều, cộng thêm thuỷ điện xả lũ làm đất trên núi ngâm nước, đất nhão đi và mất ổn định, gây ra hiện tượng sạt lở núi. 

PGS-TS Lê Anh Tuấn nhấn mạnh nếu không có biện pháp hữu hiệu bảo vệ người dân vùng dưới chân núi sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường. Giải pháp tạm thời là đánh dấu những nơi có nguy cơ sạt lở núi và di dời dân đến nơi an toàn.

Văn Vĩnh

Nằm sâu trong cánh rừng già tại xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, Di tích Căn cứ Sở Nhỏ – Ban An ninh Bình Phước là một địa chỉ đỏ của vùng đất Đông Nam Bộ. Đây từng là một trong những căn cứ trọng yếu của Công an tỉnh Bình Phước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, gắn liền với biết bao chiến công oanh liệt, thể hiện tinh thần bất khuất, kiên cường và sự hy sinh thầm lặng của cán bộ, chiến sĩ ngành Công an.

Sáng 12/4, UBND xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, đã giao Công an xã vào cuộc xác minh, làm rõ nội dung phản ánh một giáo viên mầm non có hành vi đánh đập trẻ nhỏ đang lan truyền trên mạng xã hội.

Sau khi chính thức tiếp nhận nhiệm vụ mới, Công an TP Hà Nội đã nhanh chóng ổn định tổ chức, phân công nhiệm vụ hợp lý nhằm đảm bảo mọi công tác chuyên môn diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, đồng thời góp phần giữ vững ANTT trên địa bàn.

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An đã lập thành tích xuất sắc, phá thành công chuyên án mua bán người, bắt 2 đối tượng cầm đầu đường dây lừa đảo, đưa công dân sang làm việc tại nước ngoài sau đó bán cho các ổ nhóm tội phạm lừa đảo quốc tế tại các đặc khu Tam Giác Vàng.

Ngày 11/4, tại cuộc họp báo Quý I/2025 do UBND TP Đà Nẵng tổ chức, ông Võ Nguyên Chương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố cho biết dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú (tên thương mại Golden Hills City, của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam) hiện đang được Bộ Kinh tế và Tài chính thẩm tra theo thẩm quyền.

Đại tá Vũ Thành Thức, Phó Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố 4 bị can điều tra làm rõ về hành vi cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng. Về hành vi làm nhục người khác, cơ quan điều tra đang làm rõ nếu có dấu hiệu tội phạm sẽ khởi tố.

Ngày 11/4, một công trường xây dựng tàu điện ngầm ở khu Gwangmyeong, ngay phía Nam Seoul (Hàn Quốc), đã bất ngờ bị sập, khiến hai công nhân mắc kẹt. Giới chức Seoul đã phát lệnh sơ tán với người dân xung quanh khu vực này. 

Ngày 11/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng cho biết vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ triệt phá thành công chuyên án “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và "tàng trữ, mua bán các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ" quy mô lớn, liên quan đến nhiều đối tượng trong cả nước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文