DN vi phạm bản quyền phần mềm sẽ bị “cấm cửa” vào Hoa Kỳ

11:00 24/10/2014
Không chỉ đối mặt với nguy cơ bị kiện ra tòa án ở trong nước, các doanh nghiệp (DN) sử dụng phần mềm bất hợp pháp, đặc biệt là các DN xuất khẩu còn phải đứng trước rủi ro bị cấm xuất khẩu vào một số thị trường quốc tế lớn như Hoa Kỳ. Đó là khuyến cáo được các chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT) đưa ra, trong bối cảnh ngày càng có nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cố tình lách luật, vi phạm bản quyền phần mềm máy tính (BQPMMT).

Theo thông tin mới nhất từ Đoàn thanh tra liên ngành do Bộ VH,TT&DL phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) - Bộ Công an, thời gian qua, nhiều cuộc thanh tra liên ngành đã được tiến hành tại nhiều DN, đa phần đều phát hiện các hành vi xâm phạm bản quyền với các mức độ vi phạm khác nhau, trong đó có hiện tượng các DN nước ngoài chỉ mua một số lượng phần mềm có bản quyền rất ít để lách luật.

Đơn cử như trong cuộc kiểm tra đột xuất một DN 100% vốn đầu tư của Đài Loan là Công ty TNHH Công nghệ Y tế Perfect Việt Nam có địa chỉ tại lô D7/1, đường 1B, KCN Vĩnh Lộc, TP Hồ Chí Minh, đoàn Thanh tra liên ngành đã phát hiện số lượng lớn phần mềm vi phạm trị giá hàng tỷ đồng. Trong số 44 máy tính kiểm tra, Đoàn thanh tra đã tìm thấy 124 phần mềm các loại từ các phần mềm chuyên dụng dành cho thiết kế đồ họa của Autodesk như AutoCAD, các phần mềm Adobe Photoshop đến các phần mềm thông dụng của Microsoft, thậm chí cả phần mềm có chi phí rất ít như Từ điển Lạc Việt. Điều đáng chú ý là trong số 124 phần mềm, Perfect Việt Nam chỉ cung cấp được giấy phép sử dụng cho 10 phần mềm của Microsoft.

“Là DN có 100% vốn nước ngoài, có tiềm lực tài chính mạnh như Perfect Việt Nam, đồng thời cũng là một DN có tiếng trong lĩnh vực sản xuất, gia công dụng cụ y tế và phụ tùng nhựa, cao su cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu song Perfect Việt Nam vẫn cố tình trốn tránh việc mua bản quyền phần mềm; thậm chí cố tình mua một lượng bản quyền rất nhỏ để lách luật. Điều này cho thấy việc vi phạm bản quyền phần mềm đang diễn ra ở mức báo động, đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước cần phải siết chặt quản lý, đặc biệt là đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài”- ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh tra Bộ VH,TT&DL nhấn mạnh.

Đoàn thanh tra liên ngành Bộ VH,TT&DL và Bộ Công an trong một cuộc kiểm tra tại doanh nghiệp.

Luật sư Trần Mạnh Hùng, Công ty Tư vấn Luật Baker & McKenzie, cho rằng: Điều đáng mừng là hành lang pháp lý xử phạt của Việt Nam và quốc tế cho hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ nói chung, vi phạm phần mềm máy tính nói riêng đang có xu hướng ngày càng được xiết chặt. Tại Việt Nam, hành vi sử dụng phần mềm bất hợp pháp của các DN có thể đối mặt với tội hình sự và các hình thức xử phạt nghiêm khắc của pháp luật.

Người sở hữu tác quyền cũng được quyền sử dụng các biện pháp khác để xử lý việc vi phạm quyền SHTT của mình, như tiến hành khiếu tố tại tòa án có thẩm quyền theo Điều 198.1d, Luật SHTT hoặc yêu cầu tòa án buộc người vi phạm phải ngừng hành động vi phạm, chính thức xin lỗi và có biện pháp khắc phục, yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại, kể cả thiệt hại vật chất, cũng như trả án phí theo các Điều 202, 204, 205, Luật SHTT. Mức độ thiệt hại được xác định dựa trên những tổn thất thực tế đối với người có quyền SHTT, do hành vi vi phạm quyền SHTT gây ra. Vụ việc Công ty TNHH Quốc tế Gold Long John Đồng Nai Việt Nam phải đền bù hơn 1 tỷ và công khai xin lỗi Microsoft và Lạc Việt do xâm phạm bản quyền phần mềm của hai DN này vào cuối năm 2013 vẫn còn nóng hổi, đồng thời là bài học nhãn tiền cho các DN nước ngoài khác cố tình vi phạm.

Cũng theo ông Trần Mạnh Hùng, tại Hoa Kỳ, các DN xuất khẩu sẽ phải đối mặt với các hình phạt rất nặng nề khi 36 bang của Mỹ đã áp dụng Bộ luật Cạnh tranh không lành mạnh (UCA). DN vi phạm sẽ bị chính những đối thủ có mặt hàng cạnh tranh có trụ sở ở bất kỳ nơi nào trên thế giới hoặc Chưởng lý (người phụ trách vấn đề pháp lý) của các bang khởi kiện. Nếu không chứng minh được mình sử dụng phần mềm, phần cứng hợp pháp, hoặc không chấm dứt việc sử dụng CNTT trái pháp luật trong vòng 90 ngày sau khi nhận được thông báo thì có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại, bị tịch thu hàng hóa và quan trọng hơn là xếp trong "danh sách đen" bị cấm xuất khẩu vào thị trường Mỹ

Huyền Thanh

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Liên quan đến vụ việc Trường TH, THCS, THPT quốc tế Mỹ ở huyện Nhà Bè bị "vỡ nợ" vào năm ngoái, ngày 28/3 bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra ngày 11/3/2025 của Thanh tra thành phố đối với những dấu hiệu sai phạm tại trường này…

Hôm nay ngày 29/3, tức ngày 1/3 âm lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 chính thức khai hội. Trong ngày hôm nay đã có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền của Tổ quốc về Đền Hùng tham gia các hoạt động giỗ Tổ. Công tác bảo đảm ANTT, ATGT đã được Công an tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tạo thuận lợi cho người dân, du khách khi về Đền Hùng tham gia các hoạt động lễ hội.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Sau 20 lần mang dây chuyền vàng giả đến các tiệm vàng, tiệm cầm đồ để cầm cố, rồi chiếm đoạt trót lọt hàng trăm triệu đồng, đến lần thứ 21 thì chiêu trò lừa đảo của "nữ quái" đã bị một tiệm vàng phát hiện, báo tin cho Công an bắt quả tang.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2023), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để quản lý đầu tư công đối với hàng trăm dự án phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, UBND TP Hồ Chí Minh đã thành lập ra đến 3 Ban quản lý dự án (BQLDA). Hàng năm, mỗi BQLDA này làm đại diện chủ đầu tư ít nhất cũng vài chục dự án phát triển hạ tầng, trong đó có nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ, thậm chí là cả chục nghìn tỷ đồng nên đều được xem là các “siêu” BQLDA thuộc UBND thành phố...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.