Đà Nẵng - mất mùa ruốc

13:30 10/02/2011
Như mọi năm, năm nay chiều mồng 1 Tết, nhiều tàu công suất nhỏ ở Đà Nẵng giong cờ ra khơi đi nhận quà của biển. Sáng mồng 2 trở về, thay vì những khoang thuyền đầy ắp ruốc như các năm trước, tàu nào tàu nấy chỉ đưa về 5-7kg là nhiều. Nỗi buồn lan sang người thân họ đang ngóng đợi trên bờ.

Mất mùa ruốc, thông tin nhanh chóng lan đi và người ra bãi biển mỗi sáng sớm ít dần. Một số tàu không nản chí tiếp tục bám biển vài ba chuyến nữa, nhưng kết quả không khá hơn là mấy. Thất thu, lỗ chi phí, ngư dân đành neo tàu tại bến.

Anh Lê Văn Cảnh, ngư dân lão luyện của làng chài ven biển phường Mân Thái cho biết: Các năm trước, chiều mồng 1 ra khơi, sáng mồng 2 trở về tàu ít nhất cũng thu 2-3 tấn ruốc. Năm ngoái, giá ruốc 8-10 nghìn đồng/kg, mỗi chuyến như vậy, chủ tàu thu 3-4 chục triệu đồng là thường. Hầu như năm nào ngư dân vùng này cũng trúng đậm mùa ruốc, có hộ thu 4-5 chục triệu đồng. Năm nay, hoàn toàn thất vọng. Cũng ra khơi chiều mồng 1, cũng đánh bắt ở vùng biển đó, nhưng tuyệt nhiên không hề có ruốc. Hỏi về nguyên nhân, lão ngư này chỉ biết lắc đầu.  

Mùa ruốc thất thu, đời sống ngư dân của đội tàu đánh bắt gần bờ ở Đà Nẵng sẽ lâm vào cảnh khó khăn. Chính quyền các cấp, ngành chức năng cần có giải pháp đẩy mạnh sản xuất trên biển bằng các nghề khác, nhất là ưu tiên đầu tư cho vụ cá nam sắp tới, giúp ngư dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống

Nguyễn Cầu

Ngày 26/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang phối hợp với Công an thị xã Chơn Thành khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ 2 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 2 công nhân tử vong.

Những "ông sao khiếm thính" có thể khiến bạn nghĩ đến một khiếm khuyết của cơ thể nhưng thực tế, những "ông sao" của showbiz Việt có khi còn thính tai hơn bất kỳ ai. Nhưng, họ chủ động "khiếm thính" vì sự kiêu ngạo ngông cuồng của chính mình theo kiểu "mục hạ vô nhân". Chính vì thế, thay vì được quý mến như những ngôi sao, họ đã bị cộng đồng gọi là "ông sao" hoặc "sao sao".

Người Toraja là một tộc miền núi đảo Sulawesi, Indonesia. Về nguồn gốc, có quan điểm cho rằng tổ tiên họ vốn là một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Bắc Việt Nam đã thiên di bằng đường biển tới vùng đảo cách đây khoảng trên dưới 2.000 năm.

Giữa thung lũng có một “tọa độ chết” được đánh dấu, nơi đó được gọi bằng những cái tên rất hãi hùng như “cái rốn da cam”, “vùng đất chết” khi mang trong đất sự hủy diệt của chiến tranh còn sót lại. Nhưng, nhiều nỗ lực đã giúp hồi sinh vùng đất này tươi xanh như từng có.

Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức lễ kỷ niệm với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quảng Bình hành trình khát vọng - phát triển” diễn ra tối 2/6, cùng nhiều hoạt động khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文