Đà Nẵng: Điểm mặt những công trình lãng phí

09:46 09/10/2008
Nhiều công trình kết cấu vĩnh cửu, xây dựng quy mô, nhưng chỉ dăm ba năm đưa vào sử dụng đã bị đập bỏ, mất không hàng tỷ, có khi hàng chục tỷ đồng. Ai chịu trách nhiệm về sự lãng này?

Khu nhà xưởng chỉ tồn tại 4 năm

Hồi chưa giải thể, Lâm trường Sông Nam (Sở Thuỷ sản nông lâm, nay là Sở NN&PTNT - TP Đà Nẵng), có 2 hoạt động chủ yếu đó là quản lý bảo vệ trên 24 nghìn ha rừng tự nhiên thuộc khu vực giàu tài nguyên lâm sản và chế biến lâm sản xuất khẩu.

Năm 2002, UBND thành phố Đà Nẵng cho phép lâm trường này đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng tại phường Hoà Khánh (Liên Chiểu), nay là phường Hoà Khánh Bắc, để mở rộng lĩnh vực chế biến lâm sản, tổng vốn đầu tư khoảng 7 tỷ đồng.

Khi đi vào hoạt động (đầu 2003), đơn vị này đã triển khai sản xuất đúng kế hoạch đề ra. Thời kỳ cao điểm, xưởng thu hút gần 300 lao động, mỗi tháng xuất khẩu 3-4 container hàng mộc dân dụng.

Năm 2006, TP Đà Nẵng có chủ trương giải thể Lâm trường Sông Nam, chuyển mục đích sử dụng hơn 1ha đất của đơn vị này bao gồm khu nhà xưởng, khu văn phòng… để xây dựng khu dân cư. Toàn bộ cơ ngơi của đơn vị này phải giải toả.  Khu nhà xưởng khá quy mô được lắp đặt trang thiết bị chuyên dùng hiện đại, chỉ tồn tại 4 năm, thật uổng.   

Ngôi nhà  phải đập bỏ sau 3 năm đưa vào sử dụng

Đó là nhà làm việc của Công ty Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Đà Nẵng, tại địa phận phường Hoà Thọ đông (Cẩm Lệ) bên QL1, gần Cầu Đỏ. Ngôi nhà này có kết cấu bêtông cốt thép vĩnh cửu, 2 tầng, xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2003, vốn đầu tư ngót tỷ đồng.

Phải nói rằng, ngày đưa vào sử dụng, không chỉ nhà kết cấu đẹp, bền vững mà ở vị trí khá lý tưởng, mặt tiền quốc lộ lớn. Thế nhưng, ngôi nhà này chỉ tồn tại 3 năm. Dự án mở rộng nâng cấp QL1A triển khai, buộc phải đập bỏ do vị trí nhà nằm trên lộ giới đường. Nay ngôi nhà kiên cố bền vững và trang nhã ấy chỉ còn trong ký ức một số người.      

Công trình đầu tư 17 tỷ đồng, tồn tại 8 năm.

Cảng cá Thuận Phước là công trình có kết cấu vĩnh cửu do Nhà nước đầu tư nhằm tạo điều kiện cho hoạt động khai thác hải sản ở Đà Nẵng phát triển. Công trình đưa vào sử dụng cuối năm 2000, đủ khả năng đón hàng chục tàu cá vào neo đậu nhận trả hàng/ ngày đêm.

Tại đây, ngoài 2 cầu cảng, khu nhà điều hành, nhà lồng tập kết hải sản xây dựng kiên cố còn hàng chục doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hậu cần nghề cá cũng có cơ ngơi khá quy mô với vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng. Từ ngày cảng đưa vào hoạt động, khai thác hải sản ở Đà Nẵng khởi sắc.

Giữa năm 2008, dự án xây dựng đường Bạch Đằng nối dài triển khai đã nuốt chửng công trình đầu tư trên chục tỷ đồng có nhiều lợi ích này. Toàn bộ kiến trúc( trừ 2 cầu cảng) tại đây đã đập bỏ. Thế là thêm một công trình kiên cố nữa ở Đà Nẵng phải chết yểu do dự án khác đè lên.

Lãng phí của lĩnh vực này chưa dừng lại ở đó, khi cảng cá di dời vào âu thuyền Thọ Quang, nơi nhiều người vẫn cho rằng không có tính khả thi. Cảng mới, vốn đầu tư trên 12 tỷ đồng đang triển khai xây dựng, bao gồm cầu đậu tàu, khu chợ cá, nhà điều hành… Tuy nhiên, với những hạn chế không thể khắc phục được ở vị trí mới này.

Qua 3 tháng đi vào hoạt động cho thấy ở vị trí mới này quá bất cập, tàu cá vào neo đậu nhận trả hàng chỉ bằng 40% so với ở cảng cũ tại phường Thuận Phước (Hải Châu). Nguy cơ công trình đầu tư trên chục tỷ đồng lâm vào cảnh lãng phí khi không phát huy được yêu cầu thiết kế đã thấy rất rõ. Và ai sẽ chịu trách nhiệm trước sự lãng phí này, khi mà biết cảng ở vị trí này không khả thi vẫn cố tình xây dựng?

Trên đây chỉ là 3 trong rất nhiều công trình có kết cấu bền vững ở Đà Nẵng tồn tại thời gian ngắn do dự án khác đè lên. Sự thiếu tầm nhìn trong quy hoạch đã làm tổn thất không nhỏ tài sản của Nhà nước. Sự lãng phí này chỉ Nhà nước và nhân dân gánh chịu, chưa có cá nhân tập thể nào chịu trách nhiệm.  Ai cũng cho rằng sự nguy hại của lãng phí chẳng kém gì nạn tham nhũng. Và như vậy, cần gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng này

Nguyễn Cầu

Ngày 17/5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án; khởi tố 32 bị can về các hành vi “Mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng; Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; Tổ chức đánh bạc và Đánh bạc; Mua bán trái phép chất ma túy; Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” xảy ra tại tỉnh Tiền Giang và Long An do đối tượng Nguyễn Công Huân cầm đầu.

Chiều 18/5, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội cho biết vừa phối hợp lực lượng chức năng phát hiện hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng của Công ty Cổ phần Thảo dược Mộc Can có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vụ việc cho thấy những thủ đoạn ngày càng tinh vi trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm "thổi phồng" công dụng, gây hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 22 bị can trong vụ án “Buôn lậu”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Quốc tế Tài Lộc (viết tắt là Công ty Tài Lộc), Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải phòng khu vực II (viết tắt là Chi cục Hải Quan II) và các đơn vị liên quan.

Như Báo CAND đã thông tin về tình trạng xung đột quyền lợi gay gắt giữa cư dân sinh sống tại các chung cư hạng sang và chủ sở hữu căn hộ chung cư tham gia ứng dụng Airbnb cho thuê căn hộ ngắn ngày để phục vụ người dân có nhu cầu. Trong khi Bộ Xây dựng khẳng định pháp luật không cấm hoạt động này, nhưng đỉnh điểm của tình trạng mâu thuẫn lợi ích tiếp tục diễn ra sau văn bản của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh trả lời đơn vị quản lý, vận hành, khai thác chung cư Hà Đô trên đường 3/2 quận 10 vào ngày 1/4 vừa qua…

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Ngọc Linh và bị can Nguyễn Thành Ngôn (hai cựu Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận) và 24 đồng phạm trong vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.

Tự quảng cáo mình là kế toán, có kinh nghiệm làm kế toán thuế cho nhiều doanh nghiệp, chuyên giúp các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục hoàn thuế GTGT được hưởng lợi cao, tin vào lời “chém gió” của Nguyễn Thị Thu, nhiều bị hại đã chuyển tiền cho Thu để nhờ làm thủ tục hoàn thuế GTGT và bị chị ta chiếm đoạt.

Ngày 18/5, Công an TP Hà Nội cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục những khó khăn về điều kiện thời tiết mưa gió, địa hình trơn trượt, dốc cao và sự phối hợp, hỗ trợ của người dân địa phương, lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH đã kịp thời giải cứu nhóm 5 người mắc kẹt tại núi Hàm Lợn, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.