Đắk Lắk: Nguy cơ lũng đoạn thị trường cà phê vì “mua cao, bán thấp”

21:55 26/01/2013
“Một bên là DN xuất khẩu đang thu mua theo giá thị trường 40.000 đồng/kg có hóa đơn, còn một bên thu mua với giá 41.000 đồng/kg không có hóa đơn, thì người nông dân, đại lý thu gom cà phê sẽ bán cho ai? Đương nhiên là những DN TNHH mua giá cao hơn giá thị trường không cần hóa đơn. Nếu không kiểm soát được tình trạng này thì có thể hàng trăm tỷ đồng tiền thuế bị thất thu mỗi năm. Nhưng hậu quả là sẽ làm rối loạn thị trường cà phê trong nước” - ông Lê Đức Thống, TGĐ Công ty TNHH một thành viên XNK cà phê 2-9 Đắk Lắk, lo ngại.

Mua cao, bán thấp vẫn lãi

Theo đại diện một số doanh nghiệp (DN) tại Đắk Lắk cho biết, hiện nay có rất nhiều công ty, DN TNHH trên địa bàn tỉnh được thành lập rồi ồ ạt thu mua cà phê giá cao hơn giá thị trường từ 700 - 1.000 đồng/kg, sau đó đi bán lại với giá thấp hơn hoặc bằng giá thị trường vẫn thu được lợi nhuận.

Ông Lê Đức Thống, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu cà phê 2-9 (Đắk Lắk) cho hay: “Nghe có vẻ nghịch lý nhưng thật ra không nghịch lý chút nào. Vì các công ty, DN TNHH này thu mua cà phê trực tiếp từ nông dân, đại lý nhưng không có hóa đơn, chứng từ. Nếu tính giá thị trường cà phê hiện nay là 40.000 đồng/kg, với mức thuế giá trị gia tăng (VAT) DN thu mua phải chịu là 5% (tương ứng với 2.000 đồng/kg), tính ra giá DN mua gồm giá thành cộng với tiền thuế phải chịu là 42.000 đồng/kg. Nhưng bằng hình thức mua trốn thuế thì những công ty, DN TNHH này có mua giá cao hơn giá thị trường 1.000 đồng (41.000 đồng/kg). Sau đó, đem bán lại cho các DN xuất khẩu với giá 40.000 đồng/kg thì họ vẫn thu lãi 1.000 đồng/kg vì DN xuất khẩu phải trả thêm 5% thuế VAT/kg giá thành là 2.000 đồng/kg cho công ty, DN TNHH”.

Còn ông Phạm NgọcBằng, Phó Giám đốc Công tyTNHH liên doanh Cà phê Đắk Man (km10, quốc lộ 26) tiết lộ: “Nhiều DN lớn đã “đẻ” ra một số DN “con” đóng đô ở các thành phố lớn. Sau đó những DN “con” này sẽ đi thu mua cà phê trực tiếp từ các cơ sở, đại lý nằm trong vùng nguyên liệu với giá cao hơn giá thị trường, không hóa đơn bán lại để kiếm lời. Lợi dụng chính sách gia hạn nộp thuế VAT của Bộ Tài chính, nhiều DN cà phê đã tìm cách lách luật, trốn thuế nhằm thu lợi. Đến thời hạn phải nộp thuế, với lí do nợ thuế, khó khăn thì DN “mẹ” này sẽ tuyên bố phá sản. Đây là một hình thức kinh doanh trái pháp luật, chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước”.

Nhiều công ty, doanh nghiệp TNHH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chỉ thành lập được một thời gian để thu mua cà phê rồi biến mất.

Nguy cơ lũng đoạn thị trường

Trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, ông Lê Đức Thống lo ngại: “Một bên là DN xuất khẩu đang thu mua theo giá thị trường 40.000 đồng/kg có hóa đơn, còn một bên thu mua với giá 41.000 đồng/kg không có hóa đơn, thì người nông dân, đại lý thu gom cà phê sẽ bán cho ai? Đương nhiên là những DN TNHH mua giá cao hơn giá thị trường không cần hóa đơn. Nếu không kiểm soát được tình trạng này thì có thể hàng trăm tỷ đồng tiền thuế bị thất thu mỗi năm. Nhưng hậu quả là sẽ làm rối loạn thị trường cà phê trong nước”.

Theo ông Phạm Thái Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thuế thị xã Buôn Hồ thì hiện nay, có 8 công ty, DN TNHH từ tỉnh khác đến kinh doanh khai man địa chỉ trên địa bàn, nhưng đến thời điểm này cơ quan chức năng mới xác định được 4 công ty, DN có lãnh đạo bỏ trốn là công ty Lê Quang Tập, Nguyễn Hữu Hiếu, Thủy Phong Phát và Ngô Quý Yên. Bốn công ty này đã thu mua cà phê trên địa bàn rồi bán lại cho 40 DN ở các tỉnh khác như: Đồng Nai, Bình Phước, Vũng Tàu, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông... với tổng giá trị lên đến 2.288 tỷ đồng và được nhận phần thuế khấu trừ đầu vào hơn 114 tỷ đồng. Và tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk, hiện có khoảng 20 công ty, DN TNHH được thành lập mới, đều do người ngoài tỉnh đến đăng ký kinh doanh với hình thức hoạt động tương tự.

Lo ngại về vấn đề này, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết, sẽ kiến nghị tình trạng này với cơ quan quản lý thị trường ở các địa phương kiểm soát chặt việc DN thu mua cà phê trong nước, nhất là DN có dấu hiệu “mua cao, bán thấp” không hóa đơn, chứng từ ở các vùng nguyên liệu. Đồng thời liên kết với cơ quan thuế phát hiện những DN vi phạm sẽ xử phạt thật nặng, rút giấy phép kinh doanh

Văn Thành

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文