Đầu tư tiền ảo: Trái pháp luật, nhiều rủi ro

10:46 11/04/2018
Ngày 8-4-2018 một nhóm nhà đầu tư bị thiệt hại bởi sàn tiền ảo iFan, Pincoin đã kéo nhau đến trụ sở của Công ty Modern Tech trên đường Nguyễn Huệ, quận 1 (TP HCM) để yêu cầu xử lý hình sự những cổ đông sáng lập vì đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của họ. Vậy tính pháp lý về tiền ảo như thế nào?

Hiện nay tiền ảo là phương tiện thanh toán không hợp pháp tại Việt Nam. Pháp luật Việt Nam chưa cho phép và chưa công nhận về loại tiền ảo này do vậy bất kì giao dịch nào có liên quan đến tiền ảo đều bị cấm trên lãnh thổ nước Việt Nam.

Chính phủ và Quốc hội đã có văn bản pháp luật quy định xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.

Vì vậy, với hình thức là công ty cổ phần với các cổ đông đều là người Việt Nam thì hình thức huy động vốn của công ty cổ phần Modern Tech chỉ có thể là phát hành cổ phần, cổ phiếu bán cho cổ đông, ngoài ra không có hình thức nào khác. 

Mặc dù không có chức năng và điều kiện kinh doanh nhưng để lôi kéo được các nhà đầu tư tham gia nhằm thực hiện hành vi huy động vốn trái phép, Công ty cổ phần Modern Tech đã đưa ra nhiều cơ hội và những cam kết không có thực như khi nhà đầu tư mua đồng tiền ảo Ifan, Pincoin sẽ được cam kết được hưởng lợi nhuận thấp nhất là 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng, hứa hẹn với những nhà đầu tư sẽ xây dựng nhà hát, rạp chiếu phim.

Tổ chức này sẽ liên kết với Chính phủ để mọi người được mua nhà bên Mỹ và nhập quốc tịch tại Mỹ. Dùng Ifan sẽ thanh toán được tiền phí các dịch vụ thiết yếu hàng ngày, có thẻ Visa điện tử cho mọi người.

Ngoài ra, nhà đầu tư tham gia và lôi kéo được người vào hệ thống sẽ được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia…. Đây là mồi nhử khiến cho người tham gia đầu tư hoa mắt về lợi nhuận về cơ hội và bỏ tiền ra mua mà không hề có bất kì sự nghi ngờ nào..

Tất nhiên, để dẫn đến thiệt hại với số tiền quá lớn, hơn 15 tỷ đồng thì các đối tượng cầm đầu chắc chắn sẽ bị cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật về các tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp hoặc bị xử lý cả 3 tội danh cho từng loại đối tượng nếu hành vi đủ cấu thành tội phạm như quy định của Bộ Luật Hình sự 2015. Cụ thể, các hành vi trên quy định tại điều 217, điều 174, điều 290 Bộ luật Hình sự.

Các bên tham gia vào quá trình đầu tư lấy tiền thật đổi tiền ảo không có bất kì sự xác lập nào bằng văn bản ký kết cũng như các cam kết, các cơ hội mà công ty đưa ra đều không có văn bản chính thức nào. Nó cũng chỉ xuất phát từ các sự kiện, từ những thông tin truyền miệng hoặc những thông tin không được kiểm chứng từ Internet.

Ảnh: minh họa

Chỉ cần một người bình thường nếu không vì quá ham lợi nhuận thì có thể dễ dàng nhận ra cái bẫy phía sau các hình thức huy động của công ty này. 

Các công ty này không được cấp phép trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng do vậy liên quan đến việc huy động tiền và cam kết trả lãi là vi phạm pháp luật tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo. Các đối tượng này đã lợi dụng vào xu thế về công nghệ 4.0, vào trí tuệ nhân tạo mơ hồ, về lòng tin, lòng tham và tâm lý đám đông để kéo nhà đầu tư vào bẫy.

Cũng cần nhìn nhận về trách nhiệm của cơ quan chức năng quản lý đã thiếu trách nhiệm trong việc tổ chức tuyên truyền cho người dân hiểu về đồng tiền ảo. 

Hơn nữa các chương trình hội nghị, hội thảo diễn thuyết diễn ra công khai mà không bị kiểm soát, quản lý. Các thông tin về tiền ảo về lợi nhuận chỉ số tăng giảm, quy đổi rất phổ biến trên mạng internet mà không hề bị kiểm soát, cảnh báo.

Về vấn đề thiệt hại của các nhà đầu tư có thể nhận lại được hay không thì trong trường hợp họ có bằng chứng về việc giao nhận tiền và xác định rõ mục đích của việc giao nhận tiền và mục đích đó là chưa hoàn thành thì có quyền yêu cầu trả lại bằng việc đưa ra tòa án dân sự khởi kiện để đòi lại tiền.

Trường hợp họ bị lừa và cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì trong quá trình xét xử những bị can đó bị buộc phải trả lại số tiền chiếm đoạt. 

Quan trọng nhất vẫn là làm sao chứng minh được con số thiệt hại vì các nhà đầu tư khi thanh toán tiền đã không có chứng từ hoặc thông qua nhiều cá nhân trung gian nên rất khó để chứng minh số tiền và mối liên quan giữa số tiền và hành vi chiếm đoạt.

Do vậy, những nhà đầu tư là nạn nhân của iFan, Pincoin hãy nhanh chóng liên hệ và cung cấp bằng chứng cho cơ quan Công an để được bảo vệ quyền lợi và tố giác hành vi phạm tội ngăn chặn thiệt hại tiếp tục xảy ra.

Qua việc này, cần cảnh báo người dân khi tham gia vào bất kì giao dịch nào phải hết sức thận trọng và tìm hiểu thật kỹ. 

Việc huy động tiền đã diễn ra từ nhiều năm nay và pháp luật đã xử lý rất nhiều, nhưng người dân không quan tâm, dẫn đến rủi ro, thiệt hại rất lớn. Chỉ có những tổ tức tài chính và ngân hàng mới được phép huy động vốn. 

Về tiền ảo, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có cảnh báo nhưng người dân vì ham lời nên cố tình bỏ qua thì thiệt hại xảy ra là không thể tránh khỏi.

Do vậy, khi Chính phủ chưa có văn bản hướng dẫn, chưa cho phép thì tốt nhất người dân không nên tham gia vào loại hình này vì không được pháp luật công nhận. Hơn nữa, bản thân nhà đầu tư cũng không hiểu rõ về các loại tiền ảo thì khi tham gia tiềm ẩn rủi ro.

Các công ty đứng ra huy động vốn kiểu ifan đều là do các cá nhân Việt Nam đứng ra tổ chức và không có bất kì sự ràng buộc nào về trách nhiệm và họ sẵn sang lẩn trốn trách nhiệm hoặc không có khả năng khắc phục hậu quả.

Mọi thiệt hại thì người tham gia đầu tư phải gánh chịu hoàn toàn mà rất khó để có thể đòi lại được tiền. Bởi họ đang tham gia vào các giao dịch mà pháp luật chưa cho phép và các giao dịch này chỉ phát sinh trên hệ thống thông tin điện tử mà không có gì để kiểm chứng, giám sát.

LS. Võ Đan Mạch (Đoàn Luật sư TP HCM)

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文