Đến Bát Tràng (Hà Nội) mua... gốm sứ Trung Quốc
Bát Tràng từ lâu đã trở thành thương hiệu hàng đầu của người sành gốm sứ Việt. Thế nhưng, trước thực trạng gốm sứ Trung Quốc đổ bộ sang chợ làng nghề với số lượng ngày càng lớn thì nguy cơ gốm sứ Việt Nam thua trên sân nhà là rất lớn.
Tôi đã mất hàng giờ để giải thích những băn khoăn của Harry Ledger (một du khách Anh) về việc anh này mua phải chiếc cốc có nguồn gốc từ Trung Quốc khi đến tham quan làng gốm Bát Tràng - thương hiệu gốm nổi tiếng ở Việt Nam. Anh chia sẻ: “Tôi muốn mua những chiếc cốc từ Việt
Theo ghi nhận của chúng tôi, tình trạng các loại gốm sứ có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc… xuất hiện ở Bát Tràng ngày càng phổ biến và bán với số lượng lớn. Đặc biệt, chúng được bày bán công khai, thậm chí bày lẫn với các đồ gốm Bát Tràng. Trao đổi với phóng viên, chị Thanh - chủ một quầy hàng trong chợ có chia sẻ: “Gần đây, các cửa hàng đều cho nhập thêm một số các mặt hàng từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Do có mẫu mã đẹp, giá rẻ… nên được khá nhiều khách hàng lựa chọn”.
Theo Ban Quản lý chợ gốm Bát Tràng, đồ gốm Trung Quốc chiếm khoảng 15 - 20% thị trường đối với các mặt hàng ca cốc. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, các mặt hàng này có thể chiếm tới 30%. Các thương nhân gốm sứ cho biết: Gốm sứ Trung Quốc có nhiều ưu điểm, giá rẻ hàng lại bắt mắt nên thu hút được nhiều người tiêu dùng. Bán được nhiều, lợi nhuận cao, các thương nhân ở đây “thi nhau” đánh hàng Trung Quốc.
Làng gốm cổ truyền Việt
Theo ông Quang, chủ một xưởng sản xuất ở Bát Tràng cho hay: “Nhiều chủ cửa hàng vì lợi nhuận trước mắt đã nhập lậu hàng Trung Quốc về bán, khiến việc sản xuất và kinh doanh của của nhiều lò gốm giảm mạnh. Sức tiêu thụ cũng giảm gần 30%. Lâu dần, gốm Bát Tràng sẽ mất thương hiệu”.
Anh Quốc (Cầu Giấy, Hà Nội) còn tỏ ra bức xúc: “Là làng nghề gốm cổ truyền Việt