Dịch bệnh khiến doanh nghiệp kiên cường hơn

16:03 13/03/2021
Đây là một trong những nhận định cứng rắn và đầy khí phách mà mà lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra khi công bố Báo cáo “Tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam”, công trình do VCCI phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) với sự hỗ trợ nguồn lực của Chính phủ Úc tiến hành.


Sau khi thực hiện khảo sát với gần 10.200 doanh nghiệp (DN) (gần 85% thuộc khối tư nhân trong nước, còn lại là FDI) về tác động của COVID-19, VCCI cho biết đại dịch nhìn chung tác động rất tiêu cực đến cộng đồng DN. 87,2% tham gia khảo sát cho biết chịu ảnh hưởng lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực; 11% nói không bị ảnh hưởng gì và 2% ghi nhận tích cực. Đáng chú ý, các DN mới hoạt động dưới 3 năm và các DN có quy mô nhỏ, siêu nhỏ chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả.

Gần 90% DN ảnh hưởng vì dịch bệnh

Nếu tính theo ngành, DN tư nhân trong một số ngành có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất là may mặc (97%), thông tin truyền thông (96%), sản xuất thiết bị điện (94%). Một số ngành có tỷ lệ chịu tác động thấp hơn nhưng vẫn dao động quanh mức 80% như bất động sản, khai khoáng. Với khối FDI, DN ở các ngành bất động sản, thông tin truyền thông, nông nghiệp/thuỷ sản chịu tác động lớn, trên 95%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, các khó khăn lớn nhất với DN trong đại dịch là tiếp cận khách hàng, dòng tiền, lao động và chuỗi cung ứng... 

Ngoài ra, để cầm cự trước dịch bệnh, 35% DN tư nhân và 22% DN FDI đã phải cho người lao động nghỉ việc. Trong đó, các DN tư nhân quy mô nhỏ, siêu nhỏ là nhóm thực hiện biện pháp này cao nhất, lần lượt ở mức 36% và 35%. Với khối FDI, 26% DN quy mô vừa và 32% DN quy mô lớn phải cho một lượng lao động nhất định nghỉ việc.

“Đối với nền kinh tế, những nghiên cứu và đánh giá sơ bộ trong thời gian qua của nhiều cơ quan và tổ chức cho thấy một bức tranh chung là sự tàn phá nặng nề của đại dịch đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và đời sống của người lao động tại Việt Nam. Trong cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng này, các DN đã chịu rất nhiều tổn thất và sự chống chịu kiên cường của cộng đồng DN đang đứng trước những giới hạn” TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho biết trong bài phát biểu của mình.

Cũng theo TS Vũ Tiến Lộc, năm 2020 cũng là năm ghi dấu sự kiên cường của cộng đồng DN để vượt lên hoàn cảnh khó khăn và chúng ta đã phát hiện ra rằng khả năng chống chịu kiên cường đang trở thành một năng lực cạnh tranh cốt lõi của nền kinh tế và cộng đồng DN Việt. DN cũng đã thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều qua đại dịch. DN phải suy ngẫm lại chiến lược, phải tái cấu trúc, đào tạo lại nguồn lao động, chú trọng nhiều hơn đến thị trường nội địa, xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ và chuỗi cung ứng Việt,  đồng thời với việc đa dạng hoá thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng … 

Các sáng kiến trong ứng phó với COVID-19 đã được các DN thực hiện. Quá trình chuyển đổi số cũng từng bước được triển khai.  Đó là những bài học và trải nghiệm vô giá từ COVID-19. Có được những kết quả đó, ngoài sự chủ động tích cực của cộng đồng DN, có vai trò cổ vũ và yểm trợ của Nhà nước. 

Các chính sách hỗ trợ và sự đồng hành của Chính phủ trong bối cảnh COVID được các DN đánh giá cao nhất là các chính sách tài khoá như việc giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, tiền thuê đất, các chính sách nới lỏng về tín dụng của các ngân hàng. Chính sách cho vay với lãi suất bằng 0% để trả lương cho người lao động được cho là khó tiếp cận, nhưng các DN vẫn đánh giá cao sự cần thiết của chính sách này. 75% DN cho rằng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ là hữu ích.

Từ thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong thời gian qua, cộng đồng DN cũng kiến nghị bên cạnh các giải trước mắt đã được Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền địa phương ban hành như miễn giảm thuế, giãn thuế, gia hạn nộp thuế, giảm lãi suất, giảm các chi phí của hoạt động kinh doanh, cần phải chú ý đến những giải pháp có tính chất hạn dài hơn. 

Chẳng hạn, Chính phủ cần tăng cường đầu tư công, hoàn thiện các công trình hạ tầng, thực hiện các gói kích cầu cần thiết trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi. DN cũng cho rằng các chính sách kinh tế vĩ mô trong dài hạn cần quan tâm phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy sự kết nối giữa DN trong nước với người tiêu dùng hình thành các chuỗi cung ứng Việt. 

Quan trọng hơn, phần lớn các DN đề nghị cải thiện hệ thống pháp luật và tháo gỡ các nút thắt về thủ tục hành chính để cải thiện môi trường kinh doanh. “Có thể thấy, nếu như các giải pháp về thuế, phí, hỗ trợ tiếp cận về tài khoá tín dụng có dư địa không nhiều vì những giới hạn ngân sách thì những giải pháp cải cách thủ tục hành chính nhìn chung dễ thực hiện hơn, vốn đã được thúc đẩy trong những năm gần đây, rất cần phải được gia tốc. Các DN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện hiệu quả thực thi pháp luật nhằm tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ cho sự phục hồi bền vững của các DN trong quá trình ứng phó với tác động của đại dịch toàn cầu COVID-19. Và đó chính là nền tảng căn bản nhất cho sự phục hồi và phát triển của DN”, ông Lộc kiến nghị.

Hà An

Nhân dịp đồng chí Tô Lâm được Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lãnh đạo các nước Nga, Brunei, UAE, Palestine, Sri Lanka và Mông Cổ đã gửi điện và thư chúc mừng.

Ngày 23/5, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam trước yêu cầu của phía Campuchia, đề nghị Việt Nam hợp tác điều tra thông tin một số tài khoản mạng xã hội được cho là của công dân Việt Nam có lời lẽ chưa đúng mực trên tài khoản của Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hunsen.

Ngày 22/5, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã phát đi thông báo đang kiểm tra, xác minh tin báo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín về dấu hiệu tội phạm do “Đặng Tất Thắng lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo quyết định phân công của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về giải quyết nguồn tin tội phạm… 

 Ngày 23/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có công văn đề nghị Chủ tịch UBND 6 tỉnh: Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Phước, An Giang tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, chấm dứt việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật được cho có nguồn gốc từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua biên giới với Campuchia.

Chiều 23/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Tuyến (SN 1991, ngụ Hải Dương) và Đoàn Nguyễn Ngọc Thương (SN 1996, ngụ Quảng Ninh) về hành vi trộm cắp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文