Điều dưỡng viên Việt Nam sang Nhật Bản: Thách thức trước yêu cầu tiếng Nhật

08:48 29/09/2016
Đây là vấn đề được cả đại diện phía Việt Nam và Nhật Bản thừa nhận tại Hội thảo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình đưa điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản vừa được tổ chức ngày 26-9. Đến thời điểm hiện tại, chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế (VJEPA) do hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản ký kết đã triển khai được 4 khóa với tổng số 720 ứng viên.


Trong số đó, 470 ứng viên các khóa 1, 2, 3 đã được đưa sang làm việc tại các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản. Trong hai đợt thi lấy chứng chỉ điều dưỡng quốc gia Nhật Bản năm 2015, 2016, tỉ lệ thi đỗ của ứng viên Việt Nam đạt trên 40% (34 ứng viên thi có 14 ứng viên đỗ), cao gấp nhiều lần so với tỉ lệ đạt của ứng viên Philippines và Indonesia.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp, chất lượng của ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam được các cơ sở tiếp nhận của Nhật Bản đánh giá cao, dẫn tới nhu cầu tiếp nhận từ phía Nhật Bản luôn cao hơn nhiều so với số lượng ứng viên đang được đào tạo ở mỗi khóa. 

Ông Doãn Mậu Diệp lấy ví dụ, điển hình như khóa 4 có 210 ứng viên đang trong thời gian đào tạo tiếng Nhật 1 năm tại Việt Nam, thế nhưng nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở tiếp nhận Nhật Bản thông báo cho Việt Nam là 760 người.

Yêu cầu cao về tiếng Nhật đang là thách thức không nhỏ đối với các ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản làm việc.

“Nhu cầu tuyển dụng lớn hơn gấp 3 lần so với số ứng viên được đào tạo như trên không chỉ thể hiện Nhật Bản có nhu cầu tiếp nhận lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở mức cao, con số này còn thể hiện các ứng viên của chúng ta sau khi sang Nhật đã nỗ lực hết mình để xây dựng uy tín, hình ảnh của ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam trong lòng người dân Nhật Bản”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhận định.

Đề cập đến khả năng tiếp nhận của Nhật Bản, ông Momoi Ryusuke, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cũng thừa nhận nhu cầu tuyển dụng của các tổ chức chăm sóc sức khỏe tại Nhật hiện đang rất lớn, do đó nhu cầu luôn lớn hơn nhiều so với số lượng tuyển dụng.

“Các cơ sở ở Nhật đánh giá cao tính chuyên cần, tinh thần ham học hỏi và sự nhiệt tình của các ứng viên Việt  Nam. Bên cạnh đó, các ứng viên Việt Nam cũng rất hòa nhập với văn hóa, hòa đồng với đồng nghiệp. Hầu hết các cơ sở tiếp nhận ở Nhật Bản đều hoan nghênh các ứng viên Việt Nam sẽ thi đỗ trong các kỳ thi lấy chứng chỉ điều dưỡng quốc gia Nhật Bản để ở lại làm việc lâu dài. Chúng tôi rất kỳ vọng vào các ứng viên Việt Nam kể cả về số lượng, lẫn chất lượng”, ông Momoi Ryusuke cho biết.

Tại sao nhu cầu từ phía Nhật Bản còn rất lớn, trong khi số lượng ứng viên Việt Nam đưa đi còn khiêm tốn? Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Viết Hương, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, phía Việt Nam đánh giá rất cao việc phía Nhật Bản tăng dần số lượng ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Việc này xuất phát từ 2 phía, trước tiên là nhu cầu của các cơ sở chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản, thứ hai là chất lượng ứng viên Việt Nam được đánh giá cao.

Tuy nhiên, chương trình này là triển khai Hiệp định đối tác chiến lược, ngân sách ở cả 2 phía Việt Nam và Nhật Bản dành cho các ứng viên cũng hạn chế. Các ứng viên đi theo chương trình này sẽ được hỗ trợ về đào tạo, ăn ở, vé máy bay, visa…

Chính vì hạn chế về ngân sách nên số lượng thấp hơn so với nhu cầu. “Phía Bộ LĐ-TB&XH đã trao đổi với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và các cơ quan chức năng của Nhật Bản làm thế nào để theo hướng bên cạnh những ứng viên được ngân sách hỗ trợ, phải tạo điều kiện cho các ứng viên điều dưỡng, hộ lý đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, tiếng Nhật có cơ hội sang làm việc tại Nhật Bản trong thời gian tới”, ông Nguyễn Viết Hưng cho biết.

Một trong những thách thức lớn khiến cho số lượng ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản còn khiêm tốn, đó chính là yêu cầu rất cao về trình độ tiếng Nhật.

Theo ông Vũ Trường Giang, Trường phòng Nhật Bản - châu Âu và Đông Nam Á, Cục Quản lý lao động ngoài nước thì yêu cầu ngoại ngữ cao là rào cản lớn đối với các ứng viên Việt Nam. Đề cập đến vấn đề này, đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cũng khẳng định yêu cầu đối với các ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản rất chặt chẽ.

Theo vị đại diện này thì, các ứng viên muốn được thi chứng chỉ điều dưỡng quốc gia theo con đường du học thì hoặc học tại các trường điều dưỡng ở Nhật Bản, nếu học ở các trường ngoài còn bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng Nhật N1. Đây là mức rất khó vì khả năng tiếng Nhật chẳng khác gì người bản địa.

Phan Hoạt

Đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch sau chiến thắng thuyết phục trước Thái Lan. Sau giải đấu này, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cũng như cá nhân huấn luyện viên Kim Sang-sik sẽ có thêm nhiều sự gợi ý, định hướng về định hướng chiến lược cho năm 2025 và xa hơn nữa.

Ngày 6/1, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương đã có buổi khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp trong CAND nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đảng bộ Cục An ninh chính trị nội bộ (ANCTNB).

Từ năm 2023 đến khi bị bắt, những kẻ phạm tội đã câu kết với nhau thành lập các hội nhóm trên mạng xã hội để tạo lập, thu thập và mua bán thông tin tài khoản ngân hàng trái phép của hàng nghìn người trên địa bàn huyện Thạch Thành, Thanh Hóa và các tỉnh thành trên cả nước, sau đó bán lại cho người khác, thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.

Ngày 5/1, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ thành công 1 đối tượng về hành vi Mua bán trái phép chất ma túy, tang vật thu giữ 6 bánh heroin và 12 nghìn viên ma túy tổng hợp.

Chiều 6/1, đoàn xe đón đội tuyển bóng đá Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài, sau đó di chuyển qua nhiều tuyến phố, rất đông người hâm mộ đón chào thầy trò HLV Kim Sang Sik. Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng bảo đảm an ninh trật tự và TTATGT cho lộ trình đón đoàn từ sân bay Nội Bài về Văn phòng Chính phủ.

Năm 2025, các ngân hàng và các chuyên gia kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động sẽ ổn định đi ngang do quá trình hạ lãi suất, nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương đang bắt đầu và sẽ tiếp diễn; mặt bằng lãi suất cho vay duy trì ở ngưỡng thấp, tuy nhiên, vẫn có sự phân hóa.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文