Doanh nghiệp lập lờ, nông dân chịu thiệt

09:29 16/10/2008
Đại diện Hội Nông dân (HND) xã Xuân Châu, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định gửi đơn đến Báo CAND về việc Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Lam Sơn (Công ty Lam Sơn), Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thế Hợp không thực hiện đúng việc khuyến mại theo phiếu Hỗ trợ mua hàng đã phát khi thực hiện hợp đồng mua bán phân bón.

Đồng thời khi sử dụng phân bón NS, năng suất giảm. Việc mua bán diễn ra từ năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Bên bán: không chịu trách nhiệm

Sau khi nhận đơn kiến nghị của HND xã Xuân Châu, chúng tôi có trao đổi với Công ty Lam Sơn. Trong Công văn số 125/CV-LS do ông Nguyễn Như Sơn, Giám đốc Công ty Lam Sơn ký, nêu: Năm 2007, thực hiện chủ trương liên kết "4 nhà", Công ty Lam Sơn phối hợp với HND huyện Xuân Trường cung ứng phân bón NPK Con Ó, Công ty Thế Hợp cung ứng phân bón NS Hồng Kông.

Để nông dân hiểu và biết về cách sử dụng phân bón, hai công ty phối hợp với Trung tâm khảo nghiệm khuyến nông tỉnh Thái Bình giới thiệu cách sử dụng hai loại phân bón (vì phân bón NS không thể bón độc lập mà bắt buộc phải kết hợp với phân hóa học khác). Trong các hội nghị tập huấn, Công ty Thế Hợp đều thông báo tặng mỗi đại biểu về dự 2,5kg phân bón NS (khi đi mua hàng phải mang theo phiếu Hỗ trợ mua hàng để đối trừ). Trong đợt hội thảo tại HND huyện Xuân Trường có 9 xã được tập huấn, số phiếu tặng quà thu về 715.

Công ty Thế Hợp nhờ Công ty Lam Sơn trả hộ số quà trên là 715x2,5kg = 1.785,5kg. Trong đó HND xã Xuân Châu được thanh toán 154 phiếu x 2,5kg= 385kg. Việc thanh toán quà tặng cứ mỗi phiếu được Công ty Thế Hợp trả 2,5kg. Trong quá trình thanh toán, chỉ có HND xã Xuân Châu không thanh toán theo phương thức trên mà nông dân mua một bao NS được đối trừ 2,5kg.

Công ty Lam Sơn cho rằng, khiếu nại của HND xã Xuân Châu xuất phát từ nguyên nhân: Ban Thường vụ HND xã Xuân Châu không nắm được nội dung chi trả quà tặng cho đại biểu theo tinh thần thông báo của Công ty Thế Hợp tại buổi tập huấn.

Trong quá trình chi trả, không tham khảo ý kiến của HND huyện Xuân Trường và không liên hệ với Công ty Thế Hợp để được giải thích. HND xã Xuân Châu tìm đến Công ty Lam Sơn quá chậm trễ, khi phiếu Hỗ trợ mua hàng Công ty Thế Hợp nhờ Công ty Lam Sơn trả hộ đã quyết toán xong.

Ngoài ra, Công ty Thế Hợp thiếu sót khi trong phiếu Hỗ trợ mua quà sử dụng câu chữ không rõ ràng. Phiếu Hỗ trợ mua hàng do Công ty Thế Hợp phát cho các đại biểu, vì vậy công ty này phải có trách nhiệm cùng với HND xã Xuân Châu bàn bạc cách giải quyết.

Cũng trong công văn này, Công ty Lam Sơn cho biết sau hơn 1 năm phối hợp với Công ty Thế Hợp tiến hành làm các mô hình khảo nghiệm trên các loại cây trồng khác nhau dưới sự theo dõi của Trung tâm khảo nghiệm khuyến nông Thái Bình và đưa sản phẩm phân bón NS ra thị trường, công ty này nhận thấy sản phẩm phân bón NS Hồng Kông chất đảm bảo, năng suất cây trồng ổn định, có khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ khá tốt.

Tuy nhiên, đây là phân hữu cơ sinh học nên không thể bón độc lập mà phải kết hợp với các loại phân vô cơ khác, quy trình chăm bón phức tạp, rườm rà chưa phù hợp với tập quán canh tác của nông dân. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư không thấp hơn các loại phân bón trong nước sản xuất, là phân hữu cơ sinh học nên thời gian sử dụng ngắn, nếu để quá hạn chất lượng không đảm bảo.

Vì thế, từ cuối năm 2007, Công ty Lam Sơn đã chính thức trả lại hàng gửi kho và không ký hợp đồng bán hàng với Công ty Thế Hợp.

Không được để nông dân chịu thiệt

Căn cứ theo địa chỉ ghi trên phiếu Hỗ trợ mua hàng, chúng tôi đã tìm đến địa chỉ 93A Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội và được biết Công ty Thế Hợp đã chuyển đi từ năm trước. Liên hệ với tổng đài để tìm địa chỉ hai số điện thoại in trên phiếu, chúng tôi nhận được câu trả lời "không có số điện thoại này".

Trong hợp đồng kinh tế số 01/2007 HĐKT giữa Công ty Lam Sơn và HND huyện Xuân Trường, HND xã Xuân Châu không có điều khoản ràng buộc về việc tặng quà khuyến mại.

Tuy nhiên, HND xã Xuân Châu đã xuất trình phiếu Hỗ trợ mua hàng trong đó ghi "Nhân dịp Công ty TNHH TM&SX Thế Hợp tổ chức chương trình tập huấn và giới thiệu phân bón NutriSmirt (NS), sản phần cao cấp đến từ Hồng Kông. Công ty chúng tôi xin kính tặng 2,5kg phân bón NS cho mỗi bà con khi mua 1 bao phân NS khối lượng 25kg". Cũng trên tờ phiếu này ghi rõ hiệu lực đến ngày 22/2/2007.

Căn cứ vào nội dung này, nếu nói như Công ty Lam Sơn rằng Công ty Thế Hợp sử dụng câu chữ không rõ ràng là không đúng, có chăng khi phổ biến cách thức nhận quà không cặn kẽ, dẫn đến hiểu lầm. Trong khi đó, theo quan điểm của Công ty Lam Sơn thì việc giải quyết không thuộc trách nhiệm của công ty này mà phải là Công ty Thế Hợp.

Tuy nhiên, đó chỉ là quan điểm để rũ bỏ trách nhiệm. Bởi, nếu nói về vấn đề chất lượng phân bón NS, Công ty Lam Sơn không nghiên cứu, xem xét kỹ trước khi bán cho nông dân. Chỉ đến khi đã qua sử dụng, thấy có nhược điểm thì công ty này mới trả lại hàng và ngừng ký hợp đồng với Công ty Thế Hợp.

Cuối cùng, người chịu thiệt vẫn là nông dân. Bà con nông dân đã dùng phân bón do tin tưởng vào lời giới thiệu khi tập huấn. Công ty Lam Sơn cũng phải có trách nhiệm cùng Công ty Thế Hợp giải quyết đơn thư của HND xã Xuân Châu. Không thể để người nông dân phải chịu thiệt khi họ đã quá vất vả trên đồng ruộng

Cao Hồng - Việt Hà

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文