Đường dây buôn lậu hàng điện tử từ Australia về Việt Nam

16:14 18/06/2010
Thông qua Vũ, Hoàng nhận hàng điện tử không rõ xuất xứ nguồn gốc do Lâm chuyển từ Australia về TP HCM để tiêu thụ. Theo đó, Vũ có nhiệm vụ móc nối với các cán bộ Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất, chuyển hàng lậu ra khỏi sân bay giao cho Hoàng, Hoàng sẽ đi giao hàng và nhận tiền cho các đối tượng do Lâm chỉ định sẵn và bán cho các đối tượng khác.

Ngày 12/6, cơ quan CSĐT, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về buôn lậu xảy ra tại Cảng sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM, đồng thời ra lệnh bắt và khám xét khẩn cấp đối với 2 đối tượng liên quan là: Nguyễn Minh Hoàng (47 tuổi), ngụ tại Lô J, cư xá Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, TP HCM và Nguyễn Đức Vũ (35 tuổi), nhân viên Phòng dịch vụ khách hàng - Trung tâm khai thác sân bay Tân Sơn Nhất, thường trú tại số 378 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Phong, quận 7, TP HCM đang tạm trú tại số 5P2/E đường Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, TP HCM. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an còn ra lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của hai đối tượng Mai Phú Phong và Phạm Tiến Trung.

Khi bắt khám xét đối với Nguyễn Minh Hoàng, cơ quan CSĐT, Bộ Công an thu giữ 70 triệu đồng, 2 ĐTDĐ mà Hoàng dùng để liên hệ với các đối tượng có liên quan, các chứng từ thể hiện việc Hoàng mua đĩa nhạc từ Bến Thành Audio chuyển sang Australia cho Đỗ Thanh Lâm, đại diện của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam tại Australia; là em vợ của Hoàng.

Tại cơ quan điều tra, Hoàng khai nhận: Từ đầu năm 2007, Hoàng nhận đôla Australia (AUD) do Lâm chuyển về từ Australia để đưa cho các đối tượng theo yêu cầu của Lâm. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12/2009, số tiền được chuyển lên tới khoảng 1 triệu AUD. Ngoài ra, thông qua Vũ, Hoàng nhận hàng điện tử không rõ xuất xứ nguồn gốc do Lâm chuyển từ Australia về TP HCM để tiêu thụ. Theo đó, Vũ có nhiệm vụ móc nối với các cán bộ Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất, chuyển hàng lậu ra khỏi sân bay giao cho Hoàng, Hoàng sẽ đi giao hàng và nhận tiền cho các đối tượng do Lâm chỉ định sẵn và bán cho các đối tượng khác.

Cụ thể, Hoàng đã liên hệ với Phạm Tiến Trung để bán và được hưởng chênh lệch 47,5 triệu đồng. Việc bán hàng lậu của Hoàng diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5/2010 với 810 đơn vị hàng; mỗi tháng Hoàng được trả công 10 triệu đồng nên trong cả quá trình, Hoàng đã thu lợi bất chính khoảng 70 triệu đồng.

Đối với Nguyễn Đức Vũ, cơ quan CSĐT, Bộ Công an đã phát hiện và thu giữ 20.000 USD, ĐTDĐ mà Vũ đã sử dụng để liên lạc với Đỗ Thanh Lâm, Lê Đức Tố Yên (là đại diện của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam tại Australia).

Quá trình điều tra cho thấy, từ tháng 8/2002 đến ngày 30/5/2010, Vũ đã nhận vận chuyển hàng lậu cho Lâm với số lượng lớn từ khu hành lý khách quốc tế ra ngoài sân bay. Để đi qua khu vực máy soi của Hải quan và An ninh sân bay mà không bị kiểm soát bắt giữ, mỗi lần vận chuyển, Vũ đều đưa tiền hối lộ cho một số cán bộ Hải quan sân bay đang làm nhiệm vụ từ 1 đến 2 triệu đồng/kiện hàng hóa (mỗi lần Vũ vận chuyển từ 5-9 kiện hàng), có lần Vũ đưa hối lộ tới 12 triệu đồng.

Theo Vũ khai nhận, việc đưa hối lộ cho Hải quan sân bay đều do Lâm sắp đặt và có quy ước riêng và diễn ra liên tục từ 2 đến 3 lần/tuần. Bước đầu, Vũ khai nhận, tổng số tiền công vận chuyển hàng lậu nhận được từ Lâm là trên 200 triệu đồng.

 Đây là vụ án rất phức tạp, có liên quan đến nhiều đối tượng trong, ngoài nước và một số cán bộ công tác trong hai ngành Hàng không, Hải quan… Hiện tại, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm chỉ đạo cơ quan CSĐT cùng các đơn vị nghiệp vụ liên quan tập trung điều tra mở rộng vụ án, truy tìm vật chứng để sớm đưa các bị can ra xét xử

Phương Nam

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文