Gần 14.000 nhân viên khách sạn phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC

19:11 05/11/2017
Ước tính có gần 14.000 lao động ngành khách sạn sẽ phục vụ cho các nhà lãnh đạo, chính khách, doanh nghiệp... của 21 nền kinh tế thành viên tham gia Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng.

Nguồn tin từ Ban Thư ký APEC 2017 cho biết, 10.000 đại biểu của 21 nền kinh tế sẽ tham dự các sự kiện trong Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng. Những đại biểu này đã được bố trí nghỉ tại gần 600 khách sạn, resort ven biển ở Đà Nẵng với khoảng 13.000 phòng.

Một khu khách sạn cao cấp được sử dụng để phục vụ các nhà lãnh đạo APEC.

Việc bố trí khách sạn phục vụ các đoàn nguyên thủ, đại biểu quốc tế và phóng viên cũng đã được ngành du lịch thành phố Đà Nẵng, Tiểu ban lễ tân, Tiểu ban vật chất hậu cần và Ủy ban Quốc gia APEC hoàn tất. 

Công tác đảm bảo an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành du lịch thành phố chuẩn bị chu đáo.

Các nhân viên phục vụ APEC đều được tập huấn kỹ năng chiêu đãi một cách thuần thục nhất.

Để phục vụ tốt các đại biểu APEC, ngoài việc đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, Sở Du lịch Đà Nẵng đã phối hợp với các đơn vị tổ chức 10 lớp tập huấn chia sẻ các thông tin liên quan đến sự kiện APEC, văn hóa phong tục của các nước, nguyên tắc lễ tân ngoại giao, các tình huống thường gặp trong phục vụ APEC cho các cơ sở lưu trú; trong đó có mời trực tiếp các bộ phận nghiệp vụ từng tham gia phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC 2006 tại Hà Nội vào Đà Nẵng chia sẻ kinh nghiệm phục vụ các đoàn khách nguyên thủ.

Đà Nẵng đã sẵn sàng làm hài lòng các nhà lãnh đạo APEC cùng 10.000 quan khách.

Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng nói: " Sở Du lịch Đà Nẵng cũng đã gửi đến bộ khung tiêu tiêu chuẩn phục vụ khách Tuần lễ cấp cao APEC, trong đó nhấn mạnh các lưu ý về tâm lý và quy trình phục vụ. Phương châm phục vụ là nhanh và làm sao quan khách đạt được mức độ hài lòng cao nhất”.

Nhóm PV APEC

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文