Giá nguyên liệu giảm, vì sao giá sữa không giảm?

07:53 19/09/2015
Dư thừa nguồn cung, giá sữa nguyên liệu thế giới liên tục giảm và đã có thời điểm xuống thấp nhất trong vòng 12 năm qua. Song, nghịch lý của thị trường sữa Việt Nam- nơi nhập khẩu tới 80% nguồn nguyên liệu từ thế giới- vẫn tiếp tục “neo” giá.


Theo số liệu được Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp, Bộ Công thương công bố, trong tháng 8/2015, giá nguyên liệu sữa trên thị trường thế giới giảm mạnh từ 12% - 20%, trong đó giảm nhiều nhất tại thị trường châu Úc, với biên độ giảm từ 30% - 35% so với tháng trước.

Cụ thể, tại thị trường châu Âu, giá sữa bột gầy (1,25% bơ) tiếp tục giảm 75 - 225 USD/tấn, còn 1.650 - 1.925 USD/tấn (FOB); giá sữa bột nguyên kem 26% bơ giảm 125 - 400 USD/tấn, còn 1 900 - 2.475 USD/tấn (FOB). Giá bột whey là 650 - 850 USD/tấn, giảm 150 USD/tấn so với tháng trước.

Tại thị trường châu Úc, giá sữa bột gầy (1,25% bơ) giảm 400 - 450 USD/tấn, xuống còn 1.325 - 1.700 USD/tấn (FOB); giá sữa bột nguyên kem 26% bơ giảm 300 - 525 USD/tấn, xuống 1.450 - 2.000 USD/tấn (FOB).

Nguyên nhân của việc sữa nguyên liệu giảm được cho là do nguồn cung sữa hiện vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Tại châu Úc, sản lượng sữa tiếp tục tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2014, khiến nguồn cung sữa khu vực này dư thừa, giá sữa giảm mạnh.

Dự báo, nguồn cung sữa sẽ tiếp tục dồi dào cho đến hết năm 2015, đặc biệt áp lực dư cung ở châu Úc sẽ khiến giá sữa thế giới có thể tiếp tục giữ ở mức thấp trong tháng tới. Song điều đáng nói là thị trường sữa trong nước hầu như không hề ghi nhận sự giảm giá nào của các doanh nghiệp sữa, nhất là những sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi - mặt hàng được đưa vào danh mục bình ổn giá của Chính phủ.

Hiện, tính trung bình giá 1kg sản phẩm thì giá sữa của tất cả nhãn hàng tại Việt Nam đều đang cao hơn khoảng 14% so với Thái Lan, 24% so với Philippines, 46% so với Malaysia và 60% so với Indonesia. Cụ thể 1kg sữa thành phẩm ở Việt Nam có giá 16 USD; trong khi Thái Lan là 14 USD/kg; Philippines là 12,9 USD/kg còn Malaysia là 10,9 USD/kg…

Doanh nghiệp mượn cớ chi phí tăng để không giảm giá sữa.

Vấn đề đặt ra là giá sữa, dù cao, nhưng đã được các doanh nghiệp thực hiện theo đúng giá trần của Bộ Tài chính đề ra. Theo đó, kể từ khi áp trần giá sữa đến nay, các doanh nghiệp (tạm cho là) đã thực hiện đúng quy định trần của Bộ Tài chính, nên không việc gì phải giảm giá dù giá nguyên liệu đầu vào có giảm đến đâu nữa.

Điều này đồng nghĩa với vô hình trung, việc áp trần đã “bảo hộ” giá cho các doanh nghiệp: chỉ cần đúng trần, không cần biết đắt đến đâu, cao thế nào, vì cái đó có… người tiêu dùng chịu. Ngoài ra, có một điều rất nghịch lý đó là dù sữa nguyên liệu giảm, nhưng sữa nhập khẩu thành phẩm (nguyên hộp) khi kê khai giá nhập khẩu tại Hải quan vẫn không hề giảm, mà giữ ổn định hàng năm nay. Trong khi số lượng sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp này chiếm tới 70% tổng số hơn 700 dòng sữa nằm trong danh mục kê khai giá, tương đương với khoảng hơn 500 dòng sữa.

Đây là nghịch lý mà dư luận đặt ra đề nghị các cơ quan chức năng phải nghiên cứu kỹ để có biện pháp xử lý, vì hiện nay, cơ quan quản lý giá chỉ có thể kiểm soát thị trường trong nước, không thể kiểm soát giá thành các sản phẩm thành phẩm ở nước ngoài, nên khi doanh nghiệp giữ nguyên giá kê khai nhập khẩu tại Hải quan, thì không có lý do để bắt họ giảm giá bán lẻ trong nước. Riêng với 200 dòng sữa còn lại, đa số điều nhập nguyên liệu từ nước ngoài về, song cho đến nay, dù nguyên liệu ngoại nhập giảm, giá sữa vẫn “án binh bất động”.

“Nguyên liệu giảm nhưng sữa thành phẩm nhập khẩu không giảm”

- Giá sữa nguyên liệu giảm, tại sao giá sữa trong nước không giảm?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Qua theo dõi, cập nhật thông tin giá chào bán một số loại nguyên liệu (sữa bột gầy, sữa nguyên kem) của thị trường Tây Âu, châu Úc cho thấy giá loại nguyên liệu tại hai thị trường này có xu hướng giảm khoảng 20%. Tuy nhiên, mức giá này là mức giá chào bán, trên thực tế các doanh nghiệp sản xuất sữa phải thực hiện việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng nên đều có độ trễ từ khi mua nguyên liệu đến sản xuất, lưu thông sữa thành phẩm ra thị trường.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, nguyên liệu sữa nhập khẩu về Việt Nam của các công ty trong nước rất nhiều loại được nhập từ 25 quốc gia. Các nguyên liệu nhập khẩu không chỉ để sản xuất sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, mà còn được sử dụng để sản xuất các mặt hàng khác như bánh kẹo, nước hoa quả, sữa cho phụ nữ mang thai, người già...

Riêng với nguyên liệu nhập khẩu dùng trong việc sản xuất sữa, có loại giảm, có loại tăng. Đặc biệt, đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, tới 70% là các sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp, nhưng giá thành kê khai tại Hải quan của các doanh nghiệp từ tháng 6 năm 2014 đến nay nhìn chung là ổn định. Do vậy, giá sữa nhập khẩu thành phẩm khi nhập về Việt Nam không tác động đến giá bán trong nước. Đây cũng là nghịch lý mà dư luận đặt ra, các cơ quan chức năng cũng phải nghiên cứu kỹ để có biện pháp xử lý.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính).

-Trước tình trạng sữa nguyên liệu giảm mạnh mà giá sữa trong nước không giảm, Bộ Tài chính sẽ có biện pháp gì để giải quyết?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Hiện nay chúng tôi theo dõi sát sao diễn biến giá sữa nguyên liệu qua thông tin của cơ quan Hải quan để có biện pháp phù hợp. Mặt khác, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành chức năng thường xuyên rà soát, kiểm tra việc xác định giá tối đa, kê khai giá các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân tính toán, phân bổ chi phí hợp lý theo hướng dẫn thực hiện biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân khi thực hiện sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá phải thực hiện việc xác định giá tối đa. Cụ thể, các tổ chức phải xác định các khoản chi phí trong cơ cấu giá sản phẩm theo quy định về phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ của Bộ Tài chính đã ban hành.

Sau khi xác định theo quy định trên, phải thực hiện so sánh với sản phẩm tương quan (sản phẩm đã được xác định giá tối đa) để xác định mức giá tối đa cho sản phẩm của mình chuẩn bị đưa ra thị trường. Mức giảm tối đa tại bước này tiết giảm so với bước 1 khoảng 5-10%. Từ 1/6/2015 đến hết tháng 8/2015 có 39 sản phẩm mới ra thị trường và được xác định giá tối đa giảm từ 5-10% so với yếu tố hình thành giá…(Hà An)


Lệ Thúy

Không chỉ hưởng lợi từ bất ổn chính trị, giá vàng còn tăng do tâm lý kỳ vọng khi Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ đạt 3.000 USD/ounce vào năm 2025.

Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú: khu phố 8, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

Ngày 19/11, Công an tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Công an tỉnh Lào Cai, Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai tiếp nhận đối tượng Quan Thị Nhạc, SN 1990, trú tại thôn Bản Lai, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang do Cục Công an Châu Hồng Hà, Công an huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bàn giao.

Càng về dịp cuối năm tình trạng sản xuất, buôn bán, tàng trữ pháo nổ càng gia tăng. Trên địa bàn TP Hải Phòng, đi kèm với tình trạng trên là hàng loạt những vụ nổ gây hậu quả đáng tiếc, thậm chí là thảm khốc…

Hội nghị Thượng đỉnh G20, diễn ra từ ngày 18-19/11 tại Rio de Janeiro, Brazil, đã khép lại với một bản tuyên bố chung chứa đựng nhiều cam kết quan trọng. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất vẫn là liệu những cam kết này có được hiện thực hóa hay không.

UBND tỉnh Thanh Hoá xử phạt Công ty TNHH Thương mại Song Dương (thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) vì để xảy ra vi phạm tại trang trại chăn nuôi quy mô 2.400 con heo nái theo công nghệ CP Thái Lan ở xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Phát huy hiệu quả hoạt động đối ngoại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Công an tỉnh Điện Biên với vai trò nòng cốt đã chủ động tham mưu, xây dựng các chương trình, kế hoạch hợp tác đối ngoại phù hợp với điều kiện thực tiễn, đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần vào ổn định tình hình an ninh trật tự (ANTT), xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, cùng hợp tác phát triển.

Thực phẩm chức năng giả, hoặc hàng xách tay, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xâm nhập thị trường, được quảng cáo trên mạng xã hội như “thần dược”, sai sự thật khiến người tiêu dùng bị đánh lừa. Nắm bắt nhu cầu thị trường, nhiều đối tượng còn sản xuất thực phẩm chức năng giả, đánh vào tâm lý muốn giảm cân nhanh chóng của khách hàng nên đã cho chất cấm vào thực phẩm chức năng.

Thời gian gần đây, không ít đối tượng mang nhiều tiền án ở ngoại tỉnh đã dạt về Cố đô Huế để… “kiếm ăn”. Tuy nhiên, do bám sát địa bàn nên ngay sau khi tiếp nhận tin báo tội phạm, Đội Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an TP Huế (Thừa Thiên Huế) đã kịp thời triệt phá, bắt giữ “nóng” nhiều ổ nhóm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản….

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文